Siêu Âm Thai Lưu Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Siêu Âm Thai Lưu Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 26, 2021

Thai lưu là một trong những tình trạng đáng tiếc và nguy hiểm nhất mà mẹ bầu có thể gặp. Để chẩn đoán chính xác, việc siêu âm thai lưu là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì thế qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích về phương pháp siêu âm thai lưu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bác sĩ tư vấn siêu âm có biết thai lưu không?

Khi đi khám thai, mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định siêu âm. Vì siêu âm thai được xem là một trong số những xét nghiệm sàng lọc đơn giản nhất, để kiểm tra sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Đặc biệt, thông qua siêu âm dị tật thai nhi định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe của bé. Hình ảnh sẽ được tạo ra từ sóng âm có tần số cao. Từ đó, bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng phát triển của thai nhi mà không cần sử dụng tia X.

sieu-am-thai-luu-1
Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể nhận biết tình trạng thai lưu

Siêu âm có biết thai lưu không? Siêu âm được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao trong việc chẩn đoán tim thai nhằm xác định thai lưu. Nếu bác sĩ siêu âm thai lưu thấy đầu thai méo mó, xuất hiện dấu hiệu hai vòng ở xương sọ do da đầu bong ra hay chồng khớp sọ, bờ túi ối không đều, hình ảnh túi ối bất tương xứng với tuổi thai, hết ối, nước ối ít và không nhận ra hoạt động của tim thai,… chứng tỏ thai đã chết lưu.

Hình ảnh siêu âm thai chết lưu sẽ mang đến cho bác sĩ góc nhìn rõ nét để chẩn đoán một cách chính xác. Hiện tượng thai lưu có thể được phát hiện khi tiến hành siêu âm ở thời điểm tam cá nguyệt thứ hai và ba của thai kỳ. Do đó, thai lưu sẽ được phân loại dựa trên số tuần có thai, cụ thể như sau:

  • Từ tuần 20 – 27 gọi là thai chết lưu sớm.
  • Từ tuần 28 – 36 xem là thai chết lưu muộn.
  • Sau tuần 37 gọi là thai chết lưu đủ tháng.
  • Lưu ý thêm, hiện tượng thai chết trước tuần 20 được gọi là sảy thai. Cách gọi thai lưu trong thời điểm này đôi khi được chấp nhận nhưng không chính xác.

Biểu hiện của cơ thể khi thai bị chết lưu

Để phát hiện được tình trạng thai lưu, mẹ bầu nên chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể, điển hình là:

  • Không còn nghe thấy nhịp tim khi siêu âm, tim thai bất thường.
  • Mẹ bầu không còn cảm giác thèm ăn hoặc triệu chứng ốm nghén như những tuần trước đó.
  • Bị xuất huyết ở âm đạo.
  • Bụng nặng nề, căng cứng.
  • Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, sốt cao.
  • Ngực tự động tiết ra sữa và không còn căng cứng.
  • Thai nhi không còn máy nữa hoặc cử động bất thường.
  • Bị chuột rút liên tục, đau dữ dội.
  • Dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng đã vỡ nước ối.

Nếu bạn đang đối mặt với những biểu hiện kể trên, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám, siêu âm thai lưu và xử ký kịp thời.

Phải làm gì khi siêu âm cho thấy thai đã chết lưu?

Trong trường hợp bác sĩ xác định thai đã chết lưu sau khi siêu âm, sẽ chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị. Thông thường, mẹ bầu được cung cấp thuốc để khởi động chuyển dạ, với mục đích đẩy thai lưu ra ngoài. So với việc phẫu thuật đây là cách thức an toàn hơn.

Mẹ bầu có thể chờ chuyển dạ tự nhiên, nếu không bắt buộc phải đưa trẻ ra ngoài ngay lập tức sau khi siêu âm thai lưu (do những biến chứng y khoa). Tuy nhiên, theo khuyến cáo việc sinh bé cần được thực hiện trong tương lai gần.

Mẹ bầu có thể quay trở về nhà từ 1 – 2 ngày sau khi siêu âm thai lưu, để suy nghĩ nên chọn chuyển dạ tự nhiên hay khởi phát chuyển dạ, không cần phải quyết định ngay lập tức. Thế nhưng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để chữa trị khi đã chọn lựa xong. Ngoài ra, trong một vài trường hợp nhất định để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng phương pháp sử dụng thuốc. Vậy hai phương pháp kể trên cụ thể như thế nào?

Khởi phát chuyển dạ

Việc sử dụng thuốc để khởi phát chuyển dạ là điều bắt buộc, thậm chí phải áp dụng ngay lập tức nếu mẹ bầu đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, điển hình như:

  • Mắc chứng tiền sản giật nặng.
  • Bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Gặp hiện tượng vỡ ối non.

Một số cách để khởi phát chuyển dạ là đặt viên thuốc hay loại gel đặc hiệu vào trong âm đạo, uống trực tiếp hoặc truyền qua đường tĩnh mạch cánh tay.

Chuyển dạ tự nhiên

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu thường quy sau mỗi 48 giờ, nếu chọn phương pháp chờ chuyển dạ tự nhiên. Thế nhưng mẹ bầu cần cân nhắc kỹ, vì cách này làm tăng nguy cơ thai nhi thoái hóa trong tử cung, hình dạng của bé khi sinh ra bị ảnh hưởng, khiến bác sĩ khó tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng chết lưu.

Trên đây là những tư vấn của bác sĩ về việc siêu âm thai lưu, mong rằng đã mang đến cho mẹ bầu thông tin hữu ích. Dù siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán tình trạng thai chết lưu hiệu quả, nhưng liệu có trường hợp nào bị nhầm lẫn không?

Có trường hợp nào siêu âm thai lưu bị nhầm không?

sieu-am-thai-luu-4
Khám lâm sàng quan trọng để chẩn đoán thai lưu

Trên thực tế vẫn có trường hợp bác sĩ chẩn đoán kết quả không chính xác sau khi siêu âm thai lưu, với những nguyên nhân chủ yếu là:

Tiến hành siêu âm và chẩn đoán khi thai nhi còn quá nhỏ (≤ 8 tuần), nên khá khó nhận định một cách chính xác. Xuất phát từ việc mẹ bầu thấy mình trễ kinh 1 tháng, tức là đã mang thai khoảng 8 tuần, nên bác sĩ nghĩ sẽ có tim và phôi thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có kinh nguyệt không đều dẫn đến tuổi thai trên thực tế nhỏ hơn (khoảng 5 – 6 tuần) và đương nhiên tại thời điểm này phôi thai chưa xuất hiện. Từ đó, kết quả chẩn đoán thai lưu của bác sĩ bị nhầm. Ngoài ra, phôi thai mới hình thành còn quá nhỏ hoặc nằm trong góc của túi thai, khiến bác sĩ không thể quan sát được qua phương pháp siêu âm.

Bác sĩ quá vội vàng trong quá trình chẩn đoán cũng như thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, làm kết quả siêu âm thai lưu không chính xác. Thông thường, sau tuần 20 của thai kỳ, quá trình siêu âm thai lưu sẽ thật sự rõ nét.

Do đó, để tránh tình trạng siêu âm nhầm thai lưu cũng như mang đến kết quả chính xác nhất cho thai phụ. Bác sĩ cần kết hợp kỹ thuật siêu âm với nhiều phương pháp khác, cụ thể như sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng trước thông qua các dấu hiệu thai lưu của mẹ bầu như:

Bụng không thấy to lên, triệu chứng thai nghén giảm, chảy máu âm đạo ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Thai lưu vào giai đoạn muộn sẽ xuất hiện những dấu hiệu như ngực tiết sữa non, không thấy thai đạp, ra máu đen âm đạo, bụng nhỏ dần.

Không thể nghe thấy tim thai khi dùng dụng cụ Doppler cầm tay.

Gặp khó khăn trong việc sờ nắn các phần của thai nhi.

Nhận thấy tử cung nhỏ hơn tuổi thai sau khi đo. Đặc biệt là qua hai lần đo, chiều cao tử cung bị giảm đi.

Khám cận lâm sàng

Bên cạnh kỹ thuật siêu âm thai lưu, bác sĩ có thể áp dụng thêm các phương pháp dưới đây để nâng cao độ chính xác khi chẩn đoán:

Xét nghiệm HCG: Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu nhằm đánh giá định lượng HCG khi nghi ngờ thai lưu. HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là Hormone được tiết ra từ hợp bào nuôi thai, có vai trò điều hòa quá trình mang thai, kích thích các tế bào mầm phát triển. Bên cạnh đó, HCG hỗ trợ hình thành giới tính thai nhi bằng cách tiết ra Hormone sinh dục. Nếu kết quả xét nghiệm HCG lần hai trong máu hoặc nước tiểu không tương xứng với tuổi thai hoặc thấp hơn lần đầu, rất có thể mẹ bầu đã bị sảy thai, thai lưu hay thai ngoài tử cung.

Định lượng Fibrinogen trong máu: Bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật này trước khi can thiệp lấy thai ra, nhằm đánh giá ảnh hưởng của em bé đến quá trình đông máu.

Thực hiện xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu: Bác sĩ có thể chỉ định cả vợ và chồng thực hiện thêm các xét nghiệm khác khi cần thiết.

Tóm lại, siêu âm thai lưu là phương pháp mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng, thế nên rất ít khi xảy ra sai sót. Tuy nhiên, chẩn đoán của bác sĩ chính xác hay không sẽ phụ thuộc lớn vào tuổi thai và trình độ chuyên môn. Do đó, mẹ bầu nên chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện siêu âm thai lưu.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ