Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trong thai kỳ, sở thích ăn uống của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi khác lạ. Chị em có thể thèm bất kỳ thứ gì như kem, dưa chua, mứt dâu, cá hộp,… và cả những món ăn cay. Thế tại sao thai phụ lại thèm ăn cay? Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo các chuyên gia, cảm giác thèm ăn cay chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi của Hormone khi chị em mang thai. Bên cạnh đó, vì khẩu phần của thai phụ thường giàu dinh dưỡng, đôi khi sẽ gây ngán. Vì thế, nhằm cân bằng khẩu vị, mẹ bầu sẽ có xu hướng muốn ăn cay để dùng bữa ngon miệng hơn. Ngoài ra, dân gian còn cho rằng nếu mẹ bầu thèm ăn cay tức là đang mang thai bé trai. Tuy nhiên, điều này chưa được khoa học chứng minh. Với những lý giải ở trên, mẹ bầu đừng quá hoang mang khi cảm giác thèm ăn cay bất ngờ ập đến nhé.
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều tin đồn cho rằng mẹ bầu ăn nhiều ớt trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng sinh non hoặc em bé ra đời dị dạng. Tuy nhiên, những thông tin trên chưa chính xác. Thực tế cho thấy tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, các mẹ bầu vẫn ăn các món cay nóng nhưng không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến em bé trong bụng, con yêu vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thai nhi hoàn toàn không chịu tác động tiêu cực khi mẹ bầu ăn món cay nóng. Vì chỉ có một lượng rất nhỏ thức ăn có thể tiến vào vùng nước ối. Mặt khác, vị cay đôi khi thẩm thấu một lượng nhỏ vào dịch ối. Lúc này, em bé đã phát triển có thể nếm và cảm nhận được.
Do đó, sức khỏe của thai nhi vẫn được đảm bảo, thậm chí hỗ trợ con yêu nhận biết vị cay nếu mẹ bầu dùng những món ăn cay nóng đúng cách. Thắc mắc bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không đã được giải đáp. Thế đối với thai phụ thì sao, liệu sức khỏe có bị ảnh hưởng? Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.
Nếu thai phụ ăn quá nhiều món ăn cay sẽ gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, điển hình như sau:
Trong thời kỳ mang thai có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón. Đó có thể là sự thay đổi Progesterone, các dây trong thành ruột co giãn, lỏng lẻo hoặc trọng lượng của em bé tác động lên ruột,… Ngoài ra, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều đồ cay nóng cũng dễ gây ra chứng táo bón.
Trường hợp không khắc phục được sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Thậm chí khi tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng, thai phụ phải dùng nhiều lực để đại tiện tạo ra áp lực cho vùng bụng. Điều này, khiến con yêu trong tử cung dễ bị thiếu máu. Từ đó, tiềm ẩn nhiều rủi ro như sinh non, dị tật thai nhi, huyết áp tăng cao,…
Dù thức ăn cay nóng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh non. Tuy nhiên, nếu chị em ăn món cay quá mức trong lúc mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sớm nguy hiểm như tần suất con gò nhiều hơn, chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút, tiêu chảy và dẫn đến sinh non.
Trong đồ ăn cay nóng theo nghiên cứu có chứa Capsaicin không tốt cho thực quản, niêm mạc hầu họng, vì chúng gây co mạch, khởi phát những cơn đau ở tuyến tụy và túi mật. Hơn nữa, nếu mẹ bầu có tiền sử viêm loét dạ dày thì Capsaicin lại càng nguy hại.
Nội tiết tố của chị em thay đổi khá nhiều khi mang thai. Sự biến đổi bên trong cơ thể mẹ là nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó, nếu thai phụ thường xuyên ăn đồ cay nóng cũng là một tác nhân điển hình, ảnh hưởng đến nội tiết tố. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng nổi mụn, nám da do lượng nhiệt tăng cao.
Khi mẹ bầu ở giai đoạn cuối của thai kỳ, em bé sẽ chiếm nhiều chỗ hơn làm tăng nước dạ dày, mất nắp trong khí quản dẫn đến chứng ợ nóng. Lúc này, nếu chị em ăn nhiều thực phẩm cay nóng, tình trạng ợ nóng sẽ nặng hơn vì làm gia tăng Axit trong dạ dày.
Như đã phân tích ở trên bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi một cách gián tiếp. Do đó, chị em cần áp dụng khẩu phần sao cho khoa học và cân đối, không nên lạm dụng các món ăn cay nóng. Tuy nhiên, món ăn cay cũng có một số lợi ích nhất định trong thai kỳ, điều đó sẽ được thể hiện ở phần tiếp theo.
Bên cạnh những tác hại do việc ăn cay trong thai kỳ gây ra vẫn có nhiều lợi ích nhất định, cụ thể như:
Capsaicin là chất có rất nhiều trong các gia vị cay, điển hình như ớt. Capsaicin cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng trưởng của em bé, mang đến tác dụng tăng cường tim mạch, trao đổi chất, chống đau tự nhiên. Thai nhi khi tiếp nhận chất này sẽ hình thành khả năng chịu đựng trước Capsaicin, đồng thời tạo điều kiện cho vị giác phát triển, sẵn sàng dung nạp những mùi vị khác khi chào đời.
Capsaicin còn được biết đến với công dụng đốt cháy chất béo và gia tăng khả năng trao đổi chất. Mẹ bầu dùng những món ăn có vị cay giúp việc hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình đốt cháy và dung nạp calo được tối ưu hơn.
Capsaicin theo một số nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chất này sẽ ngăn chặn quá trình hình thành tế bào ung thư, đồng thời kiềm hãm sự phát triển của chúng.
Bạn thấy đấy bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi nếu tiêu thụ quá mức. Thế nhưng, khi chị em hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và ăn cay một cách hợp lý, những món này vẫn sẽ mang đến hiệu quả hữu ích.
Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào cách ăn. Để không chịu tác động xấu từ những món cay nóng, mẹ bầu hãy:
Chọn mua và dùng các loại gia vị cay có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng và được cơ quan thẩm quyền chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tránh sử dụng những loại gia vị cay dạng lỏng, vì trong thành phần có thể chứa bột gạch, không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Thai phụ có thể sử dụng những gia vị cay tốt như hạt tiêu, kim chi, sốt cà ri, mù tạt, ớt,… Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng sao cho hợp lý và dùng đúng cách.
Trong quá trình ăn đồ cay nóng, mẹ bầu nên dùng kèm với mật ong hoặc sữa tươi nhằm giảm bớt sự gia tăng nội nhiệt tại họng và ngực.
Khi chế biến món ăn chỉ nên sử dụng một loại gia vị cay, ví dụ như đã dùng ớt thì không thêm tiêu,… Bên cạnh đó, chị em cần dung hòa khẩu phần ăn để phòng ngừa chứng táo bón, nóng đường ruột, dạ dày,…
Mẹ bầu cũng nên lưu ý đến việc ăn cay trong từng giai đoạn cụ thể của thai kỳ, cụ thể là: