Thai Nhi 1 Tuần Tuổi Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Mẹ Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi 1 Tuần Tuổi Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Mẹ Nên Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 6, 2021

Ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều vô cùng quan trọng, đòi hỏi chị em phải trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết. Ngay cả khi thai nhi 1 tuần tuổi, bạn cũng nên biết cách chăm sóc bản thân sao cho hợp lý và khoa học. Vì thế, hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá quá trình phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi, sự thay đổi của mẹ bầu và nhận những lời khuyên từ bác sĩ trong bài viết này nhé!

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Tại thời điểm này thai nhi 1 tuần tuổi vẫn chưa có bất kỳ biểu hiện rõ ràng nào cho thấy sự hình thành về kích thước và hình dáng. Thế nhưng các nhà khoa học vẫn tính là một giai đoạn trong quá trình phát triển của bào thai. Trên thực tế, tuần đầu tiên của thai kỳ chính là tuần nguyệt san của mẹ. Do đó, giai đoạn này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên bắt đầu chuẩn bị và lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ sao cho thuận lợi nhất.

thai-nhi-1-tuan-tuoi-1
Thai nhi 1 tuần tuổi

Ngày dự sinh sẽ được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Thai kỳ có thể kéo dài đến 42 tuần ở một số phụ nữ sinh muộn. Trường hợp này được gọi là thai già tháng hoặc thai quá ngày. Các mốc thời gian mang thai cơ bản gồm có:

  • Ngày 1: Chính là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Ngày 14: Xảy ra quá trình rụng trứng (tùy vào chu kỳ kinh nguyệt của từng ngày có thể muộn hoặc sớm hơn).
  • Kể từ khi trứng rụng trong vòng 24 giờ, thông qua quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trứng sẽ gặp tinh trùng. Sau khi rụng trứng khoảng 5 – 6 ngày, trứng sẽ thụ tinh và di chuyển vào niêm mạc tử cung. Bạn chính thức mang thai từ lúc này, đây được gọi là quá trình làm tổ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 1 tuần tuổi

Mẹ bầu nên hiểu rõ về sự thay đổi của bản thân khi thai nhi 1 tuần tuổi, thông qua quá trình thụ tinh và những dấu hiệu đặc trưng, cụ thể gồm có:

Quá trình thụ tinh

Cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những sự thay đổi bên trong ở giai đoạn mới mang thai, còn bên ngoài vẫn chưa nhận thấy. Tại tuần thứ 1, các nang trứng trưởng thành chịu sự kích thích từ Hormone FSH (Hormone kích thích nang trứng). Vào khoảng ngày thứ 5, Hormone tạo hoàng thể (LH) tăng lên. LH sẽ hoạt động cùng với FSH nhằm kích thích các nang trứng. Trong mỗi nang trứng chứa một trứng và mỗi tháng như vậy chỉ có một nang noãn chiếm ưu thế để trứng rụng.

thai-nhi-1-tuan-tuoi-2
Quá trình thụ tinh diễn ra sau khi trứng rụng và gặp tinh trùng

Khi nang trứng đã trưởng thành, chúng sẽ tiến hành sản xuất ra một loại Hormone khác tên là Estrogen sở hữu hai chức năng. Estrogen khuyến khích niêm mạc tử cung dày lên. Bên cạnh đó, Estrogen sẽ kích hoạt sản xuất LH tăng đột biến khi đạt đến mức đủ cao. Sự gia tăng LH tạo điều kiện cho trứng từ noãn trưởng thành nhất xuyên qua thành buồng trứng để gặp tinh trùng may mắn. Thời điểm này thường xảy ra khoảng 24 – 36 giờ sau khi LH gia tăng, thường gọi là rụng trứng. Quá trình thụ tinh sẽ bắt đầu.

Dấu hiệu khi mang thai tuần đầu tiên

Nếu tính tuổi thai theo bác sĩ, chị em sẽ khó nhận biết được dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên. Thế nhưng nếu mẹ bầu tính tuổi thai kể từ ngày trứng thụ tinh thành công thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu nhất định sau quan hệ.

thai-nhi-1-tuan-tuoi-3
Trễ kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai

Điển hình như:

  • Máu báo thai: Khi trứng làm tổ ở thành tử cung sẽ tiết ra một ít máu.
  • Bầu ngực đau và căng, chuột rút: Triệu chứng tương tự như lúc sắp đến kỳ kinh nguyệt.
  • Tiết dịch âm đạo: Xảy ra ngay sau khi thụ thai, điều này liên quan đến sự tăng trưởng của các tế bào lót và dày lên của thành âm đạo.
  • Trễ kinh: Khi mới mang thai đây là triệu chứng rõ ràng và sớm nhất. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, không chỉ riêng việc mang thai.
  • Triệu chứng khác: Đau bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, táo bón, đau lưng, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt,…

Chúng ta vừa tìm hiểu xong những thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 1 tuần tuổi, cũng như sự phát triển của em bé trong giai đoạn này. Vậy bác sĩ có những lời khuyên bổ ích gì cho mẹ? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!

Những lời khuyên từ bác sĩ khi thai nhi 1 tuần tuổi

Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ cho mẹ khi thai nhi 1 tuần tuổi, liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, thăm khám,… cụ thể như sau:

thai-nhi-1-tuan-tuoi-4
Chị em nên khám sức khỏe thường xuyên để chuẩn bị cho việc mang thai

Chị em nên bàn bạc cùng chồng khi muốn mang thai

Thời điểm này rất quan trọng và cần phải chuẩn bị. Bạn nên trao đổi trực tiếp với chồng về mong muốn và cảm xúc của bản thân, từ đó cả hai sẽ có cách sống lành mạnh hơn, sẵn sàng cho việc mang thai.

Chú ý đến thói quen sống và chế độ dinh dưỡng

Nếu chị em thật sự muốn có em bé thì phải tránh tất cả các loại thức uống có cồn, đồ ăn sống, chất kích thích. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá ngừ, cá thu, trứng cá tầm muối, lươn vàng,… vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Tránh ăn phô mai mềm như Wensleydale, Bleu d’Auvergne, Bergader,… do các thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn Listeria Monocytogenes tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho mẹ và dẫn đến sảy thai. Bạn cũng đừng quên uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây khi thai nhi 1 tuần tuổi để cung cấp cho cơ thể nhiều Vitamin và khoáng chất có ích nhé.

Tập thể dục và ngủ đủ giấc

Khi chị em mong muốn mang thai, cơ thể khỏe mạnh là điều tiên quyết. Do đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Điều này cũng giúp vóc dáng của bạn thêm lý tưởng. Ngoài ra, nếu phái đẹp thiếu ngủ sẽ khó thụ thai và dễ mệt mỏi nếu có em bé.

Giữ tinh thần luôn vui vẻ

Quá trình có thai sẽ trở nên thuận lợi hơn khi giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Do đó, hai vợ chồng nên tạo ra một không khí lãng mạn để dễ đạt được khoái cảm khi “yêu”.

Đừng quên quan hệ tình dục đều đặn

Đa số chị em đều không thụ thai ở tuần đầu tiên của thai kỳ và trong kỳ kinh nguyệt, vẫn còn khoảng 14 ngày nữa mới đến ngày trứng rụng. Thế nhưng sẽ thật sai lầm nếu bạn không quan hệ đều đặn. Tinh trùng khi vào bên trong buồng trứng có khả năng sống đến 5 ngày. Do đó, bạn cũng có thể mang thai khi quan hệ tình dục vài ngày trước khi trứng rụng. Chị em lưu ý không nên dùng chất bôi trơn trong lúc quan hệ, vì chúng có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, điều này khiến tinh trùng khó bơi hơn.

Khám sức khỏe định kỳ

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ nếu đã sẵn sàng cho việc mang thai. Lúc này, bác sĩ có thể cho chị em những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống, lối sống và cách tính toán ngày dự sinh.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cần biết khi thai nhi 1 tuần tuổi. Mong rằng các lời khuyên từ bác sĩ sẽ hữu ích với chị em, hỗ trợ bạn mang thai thành công và thuận lợi. Nếu có thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 để được hỗ trợ ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ