Bà Bầu Tắm Có Được Kỳ Bụng Không? – Hướng Dẫn Tắm Đúng Cách

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bà Bầu Tắm Có Được Kỳ Bụng Không? – Hướng Dẫn Tắm Đúng Cách

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 23, 2022

Việc tắm gội của mẹ bầu tưởng chừng như rất đơn giản, tuy nhiên, nó lại có khả năng mang đến nhiều rủi ro nếu tiến hành không đúng cách. Vậy bà bầu tắm có được kỳ bụng không? Cần lưu ý gì khi tắm? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Thông thường, trong quá trình tắm gội, các chị em thường thích kỳ cọ khắp người để làm sạch cơ thể, loại bỏ bui bẩn. Vậy bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu cần hạn chế kỳ vùng bụng khi tắm, bởi vùng bụng của mẹ bầu lúc này khá nhạy cảm. Việc kỳ cọ quá mạnh vào bụng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, một số trường hợp, nếu kỳ cọ liên tục hay quá mạnh, còn có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Do đó, tốt nhất, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên lau hoặc chà nhẹ bụng khi tắm.

Bà bầu tắm có được kỳ bụng hay không
Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Hướng dẫn tắm rửa đúng cách cho bà bầu

Để có một thai kỳ an toàn, thì khi tắm gội, mẹ bầu cần lưu ý những hướng dẫn cụ thể sau:

  • Nên tắm với nước có nhiệt độ thích hợp, không tắm quá 15 phút và hạn chế ngâm bồn lâu khi mang thai.
  • Mẹ bầu không nên ngồi xổm khi gội đầu, vì nó có khả năng gây ảnh hưởng đến tử cung. Tốt nhất hãy nhờ người khác gội đầu giúp mình hoặc ra tiệm gội đầu để thư giãn.
  • Trong quá trình tắm, mẹ bầu hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bởi trong suốt thai kỳ, âm đạo mẹ bầu sẽ ra rất nhiều dịch nhầy, mùi cũng nồng hơn. Do vậy, cần vệ sinh sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm. Nhưng lưu ý đừng thụt rửa quá sâu, tránh làm tổn thương vùng kín.
  • Đặc biệt, khi tắm không kỳ cọ mạnh tay mà chỉ nên lau rửa nhẹ nhàng tất cả các vùng trên cơ thể. Vùng rốn mẹ bầu có thể dùng tăm bông để làm sạch, không dùng tay móc, vì nó dễ gây sảy thai.
Bà bầu tắm có được kỳ bụng hay không -1
Bà bầu nên nhờ người thân gội đầu giúp, không nên ngồi xổm khi gội đầu.

Có nên tắm nước nóng khi mang thai?

Bên cạnh bà bầu tắm có được kỳ bụng không thì một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm không kém đó là có nên tắm nước nóng khi mang thai hay không? 

Thực tế thì về vấn đề tắm nước nóng khi mang thai, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo khá nhiều lần là thai phụ không nên xông hơi, tắm nước nóng hay ngâm bồn nước nóng trong quá trình mang thai. Bởi nó vừa không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, vừa làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, các chị em nhất định phải lưu ý vấn đề này nhé!

Bà bầu tắm có được kỳ bụng hay không -2
Không được tắm nước nóng khi đang mang thai.

Tại sao tắm nước nóng không tốt?

Nói về lý do các mẹ bầu không nên tắm nước nóng khi mang thai, các chuyên gia y tế giải thích rằng:

  • Khi mẹ bầu tắm nước nóng, nhiệt độ của nước ối cũng sẽ tăng lên, điều này khiến thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hơn nữa, khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng lên, cơ thể mẹ bầu có khả năng toát mồ hôi để giải phóng nhiệt lượng nhưng thai nhi thì không thể. Việc tăng thân nhiệt ở mẹ bầu sẽ khiến các tế bài của bài thai bị phá hủy, ngăn cản việc trao đổi oxy của thai. Điều này khiến thai nhi bị ngạt, tăng nguy cơ dị tật hoặc sảy thai.
  • Nếu mẹ bầu tắm nước nóng có nhiệt độ cao hơn 38 độ C, thai nhi sẽ rất dễ mắc bệnh dị tật ống thần kinh. Nếu nước nóng trên 40 độ có thể khiến mẹ bầu bị choáng, hoa mặt, thậm chí là mất nhận thức tạm thời.
  • Đặc biệt, hơi nóng của nước còn có thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp ở thai phụ, một trong những tình trạng rất nguy hiểm, gây giảm số lượng máu được đưa đến nhau thai cho thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của em bé trong bụng.
Bà bầu tắm có được kỳ bụng hay không -3
Tắm nước nóng làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.

3 bộ phận mẹ bầu không nên chạm mạnh khi tắm

Để không gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn khi tắm, mẹ bầu cần tránh chạm mạnh vào 3 bộ phận dưới đây khi tắm:

  • Rốn: Rốn là bộ phận kết nối trực tiếp với thai nhi, do đó, nếu mẹ bầu dùng tay kỳ mạnh hay móc vào cặn bẩn trong rốn nó sẽ rất dễ dẫn đến sảy thai. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên dùng khăn và tăm bông để làm sạch rốn, tránh kỳ cọ, chà xát mạnh vùng rốn khi rắm.
  • Ngực: Bộ phận tiếp theo mà mẹ bầu cần hạn chế chạm vào khi tắm đó là ngực. Vì trong quá trình mang thai, vùng ngực mẹ bầu thường rất nhạy cảm, khi chạm vào thường xuyên, gây kích thích nó sẽ dẫn đến tình trạng co bóp tử cung, gây động thai, sinh non. Do đó, khi tắm bạn chỉ nên dùng khăn mềm để lau nhẹ vùng ngực.
  • Vùng bụng bầu: Bụng bầu cũng là vùng rất nhạy cảm, do đó, mẹ bầu cần hạn chế chạm, kỳ cọ vùng này khi tắm. Đặc biệt, đừng để nước nóng xả trực tiếp lên bụng vì nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
ba-bau-tam-co-duoc-ky-bung-khong-2
Mẹ bầu không nên chà xát bụng và rốn khi tắm.

Một số lưu ý khi tắm bà bầu cần ghi nhớ

Khi tắm gội, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau, như vậy sẽ tránh khỏi nguy cơ gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn.

  • Mẹ bầu nên tắm vào khoảng chiều tối, khoảng từ 5 – 7h tối, không nên tắm quá 15 phút, lưu ý không tắm khi mới ngủ dậy và tắm vào tối muộn.
  • Không tắm sau khi ăn no vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, còn làm hạ đường huyết, gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
  • Không tắm gội khi đang bị hạ huyết áp vì lúc này các mạch máu trong cơ thể sẽ bị giãn nở, máu lên não không đủ, dễ gây nguy hiểm.
  • Không được tắm bằng nước nóng, chỉ nên tắm nước có nhiệt độ vừa phải, tránh gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu.
Bà bầu tắm có được kỳ bụng hay không -4
Mẹ bầu chỉ nên tắm tối đa 15 phút.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về vấn đề bà bầu tắm có được kỳ bụng không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 – của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ giải đáp tận tình hơn.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ