HIV là một căn bệnh nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Chính vì đó rất nhiều người lo lắng và thắc mắc rằng liệu xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra HIV được không? Để có lời giải đáp cụ thể nhất thì hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra HIV không?
Đối với câu hỏi “xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra HIV không” thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các loại xét nghiệm chính trong danh mục xét nghiệm máu tổng quát bình thường. Chúng sẽ bao gồm:
Xét nghiệm công thức máu: Là xét nghiệm giúp kiểm tra định lượng của các thành phần có trong máu như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Nếu như chỉ số của những thành phần này có dấu hiệu bất thường thì bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra chỉ định làm thêm xét nghiệm khác nhằm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý mà người thăm khám đang gặp phải.
Đường máu: Là xét nghiệm đo lượng đường trong máu đang ở mức độ như thế nào. Nếu nồng độ đường trong máu quá cao thì có nghĩa rằng người thăm khám đang mắc bệnh tiểu đường, từ đó đưa ra hướng chăm sóc và trị liệu kịp thời. Tuy nhiên, để xác định chính xác thì cần thực hiện sau khoảng 8 giờ đồng hồ nhịn đói.
Xét nghiệm mỡ máu: Giúp đo lường hàm lượng Cholesterol và Triglycerid trong máu. Nếu chỉ số Cholesterol đo ra với kết quả lớn hơn 2.5g/l thì được coi là ở mức cao. Đối với chỉ số Triglyceride trên 2g/l sẽ được xem là nồng độ cao.
Chỉ số men gan: Là xét nghiệm nhằm xác định nồng độ men gan bao gồm mem alanine aminotransferase, ASAT hay SGOT. Từ đó chẩn đoán ra được các bệnh lý liên quan tới gan. Đồng thời, cũng nhờ kết quả xét nghiệm này mà phát hiện ra được một số bệnh lý khác như viêm tuyến tụy, nhồi máu cơ tim.
Thông qua đây có thể trả lời cho thắc mắc “xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra HIV không” đó chính là không. Với các kết quả xét nghiệm máu tổng quát bình thường như trên thì không thể biết chính xác được người thăm khám có đang nhiễm bệnh HIV hay không. Để phát hiện ra bệnh thì cần phải làm xét nghiệm HIV riêng. Hoặc trong trường hợp xét nghiệm máu, bạn nên yêu cầu bác sĩ làm thêm xét nghiệm HIV thì mới có thể tìm ra được.
Xét nghiệm HIV bằng cách nào?
Để kiểm tra có nhiễm bệnh HIV hay không thì chúng ta sẽ cần phải làm những xét nghiệm sau:
Xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể: Đây là một kiểm tra giúp tìm ra kháng nguyên và kháng thể HIV trong cơ thể. Khi virus HIV xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể. Còn kháng nguyên là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể làm kích hoạt hệ thống miễn dịch. Nếu nhiễm HIV thì cơ thể sẽ sản xuất ra kháng nguyên P24 sau khoảng từ 2 – 4 tuần.
Xét nghiệm tìm kháng nguyên: Là xét nghiệm để tìm ra lượng virus HIV có trong máu. Nếu như bạn có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao và có nhiều dấu hiệu HIV thì sẽ được chỉ định thực hiện.
Xét nghiệm kháng thể: Là xét nghiệm giúp tìm thấy kháng thể của HIV trong máu hoặc trong dịch tiết. Với xét nghiệm lấy máu thì sẽ lấy ở tĩnh mạch, còn với dịch tiết thì sẽ thấy dịch ở miệng. Phương pháp này phổ biến với các dạng test HIV nhanh tại nhà như dùng que test xét nghiệm. Thường cho kết quả nhanh chóng.
Kết quả xét nghiệm HIV có ý nghĩa gì?
Thông thường, kết quả xét nghiệm HIV sẽ cho ra 2 loại chính:
Kết quả âm tính
Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính (Negative) thì có nghĩa là bạn không bị nhiễm bệnh ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đang trong giai đoạn phơi nhiễm HIV thì vẫn có thể cho ra kết quả âm tính mặc dù đã nhiễm bệnh. Ngoài ra, cũng có khả năng gặp sai sót trong quá trình xét nghiệm. Do đó, nếu xét nghiệm lần 1 âm tính nhưng bạn vẫn nhận thấy bản thân có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì nên làm xét nghiệm HIV lần 2 lại sau khoảng từ 1 – 3 tháng tiếp theo.
Kết quả dương tính
Kết quả HIV dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm bệnh. Lúc này, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có chỉ định điều trị hợp lý.
Bên cạnh đó, đôi khi cũng có trường hợp cho ra kết quả dương tính giả. Điều này xảy ra bởi các nhầm lẫn trong khi xét nghiệm hoặc do người làm xét nghiệm đang sử dụng các loại thuốc ức chế virus, từ đó làm ảnh hưởng tới việc nhận diện kháng thể khi kiểm tra. Ngoài ra, cũng có thể là do người làm xét nghiệm đang bị một số bệnh lý khác như xơ gan, suy gan, lao,…
Phát hiện và điều trị sớm HIV có lợi ích gì?
Phát hiện HIV sớm để bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời sẽ giúp:
Cải thiện sức khỏe và kéo dài sự sống cho người bệnh: Khi virus HIV mới xâm nhập vào cơ thể và chưa làm tổn thương nặng nề tới hệ miễn dịch của chúng ta thì vẫn có thể lên một phác đồ chữa trị hợp lý để ức chế chúng lại. Từ đó giúp người bệnh có sức khỏe để có thể sinh hoạt bình thường trở lại, kéo dài tuổi thọ.
Giảm nguy cơ lây lan ra cộng đồng: Virus HIV thường lây qua 3 con đường là đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Do đó, nếu phát hiện được bệnh sớm thì bác sĩ sẽ lên kế hoạch chăm sóc, sinh hoạt phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác.
Giảm chi phí chữa trị, thuốc men: Trong giai đoạn đầu của bệnh, virus HIV chưa làm tổn thương hệ miễn dịch một cách nặng nề. Lúc này, nếu phát hiện ra bệnh và có hướng điều trị kịp thời thì sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng hoặc mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác. Từ đó, người bệnh không cần tốn kém thêm tiền thuốc thang, tiền điều trị các bệnh liên quan.
Hiến máu có phát hiện HIV không?
Tất cả mọi người khi đi hiến máu sẽ được đơn vị thu máu đem đi kiểm tra nhóm máu (Hệ ABO, hệ Rh). Bên cạnh đó, người đi hiến máu cũng được làm thêm các xét nghiệm để xem xét có đang gặp các bệnh như truyền nhiễm, sốt rét, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai hay không.
Khi có kết quả, đơn vị thu máu sẽ thông báo đến bạn. Nếu đủ điều kiện sẽ được tiếp tục hiến máu. Trong trường hợp phát hiện ra các bệnh nói trên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đơn vị đó sẽ phải bảo mật thông tin cho người hiến máu.
Qua bài viết trên, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ hơn về thông tin “xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra HIV không”. HIV là một căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có thuốc chữa trị giúp khỏi bệnh hoàn toàn, đồng thời cũng chưa có vaccine phòng ngừa. Do đó, nếu bạn cảm thấy chính bản thân hoặc những người thân có khả năng bị lây nhiễm thì khi đi thăm khám, ngoài xét nghiệm máu tổng quát hãy yêu cầu bác sĩ làm thêm xét nghiệm HIV để tìm ra bệnh kịp thời nhé.