Xét Nghiệm Thiếu Máu Và Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm Thiếu Máu Và Những Điều Cần Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 15, 2023

Thiếu máu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, việc chẩn đoán, xác định nguyên nhân và chữa trị từ sớm có vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, xét nghiệm thiếu máu là phương pháp được áp dụng phổ biến. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn về hình thức xét nghiệm này nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh thiếu máu

Trước khi khám phá một số thông tin về hình thức xét nghiệm thiếu máu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bệnh thiếu máu là gì nhé. Hiện tượng thiếu máu xảy ra khi thiếu hụt lượng lớn tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Những tế bào này có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan, hỗ trợ duy trì hoạt động sống mỗi ngày. Nhiều bộ phận cũng có khả năng tự sản xuất tế bào hồng cầu, điển hình là tủy xương. Nó là phần mô mềm nằm giữa xương – bộ phận chính đảm nhiệm chức năng sản sinh tế bào hồng cầu.

Tìm hiểu chung về bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu có những triệu chứng điển hình

Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu, bạn cần cung cấp thông tin về dấu hiệu lâm sàng, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh thiếu máu:

  • Người bệnh thường bị chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh,…
  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay trắng.
  • Bị khó thở thường xuyên, nhất là lúc gắng sức.
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Móng tay khum, tóc dễ gãy, khô xơ.

Thiếu máu nhẹ thường không có dấu hiệu rõ rệt. Vì thế nhiều bệnh nhân đã chủ quan bỏ qua. Thế nhưng nếu không được quan tâm, các triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn.

Làm sao biết mình bị thiếu máu?

Nhịp tim không đều, nhanh chậm bất thường, không liên quan đến những hoạt động gắng sức là triệu chứng cảnh báo sớm tình trạng thiếu máu. Cơ thể bạn sẽ bị thiếu oxy khi thiếu máu. Lúc này, cơ thể buộc phải cố gắng gia tăng năng lượng thông qua việc lưu thông máu với tốc độ nhanh chóng hơn trên khắp các mạch máu, nhằm mục đích đưa Hemoglobin chứa oxy đến những cơ quan cần đến. Hiện tượng nhịp tim không đều thường kèm theo tình trạng mệt mỏi.

Thiếu máu là do nguyên nhân gì gây nên?

Thiếu máu là do nguyên nhân gì gây nên?
Bệnh di truyền như Thalassemia có thể gây thiếu máu

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu:

Thiếu máu do mất máu

Mất máu theo cấp độ mạn tính hoặc cấp tính. Nhất là người bệnh khó nhận ra tình trạng mất máu trong thời gian dài, điển hình như: 

  • Mắc những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ví dụ như nhiễm ký sinh trùng đường ruột, ung thư, trĩ, viêm dạ dày,…
  • Bị chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh.
  • Phản ứng phụ của thuốc chống viêm không Steroid có thể khiến dạ dày viêm loét.

Thiếu máu do tế bào hồng cầu bị phá hủy 

Tế bào hồng cầu bị hủy sẽ khiến người bệnh mắc chứng thiếu máu tan huyết. Nó có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Mắc bệnh thận hoặc gan.
  • Lách to.
  • Bệnh lupus ban đỏ.
  • Bệnh di truyền như Thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Bị nhiễm trùng, nhiễm độc của rắn hoặc nhện,…
  • Ghép mạch máu, ghép van tim nhân tạo, rối loạn đông máu, hình thành khối u, bỏng nặng, tăng huyết áp,…

Giảm sản xuất hồng cầu gây thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng giảm nồng độ sắt có trong cơ thể. Nó sẽ làm sụt giảm khả năng sản xuất huyết sắc tố của tủy xương. Đây cũng chính là thành phần xuất hiện trong tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển, đưa oxy đến tất cả các cơ quan. Thiếu hồng cầu có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

  • Mẹ bầu, chị em trong kỳ kinh hoặc đang cho con bú. 
  • Dùng các đồ uống, thực phẩm hoặc những loại thuốc có chứa Cafein.
  • Mắc phải những căn bệnh về hệ tiêu hóa như Crohn, phải phẫu thuật ruột non hoặc dạ dày.
  • Thiếu Vitamin: Bên cạnh sắt, cơ thể cần được cung cấp đủ Folate, Vitamin B12 để sản xuất, nuôi dưỡng những tế bào hồng cầu thêm mạnh khỏe. Nếu thiếu chất dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ làm sụt giảm số lượng hồng cầu.
  • Thiếu máu bất sản: Đây là tình trạng người bệnh bị thiếu hoặc không có tế bào gốc. Lý do là vì gen hoặc tổn thương ở tủy xương (xuất phát từ việc chữa bệnh bằng một số loại thuốc, xạ trị, hóa trị hoặc nhiễm trùng).

Xét nghiệm thiếu máu có cần nhịn ăn không?

Nhìn chung, để không làm kết quả xét nghiệm thiếu máu bị sai lệch, bạn nên chủ động nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện. Thế nhưng việc có nhịn ăn hay không sẽ còn phụ thuộc vào hình thức xét nghiệm. Do đó, bạn hãy nhận thêm tư vấn từ bác sĩ nhé. 

Nên thực hiện loại xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt nào?

Nên thực hiện loại xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt nào?
Nên thực hiện loại xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt nào?

Dưới đây là những hình thức xét nghiệm thiếu máu, thiếu sắt đang được áp dụng:

Tổng phân tích tế bào máu

Phương pháp xét nghiệm này hỗ trợ kiểm tra xem cơ thể của bạn có đang bị thiếu máu hay không. Qua đó có thể đánh giá khả năng mắc bệnh nhiễm trùng hoặc rối loạn đông máu cũng như hỗ trợ phát hiện bệnh suy tủy, ung thư máu,… từ giai đoạn sớm. Tổng phân tích máu sẽ mang đến những thông tin cụ thể về chỉ số máu, cụ thể gồm có:

  • Số lượng tiểu cầu (PLT).
  • Số lượng hồng cầu (RBC).
  • Số lượng bạch cầu (WBC).
  • Thể tích trung hình hồng cầu (MVC).
  • Tỷ lệ thể tích hồng cầu trong máu (HCT).
  • Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH).
  • Hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC).
  • Nồng độ huyết sắc tố (HB): Được xem là tiêu chuẩn trong việc xác định bệnh thiếu máu cũng như mức độ của nó. Người bệnh được cho là thiếu máu nếu HB < 13.0 g/dL (nam) và HB < 12.0 g/dL (nữ).

Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm định lượng Ferritin: Chỉ số Ferritin bình thường sẽ rơi vào khoảng 15 – 300 ng/ml. Ferritin chính là hàm lượng sắt dự trữ có trong cơ thể. Nếu chỉ số này sụt giảm thì cho thấy bệnh nhân đang bị giảm dự trữ sắt, thiếu máu. Ngược lại, trong trường hợp Ferritin tăng thì người bệnh có nguy cơ mắc chứng tan máu hoặc bị thừa sắt. 

Xét nghiệm sắt huyết thanh: Giúp kiểm tra xem nồng độ sắt hiện đang ở mức bao nhiêu so với phạm vi bình thường (60 – 170 mg/dL). Sắt huyết thanh giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, giảm hấp thụ sắt.

Xét nghiệm định lượng Vitamin B12 và Folate: Có công dụng hỗ trợ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu là gì. Nếu 2 vi chất này bị thiếu hụt sẽ dẫn đến chứng thiếu máu hồng cầu to, rối loạn thần kinh. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ và thai nhi. 

Xét nghiệm gen Thalassemia: Có công dụng xác định xem người bệnh có mang gen Alpha/Beta Thalassemia hay không. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp chữa trị phù hợp hoặc tư vấn sinh sản cho bệnh nhân.

Soi phân tìm ký sinh có trong đường ruột: Một vài loại ký sinh trùng sẽ tồn tại bên trong cơ thể người bệnh. Chúng sẽ hút dưỡng chất để duy trì sự sống, tác động đến sức khỏe của bệnh nhân, điển hình là sán lá gan, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc,… Xét nghiệm soi phân sẽ giúp xác định được những loại ký sinh trùng kể trên, nhận biết lý do gây thiếu máu. Từ đó có thể lựa chọn kỹ thuật chữa trị phù hợp.

Điện di Hemoglobin: Hỗ trợ sàng lọc và chẩn đoán những bệnh lý về huyết sắc tố. Nó thường được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ vì gặp hiện tượng giảm sắt hoặc mắc phải căn bệnh mạn tính nào đó.
  • Thiếu máu tan huyết không xác định được lý do gây ra bệnh.
  • Kết quả test bệnh HbH, HbE,… dương tính.
  • Trong gia đình có thành viên bị bệnh Hemoglobin.
  • Những cặp đôi có kế hoạch kết hôn, bị bệnh Hemoglobin cần tiến hành tầm soát nguy cơ di truyền sang cho con.

Ngoài ra, để đánh giá hiện tượng mất máu do xuất huyết hệ tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định nội soi tiêu hóa. Với phụ nữ, nếu có tình trạng rong huyết, rong kinh,… thì cần thăm khám chuyên khoa sản. Chúng ta vừa tìm hiểu qua một số hình thức xét nghiệm thiếu máu. Vậy cần làm gì khi bị thiếu máu thiếu sắt?

Làm gì khi bị thiếu máu thiếu sắt?

Cần hạn chế truyền máu nếu bị thiếu máu thiếu sắt. Trừ trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu nặng, phải tiến hành truyền mất bù. Bác sĩ có thể chỉ định những chế phẩm giúp bổ sung sắt ở dạng uống để góp phần chữa trị tình trạng này. Thời gian sử dụng là trong khoảng 6 – 12 tháng. Để tăng khả năng hấp thu sắt cần bổ sung đồng thời Vitamin C. 

Để làm gia tăng khả năng hấp thu, cần uống thuốc bổ sung sắt dạng viên trước khi ăn. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc trong lúc dùng bữa nếu gặp tình trạng kích ứng dạ dày. Với trường hợp bổ sung sắt thông qua đường tiêm tĩnh mạch, để đảm bảo an toàn bệnh nhân nên làm ở cơ sở y tế chuyên khoa. 

Nhằm hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định và chữa trị phù hợp với nguyên nhân. Hãy chú ý bổ sung sắt và Vitamin C thông qua chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt. Mẹ bầu cần lưu ý bổ sung sắt trong suốt thai kỳ. Không uống trà hoặc cà phê sau khi ăn, vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt. 

Xét nghiệm thiếu máu bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm thiếu máu bao nhiêu tiền sẽ còn phụ thuộc vào hình thức xét nghiệm, cơ sở y tế, trang thiết bị, máy móc, trình độ của bác sĩ. Thông thường, tổng chi phí xét nghiệm máu sẽ dao động ở mức 800.000 – 2.000.000 đồng. Trong đó, mỗi hình thức xét nghiệm máu nhỏ sẽ có mức giá khác nhau. Bạn nên liên hệ với cơ sở y tế được báo giá xét nghiệm thiếu máu chính xác nhé. 

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về hình thức xét nghiệm thiếu máu. Để nhận được kết quả chính xác, bạn hãy thực hiện xét nghiệm ở cơ sở y tế uy tín nhé. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ