Bệnh khô mỏi mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Bệnh khô mỏi mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 16, 2024

Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện tử, môi trường ô nhiễm và một số yếu tố khác là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô và mỏi mắt. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh khô mỏi mắt hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khô và mỏi mắt là bệnh gì?

Khô mắt (hay còn gọi là hội chứng khô mắt) là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nước mắt không đủ để bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Điều này dẫn đến cảm giác khó chịu, cộm mắt, thậm chí có thể gây tổn thương giác mạc nếu không được điều trị kịp thời.

Số lượng nước mắt giảm có thể khiến mắt bị khô và trở nên nhạy cảm
Số lượng nước mắt giảm là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị khô và trở nên nhạy cảm

Nhức mỏi mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt phải làm việc quá sức, thường do nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài, đọc sách quá lâu, lái xe đường dài,… Cảm giác này thường kèm theo các triệu chứng như: Mắt đau, khó tập trung, mắt khô hoặc chảy nước, đau đầu, mệt mỏi,…

Nguyên nhân của bệnh khô mỏi mắt

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh khô mắt lại gây ra những triệu chứng khó chịu như mỏi mắt, đỏ mắt, rát mắt, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

Khô mắt chủ yếu do giảm sản xuất nước mắt và tăng tốc độ bay hơi nước mắt
Bác sĩ tiến hành khám mắt và đưa ra các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân khô mắt

Giảm sản xuất nước mắt

  • Giảm sản xuất nước mắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô mắt. Nước mắt đóng vai trò quan trọng trong việc bôi trơn và bảo vệ mắt. Khi lượng nước mắt sản xuất ra không đủ, mắt sẽ trở nên khô rát, gây ra nhiều khó chịu.
  • Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên khiến tuyến lệ suy giảm chức năng, dẫn đến giảm sản xuất nước mắt, không đủ để duy trì độ ẩm cho mắt.
  • Vấn đề sức khỏe: Các bệnh tự miễn như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, hội chứng Sjogren. Ngoài ra, ghép tạng, bệnh Sacoit, rối loạn tuyến giáp, thiếu vitamin A cũng có thể kích thích phản ứng viêm, dẫn đến giảm tiết nước mắt.
  • Do dùng thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc xịt thông mũi, liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai và thuốc trị Parkinson, có thể gây tác dụng phụ là kìm hãm hoạt động tiết nước mắt của tuyến lệ.
  • Tổn thương dây thần kinh giác mạc: Dây thần kinh giác mạc có vai trò quan trọng trong việc cảm nhận độ ẩm trên bề mặt mắt. Khi dây thần kinh bị tổn thương, khả năng cảm nhận này giảm đi, dẫn đến phản xạ sản xuất nước mắt bị suy yếu.

Tăng bay hơi nước mắt

Viêm bờ mi sau: tình trạng viêm nhiễm ở phần rìa mí mắt, nguyên nhân do tuyến Meibomian bị rối loạn chức năng. Khi tuyến này hoạt động kém, lượng dầu tiết ra bề mặt mắt giảm, khiến nước mắt dễ bị bay hơi nhanh hơn, gây khô mắt và thiếu độ ẩm.

Viêm bờ mi sau là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các tuyến dầu nhỏ (tuyến meibomian)
Viêm bờ mi sau là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các tuyến dầu nhỏ (tuyến meibomian)

Ít chớp mắt: Dấu hiệu của bệnh Parkinson hoặc xảy ra khi tập trung cao độ vào các hoạt động đọc sách, lái xe hay làm việc với máy tính.

Các vấn đề về mí mắt: Mí mắt hướng ra ngoài (ectropion) hoặc hướng vào trong (quặm) đều có thể gây ra tình trạng khô mắt.

Chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt tại chỗ: Các chất bảo quản như benzalkonium chloride (BAC) thường được sử dụng để bảo quản thuốc nhỏ mắt, nhưng lại có thể gây kích ứng bề mặt giác mạc, làm giảm khả năng sản xuất nước mắt và gây khô mắt.

Môi trường sống và làm việc: Ở những vùng khí hậu khô, đặc biệt là vào mùa đông, độ ẩm không khí thấp khiến mắt dễ bị khô. Các hạt bụi mịn, khói xe, khói thuốc lá… xâm nhập vào mắt gây kích ứng và làm giảm chất lượng nước mắt.

Các triệu chứng khô và mỏi mắt

Nếu các triệu chứng trên gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người bệnh bị khô và mỏi mắt thường gặp phải một số triệu chứng đi kèm như:

  • Đau đầu: Đau đầu có thể là một triệu chứng đi kèm với khô mắt, đặc biệt khi tình trạng này kéo dài.
  • Rối loạn thị giác: Mắt đỏ, cảm giác nhức, ngứa, nóng, lộm cộm như có vật lạ trong mắt.
  • Chảy nước mắt: Đôi khi mắt lại sản sinh nhiều nước mắt để bù lại sự thiếu hụt độ ẩm.
  • Tăng tiết dịch: Tăng tiết chất nhầy và nước mắt để bù trừ thiếu hụt dẫn đến chảy nước mắt sống, thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Cảm giác sợ ánh sáng, phải nheo mắt khi ở trong môi trường ánh sáng mạnh.
  • Khó khăn khi nhắm mở mắt: Mi mắt và nhãn cầu dính vào nhau mỗi khi chớp mắt.
  • Cảm giác khó chịu: Đau đầu, mỏi cổ, khó tập trung, mắt cảm giác căng, khó chịu và càng tăng lên mỗi khi đọc sách báo hay xem TV.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh khô mỏi mắt

Mặc dù khô mắt thường được coi là một tình trạng khó chịu nhưng lại không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực và chất lượng cuộc sống.

Khô mắt có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời
Khô mắt có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời

  • Viêm giác mạc: Khi mắt bị khô, bề mặt giác mạc sẽ dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm giác mạc có thể dẫn đến loét giác mạc, để lại sẹo và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
  • Nhiễm trùng mắt: Môi trường khô của mắt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây ra các bệnh nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc, viêm mí mắt.
  • Mất thị lực: Trong trường hợp nặng, khô mắt kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực hoàn toàn.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Khô mắt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như cộm, rát, mỏi mắt, ảnh hưởng đến công việc, học tập và các hoạt động hàng ngày.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác: Khô mắt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Chẩn đoán bệnh khô mỏi mắt

Để xác định nguyên nhân gây khô mắt, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra và xét nghiệm như:

Khám mắt toàn diện: Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh lý của bạn, bao gồm các bệnh đã từng mắc phải, thuốc đang dùng, tiền sử gia đình từ đó xác định nguyên nhân gây khô mắt.

Kiểm tra lượng nước mắt: Để kiểm tra lượng nước mắt, bác sĩ sẽ sử dụng hai phương pháp chính, cụ thể: 

  • Xét nghiệm Schirmer: Miếng băng nhỏ được đặt dưới mí mắt dưới, đo lượng nước mắt thấm vào miếng băng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Thử nghiệm chỉ đỏ phenol: Một sợi chỉ được nhúng vào thuốc nhuộm nhạy cảm với pH, đặt lên mí mắt dưới. Dựa vào sự thay đổi màu của thuốc nhuộm, bác sĩ sẽ ước lượng lượng nước mắt trong mắt bạn.

Kiểm tra chất lượng nước mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc nhuộm đặc biệt, giúp bác sĩ quan sát được tình trạng bề mặt giác mạc thông qua sự thay đổi màu sắc của thuốc nhuộm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo thời gian nước mắt bay hơi để đánh giá khả năng giữ ẩm của mắt.

Kiểm tra độ thẩm thấu nước mắt: Bác sĩ sẽ phân tích thành phần của nước mắt, bao gồm lượng nước và các hạt trong đó. Ở người bị khô mắt, lượng nước và hạt trong nước mắt sẽ ít hơn so với người có đôi mắt khỏe mạnh.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng khô mắt như ngứa, đỏ, nhìn mờ, cộm mắt, mỏi mắt, nhạy cảm với ánh sáng và các triệu chứng này kéo dài, không thuyên giảm, thậm chí gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có các dấu hiệu khô mắt kéo dài như ngứa đỏ, nhìn mờ, cộm mắt, mỏi mắt nên đi khám bác sĩ
Có các dấu hiệu khô mắt kéo dài như ngứa đỏ, nhìn mờ, cộm mắt, mỏi mắt nên đi khám bác sĩ

Lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt không rõ nguồn gốc, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Hãy luôn đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Khi gặp phải các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất, như phòng khám chuyên khoa Nhãn khoa hoặc bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Để điều trị khô mắt hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế uy tín sau:

Tại Tp. Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Mắt TPHCM
  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn
  • Khoa mắt Bệnh viện Trưng Vương

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Bệnh viện Mắt Quốc tế DND
  • Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec)

Các phương pháp chữa bệnh khô mỏi mắt

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể áp dụng tại nhà:

Thuốc kháng sinh: Để điều trị viêm mí mắt do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa kháng sinh, như: Thuốc mỡ tra mắt Oflovid 0.3% (Ofloxacin), dung dịch nhỏ mắt Cravit 0.5%,… (Levofloxacin);… Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng được chỉ định cho những trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng mắt hoặc đau mắt đỏ.

Thuốc corticosteroid: Dung dịch nhỏ mắt Tobrex 0.3%,… , thuốc nhỏ mắt Pred Forte 1% dùng để kiểm soát tình trạng viêm giác mạc. Tuy nhiên, thành phần corticosteroid không nên lạm dụng bởi tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến trong điều trị khô mắt
Thuốc nhỏ mắt là mộ trong những phương pháp phổ biến trong điều trị khô mắt

Miến chèn mắt: Miếng chèn này nhỏ như một hạt gạo, được đặt giữa mí mắt dưới và nhãn cầu. Sử dụng mỗi ngày một lần, miếng chèn sẽ từ từ hòa tan và giải phóng hoạt chất giúp giữ ẩm cho mắt của bạn.

Thuốc kích thích chảy nước mắt: Thuốc nhóm cholinergic như Pilocarpine và Cevimeline giúp kích thích tuyến lệ sản xuất nước mắt nhiều hơn.

Huyết thanh tự thân: Thuốc nhỏ mắt tự thân (autologous serum eye drops) được sử dụng khi các triệu chứng khô mắt nghiêm trọng không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Thuốc xịt mũi: Giúp tăng tiết nước mắt và được sử dụng để điều trị khô mắt. Bạn nên sử dụng thuốc hai lần một ngày, mỗi lần một nhát xịt vào mỗi lỗ mũi.

Nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo là những giải pháp đơn giản và hiệu quả để làm dịu và giữ ẩm cho mắt, đặc biệt khi bị khô mắt.

Một số phương pháp khác có thể được áp dụng cho tình trạng khô mắt:

  • Đóng ống dẫn nước mắt: Bác sĩ có thể sử dụng các nút silicon nhỏ để đóng một phần hoặc hoàn toàn ống dẫn nước mắt, giúp giữ nước mắt ở lại mắt lâu hơn và hạn chế tình trạng khô mắt do nước mắt bay hơi nhanh.
  • Sử dụng kính áp tròng chuyên biệt: Kính áp tròng củng mạc hoặc kính áp tròng băng (trị liệu) được thiết kế dành riêng cho những người bị khô mắt, giúp bảo vệ bề mặt mắt và giữ độ ẩm cần thiết.
  • Thông tắc tuyến dầu: Chườm ấm, đắp mặt nạ mắt hàng ngày hoặc sử dụng thiết bị xung nhiệt có thể giúp làm sạch các tuyến dầu bị tắc, cải thiện tình trạng khô mắt.
  • Liệu pháp ánh sáng và massage mí mắt: Sử dụng ánh sáng cường độ cao kết hợp với massage mí mắt có thể mang lại hiệu quả cho những người bị khô mắt nghiêm trọng.

Bệnh khô mỏi mắt không chỉ gây ra những khó chịu tạm thời mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng tránh và điều trị hiệu quả, chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc mắt hợp lý và thăm khám định kỳ với bác sĩ nhãn khoa.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ