Xét nghiệm bệnh xã hội – Đảm bảo sức khỏe, gia đình yên vui

Trang chủ > Dịch Vụ Y Tế > Xét nghiệm bệnh xã hội – Đảm bảo sức khỏe, gia đình yên vui

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng mười 26, 2024

Bệnh xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn là mối lo ngại đối với cộng đồng. Việc xét nghiệm bệnh xã hội giúp phát hiện sớm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, từ đó điều trị kịp thời và hạn chế lây nhiễm cho người khác. Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc này, hãy cùng Đa khoa Phương Nam phân tích chi tiết trong bài viết này nhé!

Tại sao nên xét nghiệm bệnh xã hội?

Với tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát của các bệnh xã hội hiện nay, việc chủ động xét nghiệm là một cách bảo vệ sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Vậy tại sao luôn cần phải đề cao cảnh giác và phải xét nghiệm bệnh xã hội kịp thời?

Xét nghiệm bệnh xã hội là cách để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Xét nghiệm bệnh xã hội là cách để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

Ảnh hưởng của bệnh xã hội

Bệnh xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn có tác động tiêu cực ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô.

  • Ảnh hưởng vi mô: Đối với người mắc bệnh, bệnh xã hội gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, ung thư, suy giảm hệ miễn dịch. Ví dụ, HIV làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh lây qua đường tình dục như giang mai hoặc lậu có thể dẫn đến vô sinh nếu không điều trị kịp thời.
  • Ảnh hưởng vĩ mô: Ở cấp độ cộng đồng, bệnh xã hội làm gia tăng gánh nặng y tế. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 376 triệu ca nhiễm mới từ các bệnh như lậu, chlamydia, giang mai và HPV. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục cũng tăng nhanh với hàng chục ngàn ca mắc mỗi năm, tạo áp lực lớn cho hệ thống y tế nước nhà.

Những bệnh xã hội thường gặp

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, do việc đời sống cá nhân, tinh thần phát triển quá nhanh, kèm với sự du nhập của nhiều nền văn hóa nước ngoài nên khiến cho xã hội đang dần mất kiểm soát. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các nhóm tuổi từ 18 – 30. Dưới đây là một số bệnh xã hội thường gặp trên thế giới và ở Việt Nam:

  • HIV/AIDS: Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm nhất do virus HIV tấn công hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào T-CD4. HIV/AIDS gây suy giảm hệ miễn dịch có thể dẫn đến tử vong trong một thời gian ngắn. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi, nhưng các phác đồ điều trị kháng virus (ARV) có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm thiểu nguy cơ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Giang mai: Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh penicillin trong giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm là rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, tim mạch.
  • Lậu: Xuất hiện do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, gây nhiễm trùng đường sinh dục, hậu môn và họng.
  • Chlamydia: Hình thành bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản và vô sinh.
  • HPV (virus gây u nhú ở người): Nguyên nhân là do lây truyền qua đường tình dục hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh. Có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư vòm họng ở cả nam lẫn nữ. Tiêm vắc-xin HPV là biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho cả nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi.

Lợi ích khi xét nghiệm bệnh xã hội

Xét nghiệm bệnh xã hội không chỉ giúp cải thiện sức khỏe cho bản thân người bệnh mà còn đóng góp rất nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng:

  • Lợi ích cá nhân: Khi mọi người tham gia xét nghiệm bệnh xã hội sớm sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh xã hội, tránh biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ, việc phát hiện sớm HIV giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn và sống lâu hơn với sự hỗ trợ của thuốc ARV.
  • Lợi ích cộng đồng: Khi phát hiện sớm và điều trị bệnh xã hội, nguy cơ lây lan trong cộng đồng giảm đi đáng kể. Theo thống kê của WHO, việc điều trị đúng cách có thể giảm 50% nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như lậu và chlamydia.

Khi nào nên đi xét nghiệm bệnh xã hội?

Chúng ta phải công nhận một điều rằng, trong xã hội hiện đại, đời sống tình dục trở thành một phần không thể tách rời trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, qua đó nhiều bệnh xã hội có thể âm thầm tồn tại mà không biểu hiện rõ ràng, nhưng hậu quả nghiêm trọng về lâu dài. Vậy nên, cần hiểu rõ thời điểm cần xét nghiệm để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc đi xét nghiệm bệnh xã hội:

Nên đi xét nghiệm bệnh xã hội khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục
Nên đi xét nghiệm bệnh xã hội khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục
  • Sau khi quan hệ tình dục không an toàn: Nếu bạn vừa trải qua một mối quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội tăng cao, nên đi xét nghiệm để phòng ngừa.
  • Khi có triệu chứng bất thường: Nếu bạn gặp các triệu chứng như ngứa, rát, tiết dịch bất thường từ cơ quan sinh dục, hãy xét nghiệm ngay lập tức.
  • Khi bạn có nhiều bạn tình: Người có nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh xã hội cao hơn.
  • Khi bạn đang trong giai đoạn mang thai: Xét nghiệm bệnh xã hội là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
  • Nên xét nghiệm định kỳ: Ngay cả khi không có triệu chứng, xét nghiệm định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, một số phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà cũng được cung cấp bởi các phòng khám uy tín. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên thăm khám trực tiếp tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa sẽ được xét nghiệm bằng kỹ thuật, máy móc hiện đại hơn, quy trình bài bản hơn.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội

Để bảo vệ sức khỏe và tránh những hậu quả nghiêm trọng do các bệnh lây qua đường tình dục gây ra, xét nghiệm bệnh xã hội sớm là phương pháp cần thiết mà mọi người nên lưu ý. Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm phổ biến, giúp bạn hiểu rõ từng loại xét nghiệm và ưu điểm của chúng.

Xét nghiệm máu, nước tiểu, HPV là các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội thường gặp
Xét nghiệm máu, nước tiểu, HPV là các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội thường gặp

Xét nghiệm máu (HIV, giang mai)

Theo WHO, xét nghiệm máu phát hiện HIV có thể cho kết quả chính xác từ 99,5% – 100%. Loại xét nghiệm này bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu và phân tích tại phòng thí nghiệm để phát hiện sự hiện diện của kháng thể hoặc kháng nguyên của virus.

Ưu điểm của xét nghiệm máu là độ chính xác cao, đặc biệt trong phát hiện HIV và giang mai. Có thể phát hiện bệnh ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng.

Xét nghiệm nước tiểu (Chlamydia, lậu)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, khoảng 75% phụ nữ và 50% nam giới mắc Chlamydia không có triệu chứng rõ ràng. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bệnh ở những người này.

Khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh sẽ cung cấp mẫu nước tiểu để phân tích giúp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh như Chlamydia hoặc lậu. Quy trình xét nghiệm khá đơn giản, không xâm lấn, không gây đau đớn nên sẽ phù hợp với đối tượng ngại xét nghiệm máu.

Xét nghiệm dịch niệu đạo, cổ tử cung (Lậu, Chlamydia, HPV)

Loại xét nghiệm này sẽ tiến hành lấy mẫu dịch từ niệu đạo ở nam và cổ tử cung ở nữ để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus. Ưu điểm của phương pháp này chính là sự chính xác trong việc phát hiện lậu và Chlamydia ở giai đoạn sớm. Nó cũng đặc biệt quan trọng với chị em phụ nữ, vì HPV có liên quan đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm PCR (Chlamydia, HIV, HPV)

Phương pháp xét nghiệm PCR giúp phát hiện ADN hoặc ARN của vi khuẩn hoặc virus, giúp xác định chính xác sự hiện diện của tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, phương pháp PCR có khả năng phát hiện sự hiện diện của HIV chỉ sau vài tuần phơi nhiễm, nhanh hơn nhiều so với các phương pháp xét nghiệm kháng thể truyền thống.

Xét nghiệm Pap smear (HPV và ung thư cổ tử cung)

Phụ nữ tham gia loại xét nghiệm này sẽ được lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra các bất thường hoặc tiền ung thư do nhiễm HPV. Từ đó giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, tăng khả năng điều trị thành công. Theo số liệu ghi nhận, riêng tại Mỹ, xét nghiệm Pap smear đã giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung xuống khoảng 70% trong 50 năm qua.

Xét nghiệm bệnh xã hội

Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục đang gia tăng, việc xét nghiệm sớm và định kỳ là rất quan trọng. Vậy nên để nhận biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và góp phần bảo vệ những người xung quanh thì mọi người nên lưu ý các điều quan trọng bên dưới đây.

Xét nghiệm bệnh xã hội là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ công đồng
Xét nghiệm bệnh xã hội là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ công đồng

Xét nghiệm bệnh xã hội bao gồm những gì?

Một gói xét nghiệm bệnh xã hội thường bao gồm các phương pháp kiểm tra khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh mà bạn có nguy cơ mắc phải. Dưới đây là các loại xét nghiệm phổ biến và thông tin chi tiết để bạn dễ hình dung:

  • Xét nghiệm máu: Mục đích để phát hiện HIV, giang mai, viêm gan B và C. Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất vì độ chính xác cao, đặc biệt với các bệnh như HIV. Theo WHO, xét nghiệm máu có độ chính xác từ 99% – 100% nếu được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích để phát hiện lậu, Chlamydia. Phương pháp này dễ thực hiện và thoải mái hơn cho người bệnh.
  • Xét nghiệm bằng tăm bông: Mục đích để phát hiện lậu, Chlamydia, HPV. Đây là phương pháp có độ chính xác cao, tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu đôi chút trong quá trình lấy mẫu.
  • Chọc dò thắt lưng: Phát hiện các biến chứng thần kinh do giang mai gây ra ở giai đoạn muộn. Phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, và tiến hành khi nghi ngờ giang mai đã tiến triển đến giai đoạn gây tổn thương thần kinh.

Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm

Trước khi tiến hành xét nghiệm bệnh xã hội, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo kết quả chính xác và tránh những rủi ro ngoài ý muốn:

  • Thời điểm xét nghiệm: Tùy thuộc vào loại bệnh sẽ có thời điểm tương ứng. Ví dụ, HIV thường cần từ 2 – 6 tuần sau phơi nhiễm để xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác. Với các bệnh như Chlamydia và lậu, bạn có thể xét nghiệm sau 1 – 2 tuần.
  • Tránh sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm vì một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, đặc biệt là với các bệnh như lậu hoặc Chlamydia
  • Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 24 – 48 giờ trước khi làm các xét nghiệm như lấy mẫu dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung. Đồng nghĩa với việc là sau khi quan hệ từ 24 – 48 giờ thì bạn mới có thể tiến hành xét nghiệm bệnh xã hội.
  • Đối với xét nghiệm nước tiểu, nên uống nước đủ để đi tiểu dễ dàng nhưng không nên uống quá nhiều ngay trước khi lấy mẫu, vì có thể làm loãng mẫu và ảnh hưởng đến kết quả.
  • WHO khuyến nghị xét nghiệm HIV ít nhất một lần mỗi năm cho các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đối tượng có đời sống tình dục không an toàn hoặc có nhiều bạn tình.

Quá trình xét nghiệm bệnh xã hội

Quy trình xét nghiệm bệnh xã hội tại các bệnh viện lớn thường diễn ra theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tư vấn ban đầu.
  • Bước 2: Đăng ký và làm thủ tục xét nghiệm.
  • Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm. Tùy vào loại xét nghiệm sẽ lấy mẫu tương ứng.
  • Bước 4: Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm
  • Bước 5: Nhận kết quả và tư vấn
  • Bước 6: Điều trị và theo dõi (nếu người bệnh dương tính)

Quy trình này diễn ra khá nhanh gọn nhưng vẫn luôn đảm bảo tính chuyên nghiệp, chính xác và kịp thời trong việc phát hiện và điều trị bệnh xã hội. Và đặc biệt, hầu hết các xét nghiệm bệnh xã hội như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu không gây đau đớn, chỉ có một chút cảm giác khó chịu nhẹ, đặc biệt là phương pháp sử dụng tăm bông.

Cách đọc kết quả xét nghiệm

Đọc và hiểu đúng kết quả xét nghiệm bệnh xã hội là rất quan trọng để bạn biết cách hành động tiếp theo. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để mọi người dễ hiểu hơn khi nhận kết quả:

Mọi người nên hiểu các khái niệm của phiếu xét nghiệm để kiểm soát tình hình tốt nhất
Mọi người nên hiểu các khái niệm của phiếu xét nghiệm để kiểm soát tình hình tốt nhất
  • Kết quả âm tính: Bạn không bị nhiễm bệnh xã hội cụ thể tại thời điểm xét nghiệm đó. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu bạn đã phơi nhiễm với bệnh nhưng xét nghiệm cho kết quả âm tính, có thể bạn đang trong giai đoạn “cửa sổ”, đây là thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi virus/bệnh có thể được phát hiện qua xét nghiệm. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn tái xét nghiệm sau một khoảng từ 2 – 3 tuần.
  • Kết quả dương tính: Bạn đã bị nhiễm bệnh xã hội tại thời điểm xét nghiệm.
  • Kháng thể dương tính (Positive Antibody Test): Cho thấy bạn đã tiếp xúc và nhiễm virus hoặc vi khuẩn mà xét nghiệm kiểm tra, ví dụ như HIV hoặc giang mai.
  • Kháng nguyên dương tính (Positive Antigen Test): Thường dùng để phát hiện HIV ở giai đoạn sớm hoặc một số virus khác (như viêm gan B). Kết quả dương tính có nghĩa là virus đang hoạt động trong cơ thể.
  • PCR dương tính: Xét nghiệm PCR (phát hiện ADN/ARN của virus) rất chính xác, kết quả xét nghiệm dương tính cho biết bạn đã bị nhiễm virus, vi khuẩn ngay cả khi số lượng chúng rất ít.

Thời gian có kết quả xét nghiệm không cố định, thường rơi vào khoảng sau:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Thường từ 1 – 3 ngày.
  • Xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm chuyên sâu khác: Có thể mất từ 3 – 7 ngày tùy thuộc vào loại vi khuẩn hoặc virus được kiểm tra.

Đặc biệt, một điều mà mọi người nên lưu ý khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính thì không nên hoảng sợ vì nhiều bệnh xã hội có thể được điều trị và giám sát hiệu quả. Bên cạnh đó hãy lưu ý các việc nên làm:

  • Liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn về các bước tiếp theo, bao gồm điều trị hoặc xét nghiệm thêm nếu cần.
  • Thông báo cho bạn tình nhằm có biện pháp cấp bách để họ xét nghiệm và điều trị nhằm ngăn ngừa sự lây lan.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt đặc biệt là thực hiện quan hệ tình dục kết hợp với các biện pháp an toàn, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, ăn uống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với người khác, không sử dụng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn tắm,…
  • Đối với các bệnh có thể điều trị như lậu, giang mai, Chlamydia, hãy tuân thủ đúng phác đồ bác sĩ đề ra nhằm rút ngắn thời gian điều trị.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện các xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị đối với các bệnh có thể điều trị như lậu, giang mai, Chlamydia.

Những điều cần lưu ý sau khi xét nghiệm

Dù sau khi xét nghiệm nhận kết quả âm tính hay dương tính thì mọi người cũng cần phải bình tĩnh. Vì thực tế thì chỉ 1 xét nghiệm cũng không nói lên được quá nhiều điều, bình tĩnh để cùng bác sĩ đưa ra được phác đồ hoặc lịch trình xét nghiệm lâu dài.

Hãy lưu ý các điều sau đây:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nếu kết quả dương tính, hãy tuân thủ phác đồ điều trị một cách nghiêm túc và đúng liều lượng, đúng thời gian nhằm kiểm soát và điều trị đúng cách.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Dù kết quả âm tính, bạn vẫn nên xét nghiệm định kỳ nếu có nguy cơ cao hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
  • Sử dụng bao cao su và tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Chia sẻ thông tin với đối phương: Nếu kết quả dương tính, hãy thông báo cho bạn hiện tại và cả những người trong quá khứ gần đây để họ đi xét nghiệm và điều trị.
  • Nếu cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ, gia đình hoặc nhóm hỗ trợ tâm lý. Những lời động việc trong lúc tuyệt vọng, chán chường là một liều thuốc cực mạnh để bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
  • Nên nhớ bảo mật kết quả xét nghiệm vì đây là quyền lợi của bạn. Chỉ chia sẻ với những người thực sự cần biết như bác sĩ, người thân hoặc người yêu,…

Chi phí và địa chỉ xét nghiệm bệnh xã hội uy tín

Theo một vài số liệu thu thập được thì chi phí xét nghiệm bệnh xã hội thường dao động từ 300.000 – 2.000.000 VND, tùy thuộc vào loại xét nghiệm và bệnh viện. Nếu bạn chưa biết lựa chọn cơ sở nào thì có thể tham khảo một vài địa chỉ nổi bật sau:

  • Phòng khám Đa khoa Phương Nam: Đây là một trong những phòng khám cung cấp dịch vụ xét nghiệm bệnh xã hội uy tín tại Đà Lạt. Phương Nam luôn nhận được rất nhiều đánh giá cao về quy trình xét nghiệm nhanh chóng và chính xác với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng kỹ thuật hiện đại.
  • Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống xét nghiệm y tế chất lượng cao. Phòng xét nghiệm tại đây được trang bị các thiết bị hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao cho các loại xét nghiệm bệnh xã hội như HIV, giang mai, lậu, Chlamydia, viêm gan B, C.
  • Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về sản phụ khoa tại TP.HCM, cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm các bệnh xã hội chuyên nghiệp, đặc biệt tập trung vào sức khỏe sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV, lậu, giang mai, Chlamydia.

Xét nghiệm bệnh xã hội miễn phí

Tại Việt Nam, có một số chương trình xét nghiệm bệnh xã hội miễn phí được tổ chức bởi Bộ Y tế và các tổ chức phi chính phủ, với mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tình dục. Các chương trình này thường tập trung vào xét nghiệm HIV, giang mai, lậu, và viêm gan B, C.

Tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình xét nghiệm bệnh xã hội miễn phí cho người dân
Tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình xét nghiệm bệnh xã hội miễn phí cho người dân

Một số chương trình lớn đã rất thành công bao gồm:

  • Từ năm 2020 đến nay, các tổ chức phi chính phủ như USAID và tổ chức LIFE đã tổ chức nhiều đợt xét nghiệm HIV và các bệnh xã hội miễn phí cho cộng đồng LGBTQ+ tại TP.HCM.
  • Năm 2021, tại một số tỉnh miền núi như Lào Cai và Sơn La, Bộ Y tế đã hợp tác với các tổ chức như UNICEF để tổ chức chương trình xét nghiệm xét nghiệm giang mai và viêm gan B miễn phí cho hơn 10.000 phụ nữ mang thai ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa .
  • Trong năm 2022, chương trình “Hành trình đỏ” đã triển khai tại hơn 30 tỉnh, bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, với hơn 50.000 lượt xét nghiệm HIV miễn phí cho người dân.

Những chương trình này cho thấy sự nỗ lực của cả chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo rằng mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế quan trọng, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ cao. Bạn có thể cập nhật thông tin về các chương trình xét nghiệm miễn phí qua các trạm y tế địa phương hoặc website của Bộ Y tế.

Cách phòng tránh bệnh xã hội

Phòng tránh bệnh xã hội không chỉ có ích cho bản thân bạn mà còn mang lại rất nhiều điều tích cực cho cộng đồng. Vậy nên, bằng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, bạn hãy luôn đề cao cảnh giác nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua một số biện pháp sau:

Sử dụng bao cao su là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh xã hội
Sử dụng bao cao su là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh xã hội
  • Sử dụng bao cao su để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
  • Tiêm vắc-xin HPV nhằm phòng tránh hiệu quả nhất đối với HPV.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thông qua các loại xét nghiệm tương ứng để giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
  • Một số bệnh xã hội như viêm gan B, C có thể lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Tránh sử dụng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể là cách phòng tránh đơn giản và hiệu quả.
  • Một trong những cách phòng tránh hiệu quả là hạn chế số lượng bạn tình, vì càng nhiều bạn tình, nguy cơ phơi nhiễm bệnh xã hội càng cao, điều này đặc biệt cần lưu ý nhé.

Xét nghiệm bệnh xã hội là bước quan trọng giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng. Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ, sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng của các bệnh lây qua đường tình dục. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Đa khoa Phương Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và phòng ngừa bệnh xã hội nhé.

Khuyến cáo Y khoa: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ