Ăn Nước Tương Có Bị Sẹo Thâm Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > Ăn Nước Tương Có Bị Sẹo Thâm Không? Vì Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 4, 2022

Nước tương là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng dùng nước tương khi đang bị thương sẽ gây ra sẹo thâm. Vậy ăn nước tương có bị sẹo thâm không? Cần chăm sóc da như thế nào để không bị sẹo thâm? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ăn nước tương có bị sẹo thâm không?

Ăn nước tương có bị sẹo thâm không? Sẹo thâm thường xuất hiện trong quá trình vết thương hồi phục, chịu ảnh hưởng từ những yếu tố môi trường như khói bụi, ánh nắng,… khiến cơ thể tăng cường sắc tố Melanin. Từ đó tạo thành sẹo thâm trên da. Ngoài ra, thực phẩm cũng ảnh hưởng đến quá trình lành thương cũng như góp phần hình thành sẹo thâm. Vậy ăn nước tương có bị sẹo thâm không?

Trong bữa cơm của người Việt Nam nước tương là loại gia vị quen thuộc. Tuy nhiên khi có vết thương hở nhiều người vẫn băn khoăn liệu ăn nước tương có bị sẹo thâm? Vì có thông tin cho rằng sẹo thâm do nước tương gây ra sẽ rất khó chữa.

Trên thực tế, ăn nước tương có bị sẹo thâm là tin đồn chưa được khoa học chứng nhận. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi ăn nước tương, thành phần của loại gia vị này sẽ tiêu hóa thành muối vô cơ, các Axit Amin, khoáng chất, nước,… và có thể hấp thụ được. Sắc tố có trong nước tương cũng được cơ thể tiêu hóa dễ dàng và không tác động đến làn da.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Tyrosine là một loại Axit Amin có trong nước tương. Đây cũng là thành phần thường được tìm thấy ở các sản phẩm chăm sóc da. Tyrosine khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có khả năng bị biến thành sắc tố Melanin, khiến làn da sạm đen. Thậm chí có thể làm vết thương trở thành sẹo thâm trên da. 

Có thể vì lý do này mà nhiều người nhầm lẫn ăn nước tương sẽ gây ra sẹo thâm. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, vì dùng nước tương không thể tạo thành sẹo thâm. Trừ khi bạn ăn nước tương và tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời thì mới có nguy cơ bị sẹo thâm. Thế nên điều quan trọng bạn cần làm là phải bảo vệ vết thương trước ánh nắng mặt trời. 

an-nuoc-tuong-co-bi-seo-tham-2
Ăn nước tương có bị sẹo thâm không?

Cách chăm sóc da không để lại sẹo thâm

Thắc mắc ăn nước tương có bị sẹo thâm không đã được giải đáp. Vậy nên chăm sóc da thế nào để không bị sẹo thâm? Hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây nhé:

  • Khi có mụn hoặc vết thương hình thành trên da bạn cần điều trị sớm và đúng cách để chữa lành nhanh chóng, giảm nguy cơ xuất hiện sẹo thâm.
  • Để ngăn ngừa hình thành sẹo thâm, lúc da non bắt đầu lên bạn hãy dùng một số nguyên liệu thiên nhiên chứa nhiều Vitamin C, Vitamin E,… 
  • Nghệ cũng là nguyên liệu thiên nhiên giúp giảm thâm một cách nhanh chóng. Lúc vết thương bắt đầu hồi phục và lên da non bạn có thể dùng nghệ để làm lành cũng như ngăn ngừa sẹo thâm.
  • Để làn da thêm khỏe mạnh, bạn cần uống đủ nước, tăng cường bổ sung dưỡng chất thiết yếu thông qua các loại trái cây, rau xanh.
  • Để giúp vết thương đang hồi phục không bị tác động, bạn cần bảo vệ tuyệt đối làn da trước ánh nắng mặt trời. Nếu không sẽ dễ khiến da xuất hiện sẹo thâm gây mất thẩm mỹ và khó chữa.
  • Bạn hãy dùng thuốc đặc trị sẹo thâm sau khi hết mụn để loại bỏ vết thâm trên da nhanh chóng. 
an-nuoc-tuong-co-bi-seo-tham-3
Hãy uống đủ nước để bảo vệ làn da không bị sẹo thâm

Nên kiêng gì để tránh làm thâm sạm da?

Bạn thấy đấy ăn nước tương có bị sẹo thâm chỉ là nhận định chủ quan, chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm khác bạn cần kiêng nếu không muốn làm vết thương hở bị thâm sạm: 

  • Thịt bò: Mặc dù Protein trong thịt bò sẽ giúp sản sinh Collagen, hỗ trợ làn da thêm khỏe mạnh. Tuy nhiên, thành phần của thịt bò khiến việc sản sinh Collagen vượt mức, làm vết sẹo dễ bị sạm, thâm.
  • Trứng: Khi vết thương đang lành bạn cần kiêng trứng. Vì trứng cũng có khả năng thúc đẩy việc sản sinh sợi Collagen bị đứt gãy. Từ đó có thể gây ra sẹo lồi sau khi lành thương. Đồng thời khiến da không đều màu, loang lổ, vô cùng kém thẩm mỹ.
  • Thịt gà: Nếu bạn có vết thương hở thì không nên ăn thịt gà. Vì loại thực phẩm này sẽ khiến vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, sẹo có thể chuyển sang màu thâm đỏ nếu ăn thịt gà. 
an-nuoc-tuong-co-bi-seo-tham-4
Khi có vết thương hở không nên ăn thịt bò

Ăn nước tương có bị thâm môi không?

Chưa có ghi nhận trong lúc bình thường ăn nước tương sẽ bị thâm môi. Tuy nhiên, nếu chị em vừa thực hiện phun xăm thẩm mỹ môi thì cần kiêng nước tương. Thành phần của nước tương vốn sẽ không gây ra ảnh hưởng gì. Nhưng màu của nước tương thì có.

Nước tương thường có màu đen đậm, cũng giống như cà phê. Do đó bác sĩ khuyên mọi người cần hạn chế dùng nước tương khi đang có vết thương hở, đặc biệt là sau khi phun xăm môi. Vì quá trình lên màu môi sẽ bị màu của nước tương làm ảnh hưởng. Khiến môi dễ bị thâm, nghiêng về màu giống như nước tương. 

Ngoài ra, nếu nước tương rơi vào vết thương trên môi trong quá trình ăn thì sẽ bị nhiễm trùng. Vết thương lúc này sẽ khó lành lại, màu môi không đều, loang lổ, mất thẩm mỹ.

an-nuoc-tuong-co-bi-seo-tham-5
Môi có thể bị thâm nếu ăn nước tương sau khi phun xăm

Tóm lại, ăn nước tương có bị sẹo thâm không? Thành phần của nước tương sẽ không khiến bạn bị sẹo thâm như lời đồn. Trừ khi ăn quá nhiều nước tương và tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên thì mới có khả năng bị sẹo thâm. Bên cạnh đó, nếu có vết thương trên môi, đặc biệt là sau khi phun xăm thẩm mỹ bạn cũng cần tránh dùng nước tương. Vì màu môi sẽ bị ảnh hưởng. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ