Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 21, 2023
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc bà bầu uống nước xạ đen được không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về cây xạ đen nhé. Xạ đen mọc thành bụi, thân gỗ, dây leo, cành tròn, thân cây dạng dây dài khoảng 3 – 10 mét. Nó sẽ có màu xám nhạt khi còn non. Về sau chuyển sang màu nâu, xanh. Xạ đen sở hữu nhiều hoạt chất trong thành phần như đường khử, Triterpenoid, Axit Amin, các Polyphenol, Flavonoid, Tanin,…
Theo Đông y, cây xạ đen có tính hàn, vị đắng ngạt. Chúng có thể hỗ trợ chữa bệnh mụn nhọt, nhiễm trùng, huyết áp cao, viêm gan, viêm da, đường huyết không lưu thông, góp phần ức chế tế bào ung thư,… Đặc biệt, xạ đen còn hỗ trợ người hiếm muộn sớm có con. Người bình thường uống nước xạ đen hàng ngày sẽ mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích như:
Uống nước xạ đen vào thời điểm phù hợp, đúng liều lượng có thể phát huy hiệu quả dược tính đến mức tối đa, tránh gặp phản ứng phụ không mong muốn. Vậy cách bào chế và uống xạ đen như thế nào? Bà bầu uống nước xạ đen được không?
Các bộ phận lá, cành, thân của cây xạ đen sẽ được cắt thành từng đoạn rồi mang đi phơi khô. Nguyên liệu khô phải được giữ ở nơi khô thoáng, tránh môi trường ẩm thấp vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mốc, làm hiệu quả của thuốc giảm đi. Mỗi ngày có thể dùng 15 – 20 gam xạ đen sắc lấy nước uống.
Người bình thường có thể áp dụng cách uống xạ đen như sau: Tráng 150 gam xạ đen khô qua nước sôi nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn còn tồn đọng trong quá trình sơ chế. Sau đó, hãm lá xạ đen trong 150 ml nước sôi từ 5 – 7 phút. Bạn hãy uống khi còn ấm.
Để tránh bị ngộ độc, đảm bảo dược tính và vị thơm, bạn không nên dùng nước xạ đen qua đêm ngay cả khi đã bảo quản chúng trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể nấu 50 – 80 gam xạ đen khô cùng 1,5 lít nước để uống hết trong ngày. Lưu ý, nếu uống nước xạ đen trong thời gian dài với liều lượng cao thì phải được bác sĩ chỉ định.
Theo y học cổ truyền, thai phụ không nên dùng cây thuốc gây ra tác dụng co bóp tử cung. Vì như thế có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Xạ đen vốn là thảo dược lành tính, không tạo ra tác dụng co bóp tử cung. Thế nhưng mẹ bầu vẫn không nên uống loại nước này.
Hiện nay, khoa học vẫn chứng minh được cụ thể những ảnh hưởng xấu của xạ đen gây ra cho trẻ em dưới 10 tuổi và mẹ bầu. Tuy nhiên, vì thai phụ là đối tượng nhạy cảm nên phải thận trọng khi dùng xạ đen cũng như bất kỳ loại thảo dược thiên nhiên nào. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ sản khoa. Mẹ bầu không cần bổ sung xạ đen vào chế độ dinh dưỡng.
Trong lúc mang thai, bất kỳ chất nào người mẹ hấp thụ cũng được truyền đến em bé. Vì thế nếu bạn dùng chất gây hại hoặc sử dụng không đúng liều lượng cũng sẽ tác động xấu đến thai nhi.
Chúng ta đã biết bà bầu uống nước xạ đen được không. Vậy còn đối tượng nào khác ngoài mẹ bầu không nên uống xạ đen? Dưới đây là những trường hợp không được uống nước xạ đen một cách tùy tiện: