Việc hiểu rõ về tốc độ tăng trưởng của túi thai không chỉ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn mang lại những thông tin quan trọng về sức khỏe thai kỳ. Trong bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp, đồng thời cung cấp thêm thông tin về bảng kích thước túi ối theo tuổi thai cũng như về vai trò của túi thai đối với sự phát triển của thai nhi.
Túi thai là một cấu trúc hình túi được hình thành trong tử cung sau khi trứng được thụ tinh. Túi thai được tạo thành từ một lớp màng mỏng gọi là màng phôi. Màng phôi này có chứa các mạch máu và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Khi siêu âm, túi thai thường có thể được nhìn thấy vào khoảng 4-5 tuần của thai kỳ. Kích thước của túi thai là một trong những yếu tố quan trọng để xác định tuổi thai.
Túi thai có thể có hình dạng khác nhau, nhưng thường là hình tròn hoặc hình bầu dục. Nếu túi thai không phát triển hoặc có bất kỳ bất thường nào, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề thai kỳ.
Chức năng của túi thai
Túi thai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi:
Bảo vệ thai nhi: Túi thai được bao bọc bởi một lớp màng mỏng gọi là màng phôi, có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus,… Túi thai cũng chứa một lượng nước ối, giúp thai nhi có thể di chuyển tự do, điều hòa nhiệt độ và bảo vệ thai nhi khỏi va đập.
Cung cấp dinh dưỡng: Túi thai chứa nhau thai – cơ quan trung gian giúp trao đổi chất dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai nhi. Nhau thai có mạng lưới mạch máu dày đặc có tác dụng vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Hỗ trợ trao đổi khí: Nhau thai đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi khí giữa mẹ và thai nhi. Oxy từ cơ thể mẹ được vận chuyển qua nhau thai đến thai nhi. Carbon dioxide do thai nhi thải ra cũng được đưa trở lại cơ thể mẹ qua nhau thai để được đào thải.
Giảm ma sát: Dịch ối trong túi thai làm giảm ma sát, áp lực từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để thai nhi di chuyển và phát triển tự do trong tử cung.
Mỗi ngày túi thai tăng bao nhiêu mm?
Trung bình 1 tuần túi thai sẽ tăng lên khoảng 5mm, tức là mỗi ngày, túi thai sẽ tăng thêm khoảng 0,7 – 0,8 mm.
Bảng kích thước túi thai theo tuần
Theo các chuyên gia y tế, kích thước túi ối theo túi thai sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng thai nhi lẫn mẹ bầu. Tuy nhiên, để đánh giá chuẩn xác hơn về sự tăng trưởng, phát triển của thai, bác sĩ sẽ căn cứ vào bảng kích thước túi thai theo tuần được nghiên cứu cụ thể dưới đây:
Tuần thai
Kích thước túi thai
Tuần thai thứ 4
Khoảng 3 – 5mm
Tuần thai thứ 5
Khoảng 5 – 10mm
Tuần thai thứ 6
Khoảng 10 – 15mm
Tuần thai thứ 7
Khoảng 15 – 20mm
Tuần thai thứ 8
Khoảng 20 – 25mm
Tuần thai thứ 9
Khoảng 25 – 30mm
Tuần thai thứ 10 – 11
Khoảng 36 mm
Tuần thứ 39
Khoảng 175 – 180mm
Thai nhi phát triển càng lớn thì túi thai và túi ối(túi thai) cũng sẽ theo đó mà thay đổi kích thước, ngày càng to hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của túi thai
Mong rằng những thông tin trên đây về bảng kích thước túi ối theo tuổi thai sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 – 0868 666968 để được các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam giải đáp tận tình hơn nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!