Những Điều Bạn Cần Biết Về Chích Ngừa Viêm Phổi

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Những Điều Bạn Cần Biết Về Chích Ngừa Viêm Phổi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 27, 2021

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, căn bệnh này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ thống hô hấp, thận, tim,… là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vì thế, để phòng tránh, ngăn ngừa các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh nên có kế hoạch chích ngừa viêm phổi cho con em của mình.

Có vắc xin phòng bệnh viêm phổi không?

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới, là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những ai đang sống trong môi trường ô nhiễm hoặc chịu nhiều yếu tác động khác bao quanh. Vậy có cách nào để phòng ngừa, có vắc xin chích ngừa viêm phổi không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh viêm phổi nguy hiểm như thế nào

Viêm phổi do nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc nấm hoặc các vấn đề liên quan đến môi trường. Bệnh phổi nếu không được chích ngừa viêm phổi và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Áp xe phổi: Hình thành các khối chứa mũ hoặc nước trong phổi.

Tràn dịch màng phổi: Lượng chất lỏng tích tụ trong các lớp mô giữa phổi gây ảnh hưởng đến khả năng thở và sinh hoạt của người bệnh.

Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi nhiễm trùng lan từ phổi vào máu. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với tình trạng nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người mắc bệnh phổi dễ bị cảm lạnh, cúm và viêm phổi, khó thở.

Suy thận: Nếu bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng, tim có thể không bơm đủ máu đến thận.

Suy tim: Nghiên cứu cho thấy 20% những người nằm viện vì viêm phổi cũng có vấn đề về tim. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào tim hoặc do viêm phổi, không cung cấp đủ oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

Gây tử vong: Bệnh viêm phổi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, khả năng thở và chức năng phổi, gây nhiễm trùng máu, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Ngoài ra, bệnh viêm phổi còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các biểu hiện của bệnh phổi như khó thở có thể khiến người bệnh không thể thực hiện các hoạt động một cách bình thường.

chich-ngua-viem-phoi
Viêm phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới

Các loại vắc xin phòng bệnh viêm phổi

Hiện nay, tại Việt Nam đang sử dụng loại vắc xin Synflori hay còn gọi là PCV 10. Loại vắc xin này giúp ngăn ngừa 10 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Synflori thường được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. 

Chích ngừa viêm phổi để bảo vệ sức khỏe

Sau khi được trả lời có vacxin phòng bệnh viêm phổi không, thì chúng ta cùng đi sâu vào đối tượng nên và không nên chích ngừa viêm phổi cũng như thời gian và chi phí chích ngừa.

Đối tượng nên chích ngừa viêm phổi

Đối tượng trên 65 tuổi: Khi xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, hệ thống miễn dịch cũng sẽ không hoạt động tốt như trước đây. Vì thế mà cơ thể có nhiều khả năng gặp phải những khó khăn khi chống lại nhiễm trùng viêm phổi.

Đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu: Nhiều bệnh lý như: Bệnh tim, tiểu đường, khí phế thũng, hen suyễn hoặc COPD. Ngoài ra hệ thống miễn dịch suy yếu còn xảy ra đối với những bệnh nhân bị HIV, đang điều trị hóa trị liệu,…có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, đây cũng là nguyên nhân gây viêm phổi.

Đối tượng thường xuyên hút thuốc: Hút thuốc trong một thời gian dài làm cơ thể bị tổn thương các bộ phận bên trong phổi, trong đó có lông mao có chức năng lọc sạch vi trùng.

Đối tượng sau phẫu thuật: Những trường hợp đang điều trị cần trợ giúp thở bằng máy cũng có nhiều nguy cơ bị viêm phổi.

Đối tượng nghiện rượu nặng: Lạm dụng quá nhiều rượu khiến cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng cũng không hoạt động bình thường như những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

chich-ngua-viem-phoi
Những trường hợp thường xuyên sử dụng bia rượu là đối tượng cần chích ngừa viêm phổi

Đối tượng không nên chích ngừa viêm phổi

Không phải đối tượng nào cũng thích hợp để chích ngừa viêm phổi, các trường hợp sau được khuyến cáo không nên chích ngừa viêm phổi:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bị sốc thuốc hoặc dị ứng với lần tiêm trước.

Thời gian chích ngừa

Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng 

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi đầu 2 tháng.
  • Mũi 4: Cách mũi thứ ba khoảng 6 tháng.

Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi hai 2 tháng và tiêm nhắc sau khi bé 1 tuổi.

Trẻ từ 1 – 5 tuổi

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu 2 tháng.

Từ 5 tuổi trở lên

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về phác đồ tiêm phòng.

>>> Thời gian chích ngừa và liều lượng chích ngừa viêm phổi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của bệnh nhân, chính vì thế, khi bạn có kế hoạch tiêm chủng, cần đến các cơ sở để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để bác sĩ có thể chỉ định đúng cách.

Giá chích ngừa viêm phổi

chich-ngua-viem-phoi
Giá chích ngừa viêm phổi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Ở mỗi cơ sở y tế sẽ áp dụng một mức giá chích ngừa viêm phổi khác nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát, chích ngừa viêm phổi vác xin Synflorix dao động từ: 1.300.000 – 1.500.000.

Chích ngừa viêm phổi ở đâu uy tín?

Bạn có thể đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để thực hiện chích ngừa viêm phổi theo lịch mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên để tránh tình trạng phải chờ đợi lâu, bạn có thể tham khảo và dịch vụ tiêm chủng với các bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa Phương Nam.

100% vắc xin tại Đa khoa Phương Nam được nhập khẩu có giấy tờ và nguồn gốc rõ ràng từ các hãng y tế uy tín nhất trên thế giới. Tất cả các vắc xin đều được bảo quản bởi hệ thống đông lạnh đạt chuẩn GPS.

Ngoài ra, khi tiêm vacxin tại Đà Lạt, mỗi bệnh nhân khi đến Bệnh viện Đa khoa Phương Nam sẽ được thực hiện qua quy trình sau:

  • Bước 1: Bạn có thể đăng ký đặt lịch tiêm chủng trực tiếp tại Đa khoa Phương Nam hoặc qua hệ thống hotline.
  • Bước 2: Thăm khám lâm sàng: Chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim,..
  • Bước 3: Được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, thực hiện một vài xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như tìm kháng thể. Từ đó chỉ định liều lượng và thời gian thực hiện.
  • Bước 4: Thực hiện chích ngừa viêm phổi.
  • Bước 5: Bệnh nhân được các bác sĩ theo dõi 30 phút sau khi chích ngừa.
  • Bước 6: Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và hướng dẫn sau thời gian tiêm phòng.
  • Bước 7: Hẹn lịch tiêm ( nếu có) và tái khám.
chich-ngua-viem-phoi
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ tiêm phòng uy tín và chất lượng

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về chích ngừa viêm phổi, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đăng ký tiêm chủng, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 633698, các chuyên gia Đa khoa Phương Nam sẵn sàng phục vụ bạn. 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ