Đang Bị Cúm Có Tiêm Phòng Cúm Được Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Đang Bị Cúm Có Tiêm Phòng Cúm Được Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 19, 2022

Cúm là bệnh lý phổ biến, dễ lây lan và khiến sức khỏe bị giảm sút. Tiêm vaccine là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm. Vấn đề đặt ra trong bài viết này là nếu đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? Tiêm phòng rồi có bị cúm không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Tiêm vaccine – biện pháp phòng ngừa cúm hữu hiệu

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính tại đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh gồm có sổ mũi, đau cơ, đau đầu, đau họng, mệt mỏi, sốt, ho khan. Cúm ở trẻ em thường gây ra thêm các triệu chứng ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, buồn nôn. Diễn biến của bệnh thường nhẹ và sẽ dần hồi phục trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh cúm có thể diễn ra nặng hơn ở mẹ bầu, người già, trẻ em hay người bị bệnh mạn tính. Nó sẽ gây ra một số biến chứng như viêm não, viêm phổi, viêm tai, thậm chí dẫn đến tử vong.

dang-bi-cum-co-tiem-phong-cum-duoc-khong-1
Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa cúm hữu hiệu

Hiện có nhiều biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm, bao gồm tránh tiếp xúc với bệnh nhân, áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh,… Tuy nhiên, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất. Theo WHO, việc chủng ngừa có thể làm giảm đến 60% bệnh lý liên quan đến cúm. Ước tính làm giảm từ 70 – 80% tỷ lệ tử vong do cúm và có hiệu lực bảo vệ đến 80 – 90%.

Các đối tượng nên chủng ngừa vaccine cúm hàng năm gồm có: Người trên 50 tuổi; trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên; nhân viên y tế; người tiếp xúc thường xuyên với trẻ dưới 6 tháng tuổi; người bị bệnh phổi mãn tính (hen suyễn), tim mạch hoặc suy giảm hệ miễn dịch,… Bệnh cúm mùa thường bắt đầu vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 5 năm sau. Do đó, tháng 10, 11 là thời điểm chủng ngừa tốt nhất.

Đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không?

Khi đang bị cúm tốt nhất bạn không nên tiến hành chủng ngừa vaccine cúm. Vaccine cúm nói riêng hay tất cả các loại vaccine nói chung đều được khuyến cáo tiêm ngừa khi cơ thể đang khỏe mạnh để phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên chờ đến khi khỏi bệnh mới đi tiêm phòng cúm. Ngoài ra, những trường hợp dưới đây cũng không nên tiêm vaccine cúm:

  • Từng bị dị ứng khi chủng ngừa cúm trước đó.
  • Dị ứng với kháng sinh Gentamicin, Formaldehyde, trứng.
  • Từng mắc hội chứng Guillain – Barre trong 6 tuần sau khi chủng ngừa vaccine cúm.
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú (trẻ dưới 6 tháng tuổi).
  • Người bị suy giảm miễn dịch (bệnh tự miễn dịch, HIV).
  • Người đang bị bệnh nhiễm trùng cấp (sốt trên 37 độ C).
  • Người bị suy dinh dưỡng.

Tiêm phòng rồi có bị cúm không?

Tính từ thời điểm chủng ngừa, để vaccine phát huy tác dụng chúng ta cần chờ khoảng 10 – 14 ngày. Người vừa chủng ngừa tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm trước thời điểm vaccine phát huy tác dụng vẫn có khả năng mắc bệnh. 

dang-bi-cum-co-tiem-phong-cum-duoc-khong-3
Sau khi tiêm ngừa vaccine cúm, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh

Ngoài ra, sau khi tiêm ngừa vaccine cúm, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh cúm. Vì không có loại vaccine nào mang đến hiệu quả bảo vệ một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bị cúm khi đã chủng ngừa vaccine thì triệu chứng cũng thường nhẹ, không quá nguy hiểm. Bên cạnh đó, vaccine cúm chỉ có tác dụng trong khoảng 1 năm vì virus cúm thường biến đổi kháng nguyên. 

Để ngăn ngừa bệnh cúm một cách hiệu quả, bạn cần tiêm vaccine hàng năm. Ngoài ra để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần chú ý vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, rèn luyện thể chất, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc với đối tượng nghi nhiễm cúm. 

Tóm lại, đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? Người đang bị cúm không nên chủng ngừa. Vaccine chỉ nên được tiêm khi cơ thể đang khỏe mạnh. Việc làm này giúp vaccine phát huy tối đa công dụng và hạn chế biến chứng ngoài ý muốn. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ