Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để nhận biết dấu hiệu viêm gan B, chúng ta cần tìm hiểu về bệnh lý này trước. Viêm gan B là tình trạng viêm nhiễm làm tổn hại gan do virus HBV gây ra. Một số người nhiễm virus không có khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng và mắc bệnh suốt đời. Các bệnh nhân này bị viêm gan B mạn tính và đối mặt với nguy cơ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Trên thực tế, viêm gan mạn tính chính là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư gan.
Theo thống kê của WHO, hơn 2 tỷ người trên toàn cầu đã và đang nhiễm virus viêm gan B. Viêm gan B chính là nguyên nhân gây ra khoảng 600.000 ca tử vong trên thế giới mỗi năm, có khả năng lây truyền cao hơn HIV gần 50 – 100 lần.
Như đã đề cập ở trên, viêm gan B gây ra bởi virus HBV (Hepatitis B Virus). Loại virus này có hình cầu, vỏ bao quanh là Lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Tính đến nay, HBV được xác định có 8 type kháng nguyên khác nhau.
Thời gian ủ bệnh của virus HBV là từ 3 – 6 tháng. Virus sẽ gây ra bệnh viêm gan B cấp tính ở giai đoạn đầu hoạt động. Nếu cơ thể không tự miễn được với virus, sau 6 tháng bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư gan, xơ gan,…
Dưới đây là một số con đường lây truyền bệnh viêm gan B:
Lây qua đường máu
Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, cụ thể bao gồm:
Lây từ mẹ sang con
Khi mẹ bầu nhiễm virus viêm gan, khả năng lây truyền cho thai nhi là rất cao. Tỷ lệ lây lan cũng gia tăng dần cùng với thời gian trẻ phát triển cho đến khi chào đời. Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây truyền ở trẻ sơ sinh là 10% và gia tăng lên 60 – 70% vào tam cá nguyệt cuối cùng. Ước tính khoảng 50% số trẻ trên có khả năng bị viêm gan B mạn tính, đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xơ gan khi trưởng thành.
Lây qua đường tình dục
Virus HBV có thể lây truyền cho đối phương thông qua những vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Do đó, hãy chắc chắn bản thân đã dùng biện pháp an toàn khi quan hệ như:
Dấu hiệu viêm gan B thường không rõ ràng nên bệnh nhân thường rất khó nhận biết. Thế nhưng dù không biểu hiện triệu chứng nhưng virus viêm gan B vẫn có khả năng làm gan bị tổn hại nghiêm trọng sau một khoảng thời gian âm ỉ phát triển. Vì thế, bạn đọc cần lưu ý những triệu chứng nhận biết bệnh dưới đây:
Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan cổ trướng, ung thư gan vô cùng nguy hiểm. Vậy nhiễm virus viêm gan B sau bao lâu sẽ biểu hiện triệu chứng? Dấu hiệu viêm gan B thường xuất hiện sau 3 tháng kể từ lúc nhiễm virus. Thế nhưng, triệu chứng của bệnh cũng có thể biểu hiện trong thời gian từ 6 tuần – 6 tháng kể từ lúc bị nhiễm virus HBV.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính sẽ xuất hiện trong vài tuần nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 6 tháng. Lưu ý, nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không có triệu chứng vẫn lây virus HBV cho người khác được.
Một số bệnh nhận duy trì triệu chứng tương tự bệnh viêm gan B cấp tính. Thế nhưng, hầu hết người bệnh viêm gan B mạn tính sẽ không có dấu hiệu gì trong khoảng 20 – 30 năm. Do đó, căn bệnh này sẽ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Ước tính khoảng 15 – 25% người bệnh viêm gan B mạn tính sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng về gan như ung thư gan, xơ gan. Kể cả khi vừa mắc bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu, nhiều người vẫn chưa xuất hiện triệu chứng, mặc dù những xét nghiệm chức năng gan tại thời điểm này đã có dấu hiệu bất thường.
Thông thường, chỉ 25% người bệnh viêm gan B cấp có triệu chứng lâm sàng và được chẩn đoán, chữa trị. Một số ít có khả năng chống lại bệnh viêm gan B và loại bỏ thành công virus ra khỏi cơ thể. Số còn lại thường không có biểu hiện lâm sàng và chuyển thành thể mạn tính.
Viêm gan B mạn tính sẽ diễn biến âm thầm theo thời gian và nó sẽ phá hủy những tế bào gan. Từ đó làm gan bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra biến chứng như xơ gan, thậm chí là ung thư. Đa phần người bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng tại giai đoạn muộn.
Viêm gan B thường không biểu hiện triệu chứng. Do đó, để biết có nhiễm virus HBV hay không, bạn nên đến cơ sở y tế thực hiện một số xét nghiệm máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể cho biết bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính hay cấp tính. Hoặc đã từng nhiễm virus HBV nhưng đã hồi phục. Nếu đã sở hữu kháng thể chống lại virus HBV thì không cần chủng ngừa.
Chúng ta đã biết dấu hiệu viêm gan B như thế nào. Vậy có những nào giúp chữa bệnh viêm gan B? Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với giai đoạn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân:
Với bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính
Ước tính khoảng 90% bệnh nhân viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và không cần sử dụng thuốc kháng virus. Nếu bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính có men gan cao thì phải áp dụng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc hỗ trợ chức năng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Với bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính
Người bệnh viêm gan B mạn tính cần dùng thuốc kháng virus HBV. Loại thuốc này sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ chuyển thành xơ gan, suy gan, ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì vì quá trình chữa trị sẽ kéo dài, có thể là cả đời với người bị xơ gan.
Người bệnh cần dùng thuốc đủ liều, đúng lịch. Nếu không virus sẽ nhờn thuốc gây khó khăn cho quá trình chữa trị, tác động nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, có thể điều trị viêm gan B mạn tính bằng cách tiêm những loại thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, bất hoạt virus như: Thymosin Alpha, Interferon, Peg – Interferon,… Tuy nhiên, những loại thuốc này khá nhiều tác dụng phụ và hiện không có sẵn tại Việt Nam.
Viêm gan B là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không kịp thời ngăn chặn có thể tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Vì thế, khi biết bản thân mắc bệnh viêm gan B, điều đầu tiên bệnh nhân cần làm là xét nghiệm để xác định cụ thể tình trạng bệnh là cấp tính hay mạn tính.
Nếu là viêm gan B cấp tính thì bạn mới phơi nhiễm với virus. Lúc này, cơ thể sẽ tự đào thải virus và hình thành kháng thể để chống lại. Ước tính 90% người trưởng thành mắc bệnh này sẽ tự khỏi, chỉ có 10% chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Nếu bệnh đã ở giai đoạn mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm kháng nguyên (HBsAg, HBeAg), chỉ số men gan, định lượng nồng độ virus trong máu (HBV – DNA) và những xét nghiệm đánh giá tổn thương gan khác. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần chữa trị bằng thuốc hay chưa. Vì việc dùng thuốc điều trị chỉ áp dụng cho các trường hợp:
Với 2 trường hợp kể trên, bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc nhằm mục đích làm giảm nồng độ virus HBV trong máu, giúp hạ men gan và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, những loại thuốc hiện nay chỉ hỗ trợ làm giảm nồng độ virus có trong máu, hạ men gan, cải thiện triệu chứng chứ không thể chữa dứt điểm bệnh viêm gan B. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối phải kiên trì, tránh bỏ dở việc chữa trị, nếu không sẽ gây ra hậu quả nặng nề.
Trường hợp mắc bệnh viêm gan B mạn tính nhưng định lượng virus chưa ở mức cần chữa trị hoặc HBV không nhân lên, gan vẫn khỏe mạnh thì không cần dùng thuốc. Bệnh nhân phải duy trì thể trạng thật tốt để kiểm soát virus, tránh làm gan bị tổn thương.
Bước tiếp theo, bệnh nhân cần xác định dù cần chữa trị hay chưa thì vẫn phải làm giảm nồng độ virus trong máu, làm ức chế HBV. Đồng thời áp dụng một số phương pháp tăng cường chức năng gan, giải độc, bảo vệ gan tránh bị tổn thương, nâng cao miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng. Muốn làm được điều này, bạn cần chú ý:
Ngày nay, chủng ngừa vắc xin viêm gan B được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Nếu bệnh đã chuyển sang mạn tính thì chỉ có thể sử dụng thuốc để kiểm soát virus. WHO khuyến cáo mọi người cần tiêm ngừa HBV càng sớm càng tốt. Tất cả trẻ em trong vòng 24 giờ đầu sau sinh cần tiêm vắc xin viêm gan B. Các mũi tiếp theo sẽ được tiêm khi bé được 2, 3, 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngoài ra, để tránh lây nhiễm virus viêm gan B, bạn cần dùng bao cao su, áp dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, chung thủy 1 vợ 1 chồng. Để chắc chắn bản thân không bị nhiễm bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ. Bệnh nhân viêm gan B mạn tính phải được theo dõi thể trạng thường xuyên. Bên cạnh đó, chúng ta nên tránh uống rượu bia và nhận tư vấn từ bác sĩ khi dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào.