Khám Sức Khỏe Cho Trẻ Mầm Non Có Ý Nghĩa Gì?

Trang chủ > Dịch Vụ Y Tế > Khám Sức Khỏe Cho Trẻ Mầm Non Có Ý Nghĩa Gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 20, 2021

Khám sức khỏe cho trẻ mầm non là việc phải thực hiện định kỳ. Nhà trường và phụ huynh nên có kế hoạch tổ chức và kiểm tra sức khỏe cho bé một cách toàn diện. Vì lần thăm khám này mang đến nhiều ý nghĩa và lợi ích, đảm bảo cho trẻ có sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần thật tốt. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Độ tuổi của trẻ mầm non

Độ tuổi của trẻ mầm non thường là từ 2 – 3 tuổi. Trong đó có những bé đi học muộn hoặc sớm hơn 1 năm. Phụ huynh cần lưu ý không nên để bé đến trường muộn (sau 4 tuổi). Độ tuổi trẻ mầm non cũng là giai đoạn vàng cho sự phát triển của não bộ. Lúc này hệ thần kinh sẽ phát triển vượt trội, có vai trò quyết định quan trọng đến thể trạng chung của trẻ, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Do đó, khám sức khỏe cho trẻ mầm non là việc mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng phải quan tâm.

kham-suc-khoe-cho-tre-mam-non-4
Độ tuổi của trẻ mầm non thường là từ 2 – 3 tuổi

Giáo dục mầm non mang tính nền tảng, không đặt nặng vấn đề cung cấp kiến thức mà chỉ giúp bé hình thành các thói quen, kỹ năng đầu tiên về cách suy nghĩ, ứng xử trong giao tiếp, xử lý tình huống,… Nếu bố mẹ không cho bé đến trường mầm non sẽ khiến con hình thành tính cách tự thu mình lại với bạn bè sau này. Bên cạnh đó, việc học tập cũng như sự cạnh tranh trong vui chơi, giải trí của trẻ sẽ bị hạn chế nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.

Ý nghĩa của việc khám sức khỏe cho trẻ mầm non?

Khám sức khỏe cho trẻ mầm non là việc làm vô cùng quan trọng, nhất định phải thực hiện, vì mang đến nhiều ý nghĩa như sau:

Giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và hiểu rõ hơn về thể trạng của bé

Lên kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là điều mà các bậc phụ huynh phải lưu tâm, nhằm giúp con phát triển một cách toàn diện. Thông qua việc thăm khám, bố mẹ sẽ nắm rõ được tình trạng phát triển của trẻ như thính giác, thị lực, cân nặng, chiều cao, hệ tiêu hóa và những vấn đề liên quan đến đường hô hấp,…

Trẻ em ở độ tuổi mầm non vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng non yếu trước những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt, với điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam thì các bé rất dễ mắc bệnh viêm họng, ho, cảm cúm hay những vấn đề về đường tiêu hóa,… Ngoài ra, bố mẹ sẽ có thêm kiến thức để giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm. Hiện nay, vẫn còn nhiều phụ huynh lơ là việc tiêm chủng và khám sức khỏe cho trẻ mầm non, khiến con dễ mắc bệnh vặt khi đi học.

Giúp bố mẹ can thiệp kịp thời để cải thiện sức khỏe cho con

Thông qua quá trình khám sức khỏe cho trẻ mầm non, bố mẹ sẽ kịp thời phát hiện được những dấu hiệu bệnh lý. Từ đó, tiến hành can thiệp chữa trị, biết cách bổ sung thêm dưỡng chất cho con cũng như xây dựng chế độ sinh hoạt mới phù hợp hơn dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.

Khám sức khỏe là cách bảo vệ bé an toàn

Nếu chẳng may phát hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ hỗ trợ bé chữa trị nhanh chóng, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Thông qua việc khám sức khỏe, trẻ ở độ tuổi mầm non sẽ được bảo vệ tốt và an toàn hơn. Thời gian thăm khám cần thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc 6 tháng/lần.

Danh mục khám sức khỏe cho trẻ 30 tháng tuổi

kham-suc-khoe-cho-tre-mam-non-2
Khám sức khỏe cho trẻ 30 tháng tuổi có nhiều danh mục cần thực hiện

Thắc mắc khám sức khỏe cho trẻ mầm non có ý nghĩa gì đã được giải đáp xong. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về danh mục khám sức khỏe trẻ 30 tháng tuổi nhé, bao gồm các nội dung sau:

  • Đo lường các chỉ số sức khỏe và kiểm tra cân nặng để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường.
  • Kiểm tra tim, đo nhịp thở.
  • Kiểm tra thính giác và thị giác.
  • Kiểm tra sự phát triển não của bé bằng cách đo vòng đầu.
  • Đề nghị tiêm chủng những mũi vacxin mà bé đã bỏ qua trong các đợt kiểm tra sức khỏe trước.
  • Bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của phụ huynh trong quá trình thăm khám, ví dụ như tư vấn cách phát hiện ra dấu hiệu bệnh cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai,…
  • Bác sĩ cũng giải đáp những câu hỏi khác của bố mẹ như làm thế nào để luyện cho bé đi vệ sinh cũng như xây dựng mối quan hệ giữa con với anh chị em trong nhà.
  • Khi khám sức khỏe cho trẻ mầm non, bố mẹ cũng nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin về hành vi, tính khí, sự phát triển của con để nhận thêm tư vấn về tâm lý.
  • Nếu trẻ có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán được trẻ có bị ngộ độc chì trong máu, thiếu máu hay không.
  • Bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ về kế hoạch cho trẻ tham gia học mầm non hoặc các hoạt động có tổ chức khác.
  • Khám sức khỏe cho trẻ 30 tháng tuổi cũng gồm cả kiểm tra và quan sát dáng đi của trẻ cũng như phối hợp một số kỹ năng khác.
  • Bằng cách đặt vài câu hỏi cho trẻ, bác sĩ có thể đánh giá được kỹ năng ngôn ngữ.

Những câu bác sĩ thường hỏi khi khám sức khỏe cho trẻ 30 tháng tuổi

Bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi với bố mẹ hoặc người chăm sóc trong quá trình khám sức khỏe cho trẻ 30 tháng tuổi như:

  • Việc ngủ của trẻ như thế nào? Trẻ có gặp ác mộng vào ban đêm không? Có ngủ trưa không? Ngủ đêm lúc mấy giờ? Đa phần trẻ từ 30 tháng tuổi trở lên ngủ muộn nhất vào buổi tối là khoảng 11 giờ. Bé cũng có thể ngủ trưa kéo dài khoảng 2 giờ. Một số trẻ ngủ nhiều vào ban đêm và không còn giấc ngủ ngắn ban ngày. Ở giai đoạn này, trẻ dễ gặp ác mộng, do đó bố mẹ cần cho bác sĩ biết nếu con mình cũng bị khi ngủ.
  • Khi khám sức khỏe cho trẻ mầm non, bác sĩ cũng sẽ hỏi trẻ có dùng nhiều đồ ngọt không, ăn uống thế nào? Tại nhà, bố mẹ thường chủ động hạn chế cho con dùng đồ ngọt. Tuy nhiên, ở các khu vui chơi, trường học, trẻ có thể ăn quá nhiều đồ ngọt. Nếu bé thích ăn đồ ngọt, bố mẹ nên nhận tư vấn từ bác sĩ để chọn món lành mạnh hơn.
  • Bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ về việc tập cho bé đi vệ sinh như thế nào? Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều đã được tập đi vệ sinh. Tuy nhiên, một số bé vẫn chưa thể đi vệ sinh một cách thành thạo. Bác sĩ có thể cho bố mẹ lời khuyên để hạn chế việc sử dụng tã ở trẻ 30 tháng tuổi.
  • Bác sĩ cũng hỏi phụ huynh có thấy việc đi đứng của trẻ bất thường không? Tại độ tuổi này, các vấn đề về chân của trẻ vẫn có thể xảy ra vì còn phát triển. Nhưng quá trình này sẽ dừng lại khi bé được khoảng 7 tuổi.
  • Bác sĩ cũng quan tâm đến các hoạt động thể chất mà bé tham gia khi khám sức khỏe. Vì ở độ tuổi này bé vừa mới biết đi, thông qua các hoạt động thể chất như bước lên xuống cầu thang, nhảy tại chỗ, trèo lên ghế, ném bóng, đá bóng, xếp đồ chơi,… giúp kiểm soát tay chân tốt hơn.
  • Khi khám sức khỏe cho trẻ mầm non bác sĩ cũng hỏi con yêu của bạn có đang học từ mới nào không? Trẻ từ 30 tháng tuổi sẽ rất thích đặt câu hỏi “tại sao” để giao tiếp với mọi người và tìm lời giải đáp. Bé đang cố gắng học mỗi ngày nhằm mở rộng vốn từ. Trẻ 30 tháng tuổi thường xuyên sử dụng cụm gồm 3 – 4 từ và có khoảng trên 100 từ vựng. Để kiểm tra khả năng ngôn ngữ của trẻ, bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp.
  • Bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ bé có khả năng đáp ứng những yêu cầu thực hiện từ 2 bước trở lên hay không, nhằm kiểm tra kỹ năng phối hợp. Đa phần trẻ 2 tuổi đã có thể nghe hiểu để thực hiện theo chỉ dẫn từ 2 bước trở lên như “đi đến và ôm mẹ” hoặc “về phòng ôm gấu”. Nếu bé không nghe thấy lệnh hoặc không thể làm theo hướng dẫn, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ.
  • Để có thể hiểu sâu hơn về tình trạng phát triển, bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ trò chơi yêu thích của trẻ là gì? Nhiều bé ở tuổi này thường thích xếp các câu hỏi gần nhau, vẽ nguệch ngoạc trên giấy, làm rỗng đồ vật dạng hộp, phân loại đồ vật theo màu sắc.
  • Bác sĩ sẽ hỏi phụ huynh xem có phát hiện dấu hiệu bất thường gì ở mắt hoặc khả năng nhìn của trẻ không? Trong quá trình khám sức khỏe cho trẻ mầm non sẽ bao gồm cả kiểm tra thị lực, để kịp thời can thiệp khi có bất thường xảy ra.
  • Bác sĩ cũng hỏi bố mẹ từng đưa con đến khám nha sĩ chưa? Theo khuyến cáo, bố mẹ nên cho trẻ đến nha sĩ khám sau sinh nhật 1 tuổi. Phụ huynh nến sắp xếp đưa con đến nha sĩ nếu chưa khám lần nào dù đã 30 tháng tuổi.

Thắc mắc khám sức khỏe cho trẻ mầm non có ý nghĩa gì đã được giải đáp xong. Vậy khám sức khỏe cho trẻ mầm non ở đâu? Thông thường nhà trường sẽ phối hợp với cơ sở y tế để tổ chức thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, nếu trường mầm nào không thực hiện, bố mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín như Đa khoa Phương Nam. Đừng quên mang theo sổ khám sức khỏe mầm non của con nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ