Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 20, 2021
Mục Lục Bài Viết
Tất cả các vết thương trên cơ thể bạn đều có quá trình hồi phục giống nhau, qua 3 giai đoạn chính:
Khi bị thương, máu sẽ chảy ra ngoài và nhanh chóng khô lại trong vài phút sau đó. Một lớp vảy do máu đông hình thành, lúc này hệ thống miễn dịch được kích hoạt, giúp bảo vệ vết thương, tránh bị nhiễm trùng. Song song đó, huyết tương có màu vàng nhạt hoặc trong suốt sẽ chảy ra ngoài, ngăn cản sự xâm nhập của ký sinh trùng và vi khuẩn.
Ngoài ra, hiện tượng viêm tại vết thương sẽ xuất hiện như sưng đau, nóng đỏ do quá trình giải phóng các chất chống lại vi khuẩn của bạch cầu và tiểu cầu. Biểu hiện viêm giảm dần theo thời gian và mô da tổn thương bắt đầu hồi phục. Giai đoạn miễn dịch kéo dài khoảng 2 đến 5 ngày.
Trong giai đoạn này, các mạch máu và mô da tổn thương sẽ được chữa lành nhờ quá trình tăng sinh tế bào mới của cơ thể. Tế bào da mới và cũ được liên kết với nhau nhờ khả năng tạo ra Collagen của tế bào hồng cầu. Vết thương được lấp đầy thông qua sự tái tạo của các mô hạt, từ đó da mới hình thành, vảy cứng ngày càng nhỏ lại. Mất khoảng 2 đến 3 tuần để giai đoạn tăng sinh diễn ra.
Thời điểm này, bạn sẽ cảm thấy ngứa ở vết thương, vảy cứng cũng bong ra, da mới hình thành thường có màu đậm, căng bóng hơn các vùng da xung quanh và mờ dần theo thời gian.
Tóm lại, thông thường đối với vết thương do trầy xước sẽ mất từ 5 đến 15 ngày để lành, còn vết thương phải khâu chỉ có thể hồi phục lâu hơn khoảng 21 ngày. Khi bị thương, sẹo hình thành là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên quá trình hồi phục nhanh hay chậm, có tạo nên sẹo lồi, sẹo thâm không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Nếu bạn không xử lý vết thương tốt sẽ gây nhiễm trùng hoặc mắc phải những biến chứng khác vô cùng nguy hiểm.
Vậy làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo? Bạn hãy cùng tham khảo cách chăm sóc da non cơ bản, theo từng trường hợp cụ thể bên dưới nhé!
Da non là lớp da rất yếu, dễ bị kích ứng và tổn thương, vì vậy cần đòi hỏi cách sự tỉ mỉ nhẹ nhàng trong việc rửa mặt hằng ngày, tránh làm da non bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của da
Bạn nên dùng nước sạch rửa nhẹ mặt, sau đó dùng bông gòn đã sát khuẩn chặm nhẹ để thấm nước, tránh dùng khăn mặt vì có thể làm xước da non. Ngoài ra, các bạn có thể sủ dụng sữa rửa mặt cho da nhạy cảm để rửa cho da non.
Không gãi và chà xát mạnh lên vùng vết thương đang kéo da non: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra các vết sẹo lồi xấu xí mà nhiều người đang mắc phải. Khi da non hình thành sẽ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên hành động gãy và chà xát vị trí này là phản ứng bình thường.
Tuy nhiên hãy cố nhịn hoặc gãi nhẹ lên vùng da bình thường xung quanh để giảm cảm giác ngứa. Không nên gãi trực tiếp và gãi mạnh tay lên phần da non sẽ làm da bị trầy xước thêm, thời gian hồi phục lại phải kéo dài.
Sử dụng kem dưỡng da sẽ giúp cung độ ẩm và bổ sung dưỡng chất cho da non, rút ngắn quá trình lành vết thương. Theo chuyên gia khuyên dùng thì, các loại kem dưỡng da chứa nhiều collagen, vitamin, khoáng chất sẽ giúp cho da khỏe mạnh, nhanh hồi phục, và tránh được tình trạng sẹo rỗ sau khi hồi phục vết thương.
Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn cần che chắn vùng da non cẩn thận, tránh để ánh nắng mạnh chiếu vào da non. Các bạn nên chọn mua những kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ trở lên để bảo vệ an toàn cho làn da trước ánh nắng của mặt trời
Làm sao để da non mau lành? Cách đơn giản nhất là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết: Các loại thịt cá rau củ giàu vitamin là những loại thực phẩm vô cùng cần thiết trong giai đoạn này. Tuy nhiên bạn nên tránh thịt bò và thịt gà vì chúng có thể làm da càng thêm ngứa hoặc làm tăng sưng viêm không tốt cho da.
Tránh xa chất kích thích, rau muống và đồ nếp: Đây là các loại thức ăn không nên dùng trong quá trình da non hình thành vì chúng làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo lồi.
Vạch ra chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, uống đủ nước, tránh vận động mạnh, vệ sinh chỗ ngủ sạch sẽ, tránh vi khuẩn tấn công vào vết thương
Sau khi nặn mụn, da mặt mặt bạn bị tổn thương và rất nhạy cảm, vì vậy bạn nên sử dụng nước muối sinh lý rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn, sau một thời gian da đã ổn định, thì có thể rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt tẩy rửa nhẹ!
Để tránh tình trạng da bị thâm, sẹo lồi, sẹo rỗ sau nặn mụn, thì các bạn cần chọn các sản phẩm dưỡng da có chứa các thành phần như, lô hội, niacinamide, vitamin C, hydroquinone,…Các chất này sẽ giúp da căng sáng mịn màng, và không để lái sẹo thâm sau khi nặn mụn. Ngoài ra bạn cũng cần phải sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài trời nữa nhé!
Làn da non sau khi tẩy tế bào chết sẽ rất dễ bị tổn thương, vì thế bạn cần thoa kem dưỡng ẩm ngay, giúp khắc phục tình trạng khô căng, ửng đỏ, mất độ ẩm hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cần nhanh chóng đắp mặt nạ để giúp da hấp thụ thêm dưỡng chất cần thiết. Nên chọn loại mặt nạ được chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính và phù hợp với loại da bạn sở hữu.
Dùng kem chống nắng là điều bắt buộc phải làm mỗi khi ra ngoài, giúp da tránh bị tác động từ tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Thông thường, kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên là phù hợp.
Thế nếu bạn lăn kim, làm sao để da non hết đỏ? Hãy lưu ý 3 điều sau đây:
Thứ nhất, trong 3 ngày đầu sau khi lăn kim, bạn cần rửa mặt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, bảo đảm mọi thứ chạm lên mặt đều sạch sẽ, để tránh bị nhiễm trùng. Rửa mặt xong, thì thoa thêm serum đã được bác sĩ chỉ định. Thời gian này, tốt nhất bạn nên ở nhà để da được bảo vệ. Nếu bắt buộc phải ra ngoài nên che chắn cẩn thận và tuyệt đối không được dùng kem chống nắng.
Thứ hai, những ngày tiếp theo sau khi lăn kim bạn đã có thể dùng kem chống nắng. Nếu được hãy cấp ẩm cho da thông qua một số mỹ phẩm được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, không được gỡ các lớp da trên mặt, hãy để chúng khô và bong tự nhiên.
Thứ ba, để làm da non hết đỏ và hồi phục nhanh chóng, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên chất xơ, Vitamin, hạn chế đồ cay nóng. Bên cạnh đó, hãy ngủ đủ giấc và uống nước đều đặn mỗi ngày.
Sau khi phẫu thuật để hạn chế khả năng gây sẹo, bạn nên ăn uống thật khoa học, tránh dùng rau muống, thịt bò, hải sản, trứng, thịt gà,… Ngoài ra, khi bạn phát hiện vết thương đang lên da non, bạn có thể bôi nghệ tươi hoặc kem nghệ lên da non cũng là cách hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Trong trường hợp bị bỏng thì như thế nào, làm sao để da non hết đỏ? Đó là bạn tuyệt đối không được gãi hay cọ xát vào lớp da non, ngay cả khi đang ngứa ngáy. Song song đó, theo phương pháp dân gian, để giúp da non nhanh chóng hồi phục, hạn chế bị sẹo, bạn có thể bôi nghệ tươi lên da hoặc dùng kem ngừa sẹo chuyên dụng.
Làm sao để da non hết đỏ phụ thuộc chủ yếu vào cách chăm sóc da của bạn. Hãy đọc thật kỹ trước khi áp dụng nhé!
Thông thường để mọc da non rồi hết đỏ thì mất khoảng từ 1 đến 3 tháng tùy theo cơ địa của mỗi người và tùy vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ và cách chăm sóc vết thương sau khi bị tổn thương.
Thông thường, vết thương sẽ đóng vảy từ sau 3 đến 7 ngày. Khoảng từ 7 đến 10 ngày sau vết thương bong vảy. Sau khi bỏng vảy sẽ xuất hiện một lớp da non màu đỏ hoặc màu nâu. Khác với màu da bình thường, do lớp sừng của biểu bì vẫn chưa bắt đầu khôi phục.
Khoảng 1 đến 3 tháng sau, lớp da ở vùng da tổn thương mới bắt đầu khôi phục hoàn toàn. Sắc tố sạm da dần dần biến mất, để khôi phục lại màu da như bình thường.
Cách tốt nhất để da nhanh lành là cách chăm sóc vết thương, phải kịp thời rửa vết thương, khử trùng vết thương. Trong thời gian vết thương phục hồi phải giữ vết thương luôn khô ráo, tránh chạm nước. Tránh gió lạnh và ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh thắc mắc làm sao để da non hết đỏ, cách giúp da non không bị ngứa cũng rất được mọi người quan tâm. Vì thế, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
Khi bác sĩ có chỉ định thuốc kháng sinh, hãy uống đầy đủ, giúp da chóng lành, bớt ngứa hiệu quả.
Một số sản phẩm như kem trị ngứa, tinh dầu Vitamin E,… cũng giúp da non bớt ngứa. Bạn có thể cân nhắc sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước.
Bảo đảm vết thương luôn sạch sẽ, khô ráo bằng cách vệ sinh kỹ lưỡng mỗi ngày.