Nếp nhăn ở mắt là những đường rãnh, nếp gấp xuất hiện trên vùng da quanh mắt. Nếp nhăn quanh mắt tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhưng lại có thể khiến bạn trông già hơn và giảm sự tự tin. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa nếp nhăn? Mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây!
Nếp nhăn ở mắt là những đường rãnh, nếp gấp xuất hiện trên vùng da xung quanh mắt. Đây là dấu hiệu thực thể và không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa da. Nếp nhăn dưới mắt hình thành khi vùng da quanh mắt trở nên mỏng hơn và mất đi độ đàn hồi tự nhiên.
Nếp nhăn ở mắt là dấu hiệu lão hóa tự nhiên của da, thường xuất hiện khi da mất đi độ đàn hồi và săn chắc.
Nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn dưới mắt là do lượng collagen ở lớp hạ bì của da bị suy giảm theo thời gian. Collagen đóng vai trò hỗ trợ cấu trúc khuôn mặt và giữ cho làn da trẻ trung. Khi lượng collagen giảm, vùng da quanh mắt có thể bị lõm xuống, tạo ra đường và nếp nhăn ngày càng rõ hơn. Tình trạng này có thể tăng nhanh do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, hút thuốc, cử động khuôn mặt lặp đi lặp lại và một số đặc điểm di truyền nhất định.
Hiện nay, nếp nhăn ở mắt được phân thành hai loại chính: nếp nhăn động và nếp nhăn tĩnh. Nếp nhăn động là loại nếp nhăn chỉ xuất hiện khi có hoạt động của cơ, chẳng hạn như khi cười hoặc nhăn mắt. Ngược lại, nếp nhăn tĩnh là loại nếp nhăn luôn hiện diện ngay cả khi các cơ đang ở trạng thái thư giãn.
Phân loại nếp nhăn ở vùng mắt
Nếp nhăn vùng mắt được phân loại thành hai loại chính: nếp nhăn động, nếp nhăn tĩnh và nếp nhăn lão hoá. Cụ thể:
Nếp nhăn động: loại nếp nhăn xuất hiện khi chúng ta biểu lộ cảm xúc như vui, buồn trên khuôn mặt, nheo mắt hoặc cau mày. Theo thời gian, những vùng da tại các vị trí có sự co cơ thường xuyên sẽ dần hình thành nếp nhăn cố định. Đây là giai đoạn đầu của quá trình lão hóa da vùng mắt và thường bắt đầu xuất hiện khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.
Nếp nhăn tĩnh: loại nếp nhăn luôn hiện diện ngay cả khi cơ mặt đang ở trạng thái nghỉ ngơi và không biểu lộ cảm xúc. Nguyên nhân hình thành nếp nhăn tĩnh đến từ nhiều yếu tố như quá trình lão hóa tự nhiên, thói quen xấu trong cuộc sống (hút thuốc, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng), tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với ánh sáng mặt trời, gây tổn thương cho vùng da quanh mắt. Đáng chú ý là các nếp nhăn động theo thời gian cũng có thể dần chuyển hóa thành nếp nhăn tĩnh.
Nếp nhăn lão hóa: hình thành do quá trình lão hóa tự nhiên khiến cơ và da mặt dần chảy xệ, mất đi độ đàn hồi và săn chắc. Loại nếp nhăn này thường xuất hiện rõ rệt tại các vùng da mỏng như dưới mắt, quanh mi mắt và góc ngoài của mắt (chân chim).
Các vị trí ở vùng mắt thường xuất hiện nếp nhăn
Vùng da quanh mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, do đó đây là nơi đầu tiên xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, đặc biệt là nếp nhăn. Dưới đây là các vị trí thường xuất hiện nếp nhăn ở vùng mắt:
Nếp nhăn ở đuôi mắt, hay còn gọi là vết chân chim, là những nếp gấp nhỏ xuất hiện từ khóe mắt kéo dài về phía thái dương, thậm chí xuống gò má. Chúng dễ nhận thấy nhất khi bạn cười hoặc khi tuổi tác ngày càng cao.
Nếp nhăn ở khóe mắt là những nếp nhăn nhỏ tỏa ra hình rẻ quạt từ góc trong của mắt xuống phía dưới và hướng ra ngoài.
Nếp nhăn ở mí mắt xuất hiện do sự lão hóa tự nhiên của các cấu trúc phức tạp tạo nên mí mắt, bao gồm sụn mi, cơ vòng mi, da, mô dưới da và kết mạc, vốn có chức năng bảo vệ mắt. Khi tuổi tác càng cao, các nếp nhăn này càng trở nên rõ rệt.
Nếp nhăn dưới mắt (bọng mắt) là những đường hằn sâu theo hình dạng bọng mắt. Loại nếp nhăn này thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể được kiểm soát.
Nguyên nhân hình thành nếp nhăn xung quanh mắt
Nếp nhăn xung quanh mắt là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng có nhiều yếu tố có thể đẩy nhanh sự hình thành của chúng.
Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn ở mắt.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Lão hóa tự nhiên: Khi chúng ta già đi, da mất dần collagen và elastin, hai protein quan trọng giúp da đàn hồi và săn chắc. Điều này dẫn đến sự lỏng lẻo của mô da, hình thành các rãnh nhăn trên bề mặt. Thêm vào đó, da lão hóa mất đi khả năng giữ ẩm và tiết dầu, từ đó làm nếp nhăn xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn.
Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời đẩy nhanh quá trình lão hóa da, hay còn gọi là lão hóa do quang hóa. Tia UV gây tổn thương trực tiếp đến tế bào da, phá hủy collagen, khiến da mất đi độ đàn hồi và săn chắc, dẫn đến hình thành nếp nhăn.
Khói thuốc lá gây cản trở quá trình sản xuất collagen mới, dẫn đến sự suy giảm collagen trong da, từ đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nếp nhăn.
Các tác nhân ô nhiễm môi trường cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa da, bao gồm:
Vật chất dạng hạt: Hỗn hợp các hạt siêu nhỏ trong không khí, bao gồm bụi và khói.
Bồ hóng: Vật liệu rắn, cực nhỏ, chứa carbon, hình thành khi đốt cháy các vật liệu khác. Bồ hóng có nguồn gốc từ khí thải xe cộ và các nhà máy sản xuất.
Nitrogen dioxide: Một loại khí thải ra từ phương tiện giao thông, các cơ sở công nghiệp, công trường xây dựng và một số thiết bị làm vườn.
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt: Thói quen ăn uống đồ ăn vặt giàu calo, thiếu chất chống oxy hóa có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa và khiến nếp nhăn đuôi mắt xuất hiện sớm hơn. Tương tự, tình trạng mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ không sâu giấc khiến tế bào không được phục hồi đầy đủ, góp phần thúc đẩy lão hóa và hình thành nếp nhăn.
Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân xuất hiện nếp nhăn vùng mắt sớm, bạn cũng có khả năng gặp phải tình trạng tương tự. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách chăm sóc da cẩn thận, dùng các sản phẩm phù hợp và thực hiện các bài tập thể dục cho mắt đúng cách.
Biểu cảm: Những biểu cảm thường ngày như cười, cau mày hay nheo mắt tạo nên các nếp nhăn ở vùng mắt. Ban đầu chỉ là những đường nhăn mờ thoáng qua, nhưng theo thời gian, do sự lão hóa và mất đi độ đàn hồi của da, chúng sẽ dần hằn sâu và trở nên dễ thấy hơn.
Da thiếu ẩm:Da khô và thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành nếp nhăn ở vùng mắt.
Các dấu hiệu nhận biết nếp nhăn dưới mắt
Nếp nhăn dưới mắt là một dấu hiệu lão hóa tự nhiên, nhưng có thể xuất hiện sớm hơn do nhiều yếu tố khác nhau.
Da mắt có dấu hiệu đường nhăn, nếp gấp hoặc nhăn.
Vùng da quanh mắt bị chùng nhão, mất độ săn chắc.
Các nếp nhăn lộ rõ hơn khi biểu cảm.
Nếp nhăn hằn sâu, thấy rõ ngay cả khi không cử động mặt.
Nếp nhăn quanh vùng mắt có xóa được không?
Không thể loại bỏ hoàn toàn nếp nhăn vùng mắt, nhưng có thể làm mờ và cải thiện. Để cải thiện nếp nhăn vùng mắt, có nhiều phương pháp thẩm mỹ khác nhau, từ việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không kê đơn đến các kỹ thuật tiên tiến hơn như tiêm thuốc (botox, filler), sóng siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU) hoặc laser, tùy thuộc vào mức độ và mong muốn của từng người.
Nếp nhăn do lão hóa tự nhiên không thể xóa bỏ hoàn toàn, nhưng có thể cải thiện bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Khi nào nên xóa nhăn vùng mắt?
Xóa nếp nhăn vùng mắt là lựa chọn cá nhân, phụ thuộc vào việc khách hàng có cảm thấy tự ti về chúng hay không. Về bản chất, nếp nhăn là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và không nhất thiết cần điều trị.
Nếu bạn muốn giảm nếp nhăn vùng mắt, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được khám, đo tuổi da và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn.
Phương pháp xóa nhăn vùng mắt an toàn, hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp xóa nếp nhăn vùng mắt, từ các liệu trình chuyên nghiệp tại phòng khám đến các biện pháp an toàn tại nhà.
Chăm sóc da: Kem chống nhăn, chống lão hóa, dưỡng ẩm, phục hồi da.
Tái tạo da: Peel da, laser CO2 fractional.
Tiêm: Liệu pháp tiêm Botox, chất làm đầy (filler), tiêm BAP 5 điểm, Mesotherapy.
Công nghệ: Sóng siêu âm hội tụ HIFU, tần số vô tuyến RF, SuperB.
Thẩm mỹ khác: Căng chỉ, lăn kim, phẫu thuật căng da vùng mắt.
Có nhiều cách để giảm nếp nhăn vùng mắt, bao gồm các phương pháp phổ biến đã được liệt kê, cũng như các lựa chọn khác như Laser ND:YAG, phẫu thuật hoặc các bài tập cơ mắt. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là xóa nhăn chỉ là một phần của việc làm đẹp tổng thể. Để có được làn da căng mịn và khỏe mạnh thực sự, cần chú trọng bảo vệ, chăm sóc da và che chắn khỏi các tác nhân gây hại, giúp da khỏe đẹp một cách tự nhiên và bền vững từ bên trong.
Hướng dẫn chăm sóc vùng da mắt sau khi xóa nhăn
Mỗi phương pháp xóa nếp nhăn vùng mắt đòi hỏi chế độ chăm sóc riêng. Đặc biệt với các kỹ thuật xâm lấn (tiêm, laser, lăn kim), cần chú trọng giữ vệ sinh, tránh nắng và ô nhiễm, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để da phục hồi tốt nhất.
Các phương pháp không xâm lấn như sóng âm, sóng vô tuyến giúp việc chăm sóc da sau điều trị trở nên đơn giản hơn nhờ không gây tổn thương da. Tuy nhiên, việc theo dõi sát sao tình trạng da sau khi thực hiện vẫn rất cần thiết.
Cách cải thiện các nếp nhăn mắt hiệu quả
Nếp nhăn mắt là nỗi lo của nhiều người, nhưng may mắn thay, có nhiều cách để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Một số phương pháp bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng nếp nhăn ở mắt
Uống đủ nước mỗi ngày: Cung cấp đủ nước hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả làn da. Khi cơ thể thiếu nước, da mặt thường xuất hiện các dấu hiệu như khô căng, bong tróc, sạm đen và đặc biệt là làm cho các nếp nhăn trở nên rõ rệt hơn. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để da luôn được cấp ẩm từ bên trong.
Tẩy tế bào chết định kỳ: Tế bào chết trên da có kích thước siêu nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường nhưng lại ảnh hưởng lớn đến da. Không thường xuyên tẩy tế bào chết, đặc biệt là những người có làn da dầu hoặc da đang bị lão hóa, rất dễ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn và hình thành nếp nhăn quanh vùng mắt. Theo khuyến nghị của các chuyên gia da liễu, nên tẩy tế bào chết khoảng 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp tế bào già cỗi, kích thích tái tạo tế bào mới và cải thiện chất lượng da.
Sử dụng kem dưỡng mắt chuyên biệt: Bên cạnh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tổng thể như toner, mặt nạ, serum và kem dưỡng, bạn cần chăm sóc đặc biệt cho vùng da dưới mắt. Việc sử dụng các sản phẩm chuyên biệt như mặt nạ mắt hoặc kem dưỡng mắt giúp cải thiện hiệu quả các vết chân chim và nếp nhăn quanh mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các sản phẩm này thường không phát huy hiệu quả ngay lập tức mà đòi hỏi sự kiên trì sử dụng liên tục trong khoảng 2-3 tháng để thấy kết quả rõ rệt.
Massage vùng mắt hàng ngày: Kỹ thuật này giúp kích thích tuần hoàn máu, cải thiện độ đàn hồi và giảm căng thẳng cho vùng da xung quanh mắt. Để thực hiện, bạn có thể sử dụng 1-2 ml serum hoặc kem dưỡng, xoa đều lên đầu ngón tay trỏ và ngón giữa, sau đó áp nhẹ lên da và di chuyển từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm nếp nhăn quanh mắt.
Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời được xem là một trong những nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy quá trình lão hóa da và hình thành nếp nhăn. Để bảo vệ vùng da quanh mắt, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Khi ra ngoài, hãy chủ động sử dụng đội nón rộng vành, đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng và đặc biệt là thoa kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp cho vùng da mặt và quanh mắt.
Bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể: Các loại vitamin như A, C, E, B3, B5 đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe làn da và ngăn ngừa nếp nhăn. Bạn nên bổ sung các vitamin bằng cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng với nhiều loại rau xanh, củ quả tươi, các loại hạt, thịt nạc, cá biển, trứng và các sản phẩm từ sữa. Đối với những người đang thực hiện chế độ giảm cân hoặc có thói quen kén ăn, có thể cân nhắc việc bổ sung vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cơ thể và làn da nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Việc chăm sóc da đúng cách, sử dụng các sản phẩm phù hợp và thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì làn da trẻ trung và rạng rỡ. Nếu bạn lo lắng về nếp nhăn ở mắt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo: Professional, C. C. M. (n.d.). Wrinkles. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10984-wrinkles