Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 7 13, 2022
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nhũ hoa căng cứng:
Do phản ứng kích thích
Theo chuyên gia, bên dưới khu vực xung quanh nhũ hoa, quầng vú và núm vú có các cơ nhỏ. Chúng có khả năng co thắt và làm giãn da. Khi xuất hiện kích thích từ bên ngoài, hệ thần kinh giao cảm sẽ khiến bạn nổi da gà, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lòng bàn tay và gửi tín hiệu đến những dây thần kinh có trong loại cơ này, làm chúng co thắt.
Nhũ hoa vốn là khu vực nhạy cảm. Các tác động vật lý như đụng chạm hay kích thích về mặt tâm lý, điển hình là tưởng tượng về thứ gì đó sẽ kích hoạt một vài phần nhất định bên trong não bộ, khiến cơ của nhũ hoa trở nên cương cứng. Tình trạng này cũng giống như các phản ứng ở bộ phận sinh dục. Chuyên gia cũng cho biết, tương tự như dương vật hay âm vật, nhũ hoa sở hữu các mô cứng. Loại mô này có khả năng tiếp nhận rất nhiều máu. Máu sẽ đổ dồn về khu vực này khi chịu tác động, gây ra hiện tượng cứng núm vú.
Do nhiệt độ
Trên thực tế, nhũ hoa vẫn có thể bị cương cứng ngay cả khi không chịu kích thích từ “chuyện ấy”. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Nếu bạn đang ở trong môi trường lạnh, các cơ nhỏ dưới da sẽ co lại nhằm mục đích giữ ấm và tránh làm mất nhiệt. Đây chính là lý do quầng vú nhăn nheo, co lại khi nhũ hoa tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Lúc này da sẽ co lại và đẩy núm vú ra ngoài. Nhìn chung nhiệt độ cũng là một trong những lý do khiến nhũ hoa căng cứng.
Do sự thay đổi của Hormone
Đôi khi, hiện tượng nhũ hoa căng cứng lại xuất phát từ nguyên nhân hoàn toàn khác biệt. Thậm chí nó còn không liên quan đến kích thích bên ngoài. Nhũ hoa có thể bị cương cứng vì sự thay đổi của Hormone. Trong thời gian rụng trứng hoặc chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng Hormone sẽ thay đổi, đặc biệt là Estrogen. Điều này có khả năng khiến núm vú dễ bị cứng và nhạy cảm hơn.
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, sự thay đổi của nhũ hoa do Hormone sẽ được nhận thấy rõ ràng nhất. Hormone Progesterone sẽ góp phần hình thành các ống dẫn sữa khi mang thai. Nhiều loại Hormone khác sẽ khiến núm vú cương cứng và làm quầng vú to ra ở giai đoạn cuối thai kỳ để chuẩn bị cho việc cho con bú. Vào thời gian cho con bú, sự kích thích từ em bé sẽ khiến cơ thể người mẹ giải phóng Oxytocin. Đây là một loại Hormone tác động đến tuyến sữa đồng thời khiến nhũ hoa co bóp, đẩy sữa ra bên ngoài.
Tùy vào từng người, nhũ hoa sẽ có kích cỡ và hình dạng khác nhau. Một số người sẽ bị cương cứng núm vú. Nhưng số khác lại không gặp tình trạng nhũ hoa căng cứng. Theo các bác sĩ, mức độ nhạy cảm ở khu vực này cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền.
Nếu tình trạng núm vú cương cứng hay bất kỳ thay đổi nào ở vòng 1 khiến bạn khó chịu thì hãy đến cơ sở y tế thăm khám để nhận thêm ý kiến từ bác sĩ. Trong trường hợp núm vú đột nhiên thụt vào trong và co rút, đau, xuất hiện dịch tiết, bạn nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng.