Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười một 13, 2024
Mục Lục Bài Viết
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe của thai nhi trong suốt thai kỳ. Việc siêu âm thường xuyên giúp mẹ bầu nắm rõ tình trạng phát triển của thai nhi, từ đó có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Phương pháp sử dụng sóng âm (có tần số cao, tai người không thể nghe được) để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Nhờ đó, bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách dễ dàng và kịp thời phát hiện các bất thường hoặc dị tật bẩm sinh (nếu có).
Siêu âm thai lần đầu tiên thường được thực hiện trong ba tháng đầu thai kỳ nhằm xác nhận sự hiện diện của thai và ước tính ngày dự sinh. Nếu thai kỳ diễn tiến bình thường, lần siêu âm tiếp theo sẽ được thực hiện vào tam cá nguyệt thứ hai, khi thai nhi đã phát triển đầy đủ chi tiết. Nếu nghi ngờ thai nhi có vấn đề, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm hình ảnh, như MRI, để kiểm tra kỹ hơn.
Có 5 loại siêu âm thai, mỗi loại có những ưu điểm và ứng dụng riêng. Dưới đây là một số loại hình siêu âm thai phổ biến:
Siêu âm qua ngã âm đạo là một kỹ thuật siêu âm sử dụng một đầu dò đặc biệt được đưa vào âm đạo để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan sinh sản nữ. Kỹ thuật siêu âm này mang lại hình ảnh rõ nét, phù hợp cho việc kiểm tra thai kỳ ở giai đoạn đầu. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng thai sớm trong tử cung, xác định tuổi thai, dự đoán ngày dự sinh hoặc phát hiện những bất thường của mẹ và thai nhi.
Siêu âm qua thành bụng sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong ổ bụng. Đầu dò siêu âm được đặt trực tiếp lên da bụng, sóng âm sẽ xuyên qua thành bụng và phản xạ lại từ các cơ quan bên trong, tạo thành hình ảnh trên màn hình.
Đối với thai phụ có thành bụng dày hoặc thai nhi còn quá nhỏ, quan sát bằng phương pháp này có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng thai. Lúc này, các bác sĩ thường kết hợp siêu âm đầu dò âm đạo hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thích hợp khác.
Siêu âm là phương pháp an toàn, không xâm lấn, sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh 2D, 3D và 4D của thai nhi. Kỹ thuật này đôi khi được sử dụng để giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trên khuôn mặt hoặc khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Siêu âm Doppler là một kỹ thuật hữu ích trong việc theo dõi thai kỳ, giúp tầm soát nguy cơ tiền sản giật, đánh giá lưu lượng máu trong tử cung và nhau thai, đồng thời đánh giá sức khỏe của thai nhi thông qua việc kiểm tra tuần hoàn thai nhi.
Siêu âm tim thai chi tiết được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ thai nhi có dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh. Kỹ thuật này giúp khảo sát hình thái, cấu trúc, hoạt động của tim thai, từ đó phát hiện các bất thường bẩm sinh về tim thai.
Siêu âm thai đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh, giúp bác sĩ đưa ra những can thiệp kịp thời (nếu có).
Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ nhằm xác định sự hiện diện, kích thước và vị trí của thai nhi, xác định số lượng thai nhi, ước tính ngày dự sinh. Bên cạnh đó, siêu âm còn được chỉ định để sàng lọc các bất thường di truyền cũng như các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung của sản phụ.
Trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, siêu âm tiêu chuẩn được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm của thai nhi, bao gồm cả giải phẫu. Siêu âm thường được thực hiện trong khoảng từ tuần 18 đến 20 của thai kỳ.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm thai nhi để:
Nhiều bà mẹ chủ quan cho rằng siêu âm thai bất kỳ lúc nào cũng có thể phát hiện ra dị tật nếu có. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào siêu âm cũng có thể phát hiện dị tật ngay lập tức, vì khả năng phát hiện phụ thuộc vào thời điểm, vị trí và loại dị tật.
Trong giai đoạn ba tháng giữa thai kỳ, thực hiện siêu âm thai nhi (từ tuần 20-25) nhằm:
Giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 đến trước khi sinh), việc siêu âm được thực hiện nhằm:
Siêu âm thai là một kỹ thuật quan trọng giúp bác sĩ xác định thai kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường, hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Công nghệ siêu âm hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc, cho phép tạo ra hình ảnh 3D và 4D của thai nhi, giúp bác sĩ theo dõi chi tiết hơn sự phát triển của bé.
Theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, đặc biệt với công nghệ 3D và 4D, bác sĩ có thể phát hiện tốt hơn các dị tật về hình thái của thai nhi.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, chưa ghi nhận tác dụng phụ nào đối với mẹ và thai nhi, cho phép kiểm tra nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ.
Cung cấp thông tin quan trọng cho bác sĩ sản khoa, giúp họ theo dõi thai kỳ và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, siêu âm thai cũng có một số hạn chế như khó khăn trong việc khảo sát rõ tình trạng thai nhi đối với những trường hợp sản phụ có thành bụng dày hoặc thai nhi nằm trong tư thế không thuận lợi.
Trước khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu siêu âm trước tuần thứ 10, mẹ bầu cần uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang đầy, giúp hình ảnh siêu âm rõ hơn.
Lưu ý hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, nước ngọt hoặc nước trái cây trước khi siêu âm. Để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, mẹ bầu nên chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát.
Thông qua các chỉ số siêu âm như chiều dài đầu mông (CRL), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi vòng đầu (HC), chu vi vòng bụng (AC), chỉ số nước ối (AFI), nhịp tim thai (FHR)… bác sĩ có thể xác định tuổi thai, dự đoán ngày dự sinh và đánh giá sự phát triển của thai nhi so với tuổi thai hiện tại.
Siêu âm thai là một phần không thể thiếu trong quá trình theo dõi và chăm sóc thai kỳ. Để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về quá trình này, dưới đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp:
1. Siêu âm có thể phát hiện hết bất thường của thai nhi?
Siêu âm phát hiện bệnh lý phụ thuộc vào từng loại bệnh, mức độ biểu hiện và tiến triển. Có những bệnh lý dễ phát hiện, nhưng cũng có những bệnh lý khó hoặc không thể phát hiện bằng siêu âm.
2. Siêu âm thai có an toàn không?
Siêu âm thai đã được sử dụng trong sản khoa hàng chục năm và được chứng minh là an toàn với thai kỳ. Hiện nay đã có bộ hướng dẫn quy trình, tiêu chuẩn đầy đủ cho việc thực hiện siêu âm thai. Theo các tiêu chuẩn này, chưa có trường hợp nào được ghi nhận là siêu âm gây hại cho thai nhi. Siêu âm thai chỉ nên được thực hiện khi có chỉ định về mặt y tế.
3. Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Kỹ thuật siêu âm đầu dò giúp bác sĩ xác định vị trí của túi thai và phôi thai, đồng thời phát hiện sớm tình trạng thai ngoài tử cung nếu có.
*Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và siêu âm. Phát hiện và điều trị sớm thai ngoài tử cung rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn.
4. Chi phí siêu âm thai bao nhiêu?
Chi phí siêu âm thai có thể thay đổi tùy theo bệnh viện, do sự khác biệt về hệ thống máy móc, dịch vụ khám chữa bệnh và đội ngũ y bác sĩ. Để nắm rõ chi phí siêu âm, mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn và chủ động về kế hoạch tài chính trong suốt thai kỳ.
Nguồn tham khảo: Ultrasound during pregnancy. (n.d.). March of Dimes. https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/ultrasound-during-pregnancy