Thai Nhi 2 Tuần Tuổi Phát Triển Thế Nào? Mẹ Thay Đổi Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi 2 Tuần Tuổi Phát Triển Thế Nào? Mẹ Thay Đổi Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 6, 2021

Thai nhi 2 tuần tuổi là một trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế chị em cần có những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của thai nhi, sự thay đổi của bản thân cũng như nhận lời khuyên hữu ích từ bác sĩ. Từ đó, giúp thai kỳ thuận lợi, con yêu phát triển khỏe mạnh, an toàn chào đời. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu các thông tin trên trong bài viết này nhé!

Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi

Thai nhi 2 tuần tuổi thường được ví như một quả trứng gà siêu nhỏ. Trong đó, phôi được ví như lòng đỏ trứng, nước ối như lòng trắng trứng. Nước ối có tác dụng nuôi dưỡng thai nhi phát triển đến thời điểm nhau thai hình thành một cách đầy đủ và sẵn sàng đảm nhiệm chức năng của nó. Các giai đoạn tạo thành thai nhi cơ bản gồm:

Rụng trứng

Khi trứng rụng, cuộc hành trình của trứng chưa thụ tinh bắt đầu. Trứng sẽ di chuyển theo một trong hai ống dẫn trứng khi rời khỏi buồng trứng và chờ tinh trùng đến để tiến hành thụ tinh.

Thụ tinh

Thông thường có khoảng 300 tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một tinh trùng may mắn có khả năng kết hợp với trứng để thụ tinh. Bề mặt của trứng sẽ biến đổi và cản ngăn không cho bất kỳ tinh trùng nào chui vào nữa sau khi có một tinh trùng thành công xâm nhập.

Một tinh trùng và trứng có chứa 23 nhiễm sắc thể, một nửa trong số đó có mang vật chất di truyền quan trọng. Tinh trùng mang cả nhiễm sắc thể X và Y, còn trứng chỉ mang nhiễm sắc thể X. Hợp tử sẽ được tạo thành khi các nhiễm sắc thể kết hợp với nhau và hoàn tất quá trình thụ tinh. Tế bào trứng dường như có màu tím sau 24 giờ thụ tinh. Xung quanh nó xuất hiện lớp bảo vệ dày màu vàng bất khả xâm phạm.

Giai đoạn đầu sau thụ tinh

Tuyến yên sẽ nhận được tín hiệu khi phôi thai phát triển. Từ đó, tuyến yên sẽ điều khiển để chu kỳ kinh nguyệt của chị em tạm dừng. Hormone HCG do tuyến yên tiết ra có khả năng ngắt chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời duy trì nồng độ Progesterone cần thiết cho việc mang thai. Hormone Progesterone giúp phôi thai tồn tại được trong tử cung, hỗ trợ quá trình phát triển thành thai nhi thuận lợi hơn.

Để duy trì sự sống của mình, phôi thai sẽ tiết ra tất cả các Hormone cần thiết sau khoảng 4 – 5 tuần. Mặc dù được nuôi dưỡng và tồn tại trong tử cung nhờ các dưỡng chất lấy từ cơ thể mẹ nhưng phôi thai lúc này phát triển như một cơ thể độc lập với đầy đủ các Hormone có liên quan cùng hệ gen.

Sự phân chia tế bào (1 – 3 ngày)

Sau thụ tinh để hoàn thành lần phân chia đầu tiên các hợp tử sẽ mất khoảng 30 giờ. Hợp tử có kích thước đường kính khoảng 0,1 mm như quả bóng sau khi phân chia thành 16 tế bào. Vào khoảng ngày thứ 3 sau thụ tinh, 16 tế bào đó sẽ di chuyển đến tử cung của mẹ. 16 tế bào này còn được gọi là phôi dâu vì có hình dáng giống quả dâu. Các tế bào bắt đầu được biệt hóa từ giai đoạn phôi dâu này. Đây cũng chính là lúc những tế bào tiến hành xâm lấn vào tử cung người mẹ.

Sau thụ tinh 4 ngày

Chất lỏng bắt đầu hình thành bên trong phôi dâu tạo ra một lớp màng riêng biệt và dày. Chúng sẽ bao bọc khối tế bào ở bên trong. Khối tế bào được gọi là phôi. Bên ngoài lớp màng gọi là nhau thai. Lúc đó toàn bộ cấu trúc gồm có 58 tế bào, được gọi là túi phôi.

Sau thụ tinh 5 ngày

Trước khi bám dính vào niêm mạc tử cung, túi phôi sẽ nằm trong tử cung nhiều ngày. Lúc này, túi phôi bắt đầu bám dính vào niêm mạc tử cung và lớp màng bảo vệ bên ngoài phôi dâu dần biến mất. Khoảng 7 ngày sau khi thụ tinh, quá trình mang thai hoàn thành việc thiết lập.

thai-nhi-2-tuan-tuoi-1
Thai nhi 2 tuần tuổi có kích thước rất nhỏ

Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi. Vậy cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ có những thay đổi gì? Xem tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 2 tuần tuổi

Khi thai nhi 2 tuần tuổi, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những thay đổi như sau:

thai-nhi-2-tuan-tuoi-2
Chị em dễ bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 2 tuần

Nhiệt độ cơ thể tăng lên: Khi bắt đầu mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ khoảng 37,5 độ do Hormone Progesterone tiết ra.

Kích thước vòng một tăng: Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, nồng độ Hormone trong cơ thể đều nhanh chóng thay đổi. Để chuẩn bị cho thời gian làm mẹ sắp tới, các tuyến sữa bắt đầu hoạt động tích cực. Mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận ngực mình nóng rát và bị căng tức.

Cơ thể mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi sẽ diễn ra do cơ thể đang cật lực cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi hình thành và phát triển. Đây chính là một trong những dấu hiệu sớm nhất thông báo việc mang thai mà nhiều người thường vô tình bỏ qua.

Đau đầu: Nguyên nhân là lượng máu cung cấp cho não ít hơn bình thường vì phải mang đến phôi thai. Thêm vào đó, mẹ bầu dễ bị đau đầu hơn vì Hormone Progesterone gia tăng đột ngột. Chị em nên đến gặp bác sĩ, đừng tự ý dùng thuốc khi đang mang thai. Vì sức khỏe của thai nhi có thể bị ảnh hưởng từ thuốc.

Nôn hoặc buồn nôn: Đây là dấu hiệu của việc ốm nghén khi mang thai và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu. Thế nhưng vẫn có một số chị em bị ốm nghén trong suốt thai kỳ. Ốm nghén khiến mẹ bầu nôn khan, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi trong bất kỳ thời điểm nào, nhất là buổi sáng.

Tiết nhiều dịch âm đạo và ra máu báo thai: Chị em sẽ quan sát thấy ở đáy quần lót ra chút máu màu nâu đậm và hồng nhạt vài ngày sau khi quan hệ. Đây chính là máu báo thai chứ không phải là đến kì kinh nguyệt như nhiều chị em vẫn nghĩ. Dấu hiệu này cho thấy trong buồng tử cung trứng đã làm tổ thành công. Thêm vào đó tại vùng kín còn tiết ra nhiều khí hư màu trắng, đặc quánh. Tuy nhiên, nếu chất dịch chuyển sang màu khác lạ và có mùi hôi thì bạn cần đi khám phụ khoa ngay.

Trễ kinh: Là một trong những dấu hiệu báo thai dễ nhận biết và sớm nhất.

Thử thai hai vạch: Que thử sẽ báo hai vạch khi cơ thể bạn xuất hiện Hormone HCG (chỉ có ở phụ nữ mang thai). Bạn nên thử thai sau khi quan hệ khoảng 7 – 14 ngày để nhận kết quả có độ chính xác cao.

Những lời khuyên từ bác sĩ khi thai nhi 2 tuần tuổi

Sau khi tìm hiểu những thay đổi của mẹ lúc thai nhi 2 tuần tuổi, bạn nên nhận thêm một số lời khuyên hữu ích từ bác sĩ trong sinh hoạt, ăn uống,… cụ thể gồm có:

thai-nhi-2-tuan-tuoi-3
Mẹ bầu nên ăn rau cải có màu xanh đậm vì chứa nhiều Axit Folic

Bác sĩ thường khuyên chị em nên uống Axit Folic trong những tuần đầu mang thai. Bổ sung dưỡng chất là thói quen cần thiết và quan trọng với thai nhi. Bạn cũng có thể tìm thấy Axit Folic trong những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau xanh đậm và các loại đậu,… Khi thai nhi 2 tuần tuổi, chị em không nên ăn món chưa nấu chín như sashimi, trứng sống, thịt tái,…

Khi thai nhi 2 tuần tuổi nếu phôi thai vẫn chưa kịp vào tử cung, còn đang lơ lửng di chuyển tới vòi trứng thì chưa chịu nhiều tác động từ thuốc do mẹ uống vào. Trường hợp thai đã làm tổ trong tử cung thì sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tốt nhất, chị em nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ tác động và nhận định được tình trạng sức khỏe của thai nhi.

thai nhi 2 tuần tuổi hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Điều quan trọng là bạn phải chọn được tư thế phù hợp. Làm “chuyện ấy” khi có em bé không dẫn đến sảy thai mà còn mang đến lợi ích cho sức khỏe.

Tia X có thể gây hại cho em bé trong bụng, do đó mẹ bầu không nên chụp X quang. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi chị em liệu có đang mang thai hay không trước khi chụp X quang.

Sau khi thụ tinh khoảng 1 – 2 tuần có khả năng xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ hoặc đốm máu. Cổ tử cung có nhiều mạch máu phát triển trong giai đoạn mang thai, nên là khu vực dễ xảy ra tình trạng chảy máu nhất. Nếu cảm thấy biểu hiện quá bất thường, chị em cần đến gặp bác sĩ thăm khám.

Mẹ bầu nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc nhé. Nếu đang hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích thì phải dừng lại ngay.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong quá trình phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi, sự thay đổi của mẹ bầu và nhận thêm các lời khuyên hữu ích từ bác sĩ. Mong rằng chị em sẽ có một thai kỳ thật thuận lợi, “mẹ tròn con vuông” nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 để được hỗ trợ ngay!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ