Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thai nhi 3 tuần tuổi tương tự như một quả bóng nhỏ xíu và được gọi là phôi nang. Trong đó chứa đến hàng trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng và chui vào niêm mạc tử cung. Những tế bào ở giữa sẽ phát triển thành phôi. Tế bào nằm ở bên ngoài sẽ sớm trở thành nhau thai, cơ quan hình bánh kếp thì cung cấp dưỡng chất và Oxy cho em bé, đồng thời loại bỏ chất thải.
Lúc này, con yêu của bạn đang là một phôi thai nhỏ gồm hai lớp biểu bì và nội bì. Tất cả các bộ phận cơ thể và cơ quan của thai nhi sẽ phát triển từ những lớp kể trên. Nhau thai sơ khai cũng sẽ tạo thành hai lớp. Tế bào nhai thai nối với niêm mạc tử cung, xây dựng đường dẫn cho máu chảy. Vào khoảng cuối tuần thứ 3, khi nhau thai hoàn thiện sẽ bắt đầu hoạt động và cung cấp Oxy, chất dinh dưỡng đến em bé.
Các tế bào phát triển thành nhau thai tiến hành tiết ra Hormone thai kỳ HCG (Human Chorionic Gonadotropin). Nội tiết này có khả năng làm cho buồng trứng tiếp tục sản xuất Progesterone, ngừng giải phòng trứng, ngăn tử cung không bị bong lớp niêm mạc, đồng thời giữ em bé ở lại và kích thích nhau thai tiếp tục phát triển. Bạn sẽ nhận kết quả thử thai hai vạch khi có đủ HCG trong nước tiểu.
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, túi ối đã xuất hiện đóng vai trò như ngôi nhà của bé. Lúc này, túi ối và nước ối sẽ bao bọc thai nhi đến khi lớn lên. Song song đó, túi noãn hoàng sản sinh các tế bào hồng cầu hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho nhau thai phát triển một cách hoàn chỉnh và sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ. So với hai tuần đầu, tuần thai thứ 3 đánh dấu bước chuyển biến rõ ràng hơn. Thai nhi 3 tuần tuổi thực sự đã tồn tại, dù chỉ là một hợp tử rất nhỏ, kích thước rơi vào khoảng 0,1 – 0,2 mm.
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi nhất định, điển hình như:
Trễ kinh chính là dấu hiệu có thai phổ biến nhất thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Thông thường khả năng cao là bạn đã có tin vui khi trễ kinh quá 10 ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì rất dễ nhận ra. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều hoặc đang cho con bú thì cần theo dõi thêm nhiều biểu hiện khác để xác định chắc chắn việc mang thai.
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nhiều chị em có hiện tượng rò rỉ máu âm đạo. Đây còn được gọi là máu báo thai. Nguyên nhân là do trứng thụ tinh thành bào thai, tế bào này sẽ bám chặt vào thành tử cung, làm cho lớp niêm mạc ở vùng này bong tróc, gây chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, khi đến kỳ kinh nguyệt lượng máu này không nhiều và chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày.
Cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi lớn về Hormone khi mới bắt đầu mang thai. Lượng máu lưu thông đến ngực nhiều hơn làm kích thích các tế bào sưng lên và tạo cảm giác đau tức. Mặt khác, ngực của chị em cũng tích cực chuẩn bị sản xuất sữa để nuôi em bé. Đầu vú to hơn, sẫm màu, có quầng thâm do các tuyến sữa hình thành và phát triển.
Tử cung sẽ bị kéo căng khi tế bào hình thành và bám vào. Bên cạnh đó, để có thể bao bọc kích thước thai nhi ngày càng lớn lên bộ phận này sẽ trở nên co giãn. Áp lực và sự thay đổi kích thước khiến tử cung co giãn gây ra hiện tượng chuột rút. Nếu gặp phải trường hợp này, chị em hãy xoa bóp nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi và bổ sung Canxi vào chế độ ăn uống.
Thông thường, khi nếm món ăn nhiều dầu mỡ, có mùi tanh hoặc ngửi mùi nào đó khó chịu, mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình lúc có thai.
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, chị em có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Lúc này, nhịp tim và lưu thông máu tăng, nội tiết tố thay đổi, di chuyển chậm chạp, ngoại hình trở nên nặng nề.
Bên cạnh việc thay đổi về thể chất và ngoại hình, tâm trạng của mẹ bầu cũng rất thất thường, buồn vui bất chợt. Đặc biệt, chị em trở nên nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt, lo lắng và phản ứng thái quá.
Nhiều mẹ bầu may mắn chỉ cảm thấy thèm ăn mà không bị ốm nghén. Chị em có thể ăn rất nhiều, thậm chí dùng được những món trước đó không thích. Ngược lại, không thích ăn những món khoái khẩu trước đây.
Tử cung của mẹ bầu có thể phát triển lớn hơn để thích nghi với sự phát triển của bào thai. Điều này dẫn đến tình trạng bàng quang bị chèn ép, thận phải làm việc tích cực hơn, làm mẹ bầu đi tiểu nhiều.
Nhiệt độ cơ thể bạn có thể tăng cao bất thường khi thai nhi 3 tuần tuổi. Theo các nghiên cứu so với người bình thường, thân nhiệt mẹ bầu sẽ tăng khoảng 0,5 – 1 độ. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy nóng bức lúc có em bé.
Để đảm bảo sức khỏe và nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể mẹ bầu sẽ cần nhiều Oxy và dưỡng chất, nên lưu lượng máu lưu thông nhiều hơn. Điều này khiến chị em thường chóng mặt, cảm giác choáng và đau đầu nhẹ.
Mẹ bầu thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi trong những tuần đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do Hormone Estrogen và Progesterone tăng cao khiến cơ đường ruột bị nhão ra, làm sản sinh nhiều khí ga trong bụng, dẫn đến hiện tượng đầy bụng.
Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ cho mẹ bầu khi thai nhi 3 tuần tuổi thông qua các thắc mắc thường gặp, gồm có:
Đây chỉ là một dấu hiệu mang thai sớm mà mẹ bầu thường bỏ qua. Khi thai nhi 3 tuần tuổi, có thể mẹ sẽ thấy xuất hiện vài giọt máu tương tự như lúc đến kỳ kinh nguyệt trong vòng 6 – 12 ngày sau khi quá trình thụ tinh diễn ra thành công và phôi đang bám vào tử cung. Thông thường, hiện tượng này kéo dài vài giờ đến vài ngày và máu ra rất ít.
Lúc này là thời điểm thích hợp để mẹ lập kế hoạch dinh dưỡng cho tam cá nguyệt đầu tiên. Chị em nên bổ sung Sắt, Vitamin B1, Axit Folic trong giai đoạn mang thai sớm. Mẹ bầu có thể cung cấp những dưỡng chất trên cho cơ thể thông qua viên uống hoặc chế độ ăn mỗi ngày.
Nếu trước khi mang thai chị em đã bổ sung 400 mcg/ngày Axit Folic, thì lúc này nên thêm nhiều hơn chút, ước tính khoảng 600 mcg/ngày. Lượng Sắt nên cung cấp cho cơ thể tăng gấp đôi so với bình thường khoảng 30 mg/ngày. Trường hợp không đủ Sắt, chị em sẽ dễ bị thiếu máu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và con yêu.
Bạn nên uống thêm khoảng 0,4 mg Vitamin B11 mỗi ngày theo sự hướng dẫn từ bác sĩ. Nhiều chị em bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng không cần thiết khi biết mình có thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên cung cấp cho cơ thể khẩu phần bình thường tương ứng với 300 calo là đủ. Những món cần kiêng khi thai nhi 3 tuần tuổi là trứng lòng đào, hải sản hun khói, thịt chưa nấu chín,… vì chúng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, Toxoplasmosis, Coliform. Các loại khuẩn này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, nếu bạn không có dấu hiệu hoặc tiền sử sảy thai, dọa sảy thai,… thì vẫn làm “chuyện ấy” bình thường trong thời gian đầu mang thai được.
Em bé 3 tuần tuổi chỉ tồn tại như phôi bào nên vẫn chưa hình thành một cơ thể nhất định. Bên cạnh đó, phôi bào cũng có kích thước rất bé, thế nên siêu âm vào thời điểm này sẽ không thể thấy gì bằng mắt thường.
Thời gian này vẫn còn quá sớm để thực hiện siêu âm đầu dò vì em bé quá nhỏ, kết quả nhận được sẽ không chính xác. Thậm chí, siêu âm đầu dò có thể ảnh hưởng không tốt đến bào thai 3 tuần trong tử cung.
6 tuần tiếp theo là giai đoạn vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Dây rốn và nhau thai lúc này đã hoạt động nhằm cung cấp Oxy và dưỡng chất cho bé. Thông qua nhau thai, con yêu sẽ nhận được dưỡng chất từ mẹ. Trường hợp thử que âm tính, chị em hãy chờ thử lại vào lần sau nếu vẫn không có kinh nguyệt. Đôi khi kết quả thử nước tiểu chưa chính xác vào tuần thứ 3 của thai kỳ.
Để nhận được kết quả chính xác nhất chị em nên đợi đến cuối tuần thứ 3. Tuy nhiên nếu muốn chị em vẫn có thể thử ngay. Nếu kết quả hai vạch, bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra chính xác hơn. Đến khi thai nhi 8 tuần tuổi, chị em không nhất thiết phải đi thăm khám thường xuyên, trừ trường hợp sức khỏe có vấn đề. Nếu đang dùng thuốc không kê toa hoặc có chỉ định, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận tư vấn ngay.