Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào? Ban đầu, thức ăn sẽ đi qua thực quản của mẹ, rồi phân chia thành Protein, chất béo, Gluco lúc xuống đến dạ dày. Các dưỡng chất sẽ ngấm vào máu của mẹ sau khi tiêu hóa và truyền sang con thông qua nhau thai. Quá trình thẩm thấu này được đánh giá là khá hiệu quả, những yếu tố gây hại như vi khuẩn bị loại bỏ. Còn khoáng chất, Vitamin, Protein, chất béo, Gluco, Oxy, Caffeine, chất béo,… sẽ vượt qua hàng rào đó. Các nguyên tố trên sẽ truyền sang thai nhi thông qua dây rốn, sau khi đi qua đường máu.
Trong quá trình nhận dưỡng chất, nhau thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thai nhi cũng bài tiết khí CO2 (Carbon Dioxide) thông qua máu của mẹ. Quá trình trao đổi chất giữa bé và mẹ diễn ra như sau: Máu của mẹ bầu mang theo nhiều dưỡng chất điển hình là Oxy, chất béo, Protein, Glucose,… chảy qua các mao mạch bên trong nhau thai truyền đến bào thai. Những yếu tố gây hại sẽ bị loại bỏ, còn dưỡng chất sẽ được em bé hấp thụ bởi mạng lưới mạch máu dày đặc trong nhau thai. Sau đó, thông qua dây rốn chuyển vào cơ thể thai nhi.
Như vậy, bất cứ thứ gì mẹ ăn trong thời gian mang thai sẽ chuyển xuống ruột non, hấp thụ vào máu. Và nguồn máu giàu dưỡng chất này truyền qua dây rốn vận chuyển đến nhau thai. Chúng ta vừa tìm hiểu xong cách thai nhi lấy dưỡng chất từ mẹ. Vậy thai nhi không tăng cân do đâu, có biểu hiện như thế nào?
Thai nhi không tăng cân hay nhẹ cân gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Các cơ quan như não, xương, da,… ở trẻ đều bị ảnh hưởng. Điều này dễ nhận thấy nhất khi con yêu sinh ra nhẹ cân.
Tình trạng thai nhi không tăng cân có thể gây ra nhiều hệ lụy như:
Một số nghiên cứu gần đầy cho thấy có mối liên hệ giữa chứng suy dinh dưỡng bào thai với một số bệnh mạn tính như rối loạn dậy thì, chuyển hóa, tim mạch,… Theo WHO, trong những năm đầu đời có đến 1/3 trẻ dưới 2500 gam không thể duy trì sự sống.
Nguyên nhân thai nhi không tăng cân gồm có:
Nhau thai kém phát triển: Đây là tác nhân ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển những dưỡng chất thiết yếu và Hormone cho bào thai. Các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai sẽ bị giảm xuống khi bánh nhau nhỏ đi. Thai nhi lúc này dễ bị còi cọc vì không hấp thụ được nhiều dưỡng chất từ mẹ.
Do mẹ bổ sung Canxi quá sớm: Canxi sẽ đọng lại ở bánh rau nếu mẹ bầu sử dụng nhiều và quá sớm. Từ đó, khiến chất lượng bánh rau bị giảm, hạn chế trong quá trình trao đổi chất. Điều này làm thai nhi không tăng cân, trọng lượng nhẹ khi sinh, kém phát triển. Mẹ bầu uống quá nhiều Canxi cũng có nguy cơ bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Thiếu sắt: Mẹ bầu nếu không bổ sung đủ Sắt trong thai kỳ thì quá trình dưỡng thai sẽ kém hiệu quả. Thai nhi sinh ra có chỉ số thông minh thấp, dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân,…
Ăn đêm: Theo các bác sĩ, việc ăn đêm chẳng có lợi cho sức khỏe và thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, mẹ bầu có thể uống một cốc sữa thì mới mang đến giá trị hữu ích.
Chế độ dinh dưỡng của thai phụ: Theo nghiên cứu, em bé được cung cấp dưỡng chất từ 3 nguồn chính là: Kho dự trữ chất dinh dưỡng của mẹ, khẩu phần ăn và quá trình tổng hợp dưỡng chất ở nhau thai. Vì vậy, em bé sẽ không tăng cân, nếu mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhiên khiến thai nhi không tăng cân, chúng ta hãy cùng khám phá cách để cải thiện tình trạng này nhé.
Thông thường, mẹ bầu sẽ tăng từ 10 – 12 kg. 3 tháng đầu chỉ tăng khoảng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5 kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg. Số cân này chia cho máu, nước ối, rau thai, bào thai hết 7,5 kg. 5 kg còn lại sẽ được vận chuyển vào mô mỡ dự trữ để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa nuôi con. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai nếu sinh ra dưới 2500 gam. Để thai nhi theo kịp sự phát triển của độ tuổi, mẹ bầu cần áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt.
Để giúp thai nhi tăng cân, phòng ngừa nguy cơ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên thực hiện những phương pháp dưới đây:
Áp dụng khẩu phần ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhất là các loại hạt, ngũ cốc, rau củ, trái cây tươi, món giàu Protein. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, để đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất, mẹ bầu nên chia thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày.
Ăn các loại thực phẩm giàu Protein như trứng, sữa, cua, tôm, cá, thịt khoảng 170 gam/ngày. Mẹ bầu nên tăng từ 10 – 12 kg trong thai kỳ. Nếu chị em mang đa thai thì cần tăng 15 – 20 kg.
Nhằm tránh tình trạng thai nhi thiếu máu dẫn đến hụt cân và hỗ trợ hệ xương của bé phát triển, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ Canxi, chất Sắt, Vitamin B1, B6, B9, C, E,… Dù bận bịu mẹ bầu cũng cần dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Bằng cách này, cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục năng lượng. Từ đó, dưỡng chất mới có điều kiện truyền đầy đủ đến thai nhi khi mẹ ăn.
Ngoài ra, khi thai nhi không tăng cân, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, căng thẳng, hãy để tinh thần luôn thoải mái. Điều này khiến thai phụ dễ bị stress, khiến con yêu chịu ảnh hưởng tiêu cực. Mẹ bầu nên đi bộ hoặc tập hít thở sâu để giảm bớt mệt mỏi trong thai kỳ.
Tuyệt đối tránh xa bia, rượu, các loại đồ uống có ga, chứa chất kích thích. Vì chúng sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến bé không tăng cân.
Cách giúp thai nhi tăng cân cuối cùng là khám thai định kỳ, nhằm kiểm tra cân nặng của bé và mẹ. Từ đó, sớm tìm ra cách khắc phục tình trạng thai nhi không tăng cân, hạn chế những tác động xấu đến quá trình phát triển của con yêu.