5 nhóm thuốc uống chữa bệnh khô mắt hiện nay

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > 5 nhóm thuốc uống chữa bệnh khô mắt hiện nay

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 16, 2024

Mắt khô không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe mắt. Để tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc uống. Vậy thuốc uống có thực sự chữa được bệnh khô mắt hay không? Mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây!

Nguyên nhân gây khô mắt

Khô mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi tuyến lệ không sản xuất đủ nước mắt hoặc khi chất lượng nước mắt kém. Điều này khiến mắt không được bôi trơn đầy đủ, gây ra cảm giác khó chịu, cộm, rát và có thể ảnh hưởng đến thị lực. Nguyên nhân chính của khô mắt là sự mất cân bằng giữa lượng nước mắt được tiết ra và lượng nước mắt bị thoát đi, cụ thể:

Khô mắt, đặc biệt ở những người làm việc nhiều với máy tính hoặc sống trong môi trường khô.
Khô mắt, đặc biệt ở những người làm việc nhiều với máy tính hoặc sống trong môi trường khô.

 Số lượng nước mắt tiết không đủ

Khi tuyến lệ không sản xuất đủ nước mắt, lớp màng bảo vệ mắt trở nên mỏng manh và dễ bị phá vỡ. Điều này dẫn đến tình trạng mắt bị khô, gây ra các triệu chứng như: Cảm giác cộm và rát; mắt đỏ sưng; khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng,… Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước mắt:

  • Môi trường: Không khí khô, gió mạnh, khói bụi, làm việc trong môi trường điều hòa quá lâu là một trong những nguyên nhân khô mắt.
  • Tuổi tác: Khô mắt là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, và nhiều người trên 65 tuổi thường gặp phải triệu chứng này.
  • Giới tính: Phụ nữ có xu hướng bị khô mắt nhiều hơn nam giới do thay đổi hormone sau khi mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, và trong thời kỳ mãn kinh.

Chất lượng nước mắt kém 

Màng nước mắt bình thường bao gồm 3 lớp chính giúp bảo vệ mắt khỏi khô, tổn thương, và nhiễm trùng.

  • Lớp mỡ lipid (ngoài cùng): Được tiết ra từ tuyến Meibomius, lớp này giúp giữ cho nước mắt không bị bay hơi quá nhanh, đảm bảo độ ẩm cho mắt.
  • Lớp nước (giữa): Chứa nước mắt và các protein hòa tan. Lớp này được tiết ra bởi tuyến lệ chính và tuyến phụ kiện, có vai trò nuôi dưỡng giác mạc và kết mạc.
  • Lớp nhầy mucin (bên trong): Được sản xuất bởi các tế bào ly, lớp này liên kết với lớp nước để giữ cho mắt luôn ẩm ướt.

Do thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc giảm đau có thể dẫn đến giảm lượng nước mắt tiết ra. Đặc biệt, việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt không theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, dùng thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài hoặc sử dụng các thuốc nhỏ mắt chứa chất bảo quản có thể gây hại cho mắt. 

Sử dụng thuốc có thể làm giảm sản xuất nước mắt hoặc làm thay đổi chất lượng nước mắt
Sử dụng thuốc có thể làm giảm sản xuất nước mắt hoặc làm thay đổi chất lượng nước mắt

Do bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt

Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường và rối loạn tuyến giáp có nguy cơ cao bị khô mắt. Ngoài ra, viêm nhiễm ở mi mắt, bề mặt nhãn cầu hoặc bất thường về cấu trúc mi mắt (lật mi, hở mi) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khô mắt.

Khô mắt do ảnh hưởng môi trường sống

Những người sống ở những nơi có thời tiết nhiều gió, không khí khô, hoặc ô nhiễm khói bụi cao có nguy cơ bị khô mắt cao hơn. Bên cạnh đó, sử dụng máy điều hòa thường xuyên, làm việc với máy tính trong thời gian dài mà quên chớp mắt đều có thể dẫn đến tình trạng khô mắt.

Những yêu tố khác 

Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài, các phẫu thuật tác động lên bề mặt kết mạc, giác mạc như phẫu thuật Lasik, phẫu thuật phaco,… có thể là nguyên nhân làm khô mắt. 

Viêm nhiễm ở mắt, như viêm mi mắt, viêm kết mạc, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô mắt. Ngoài ra, một số bệnh nhân đang điều trị bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì và rối loạn tuyến giáp cũng có thể gặp phải khô mắt và đỏ mắt.

Hình thái phổ biến của hội chứng khô mắt là thiếu hụt lớp nước trong màng nước mắt, thường được gọi là viêm giác mạc thể câm.

Thuốc uống chữa bệnh khô mắt

Khô mắt là một hội chứng mạn tính, có nghĩa là rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Nhiệm vụ của bác sĩ nhãn khoa là tìm ra nguyên nhân gây khô mắt, điều trị và giúp bạn duy trì đôi mắt khỏe mạnh, dễ chịu và thị lực tốt.

Sử dụng thuốc uống trị khô mắt đúng liều lượng, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Câu hỏi “Khô mắt uống thuốc gì?” cần được giải đáp bởi bác sĩ nhãn khoa sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt. Thuốc điều trị khô mắt thường được kê đơn dưới dạng thuốc viên, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.
  • Không sử dụng quá liều hoặc tự ý ngưng thuốc, để có phác đồ điều trị phù hợp bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên mắt hoặc sử dụng thuốc cho mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, bệnh nhân không nên sử dụng cho mắt với thời gian quá một tuần.
  • Thuốc kháng viêm điều trị khô mắt dạng viên có thể gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng huyết áp.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin hữu ích:

Nhóm thuốc kháng sinh điều trị khô mắt

Để điều trị tình trạng khô mắt do nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc kháng sinh phổ rộng, bao gồm: doxycycline, erythromycin, neomycin, chloramphenicol, sulfacetamide, tobramycin, ofloxacin và polymyxin B,…

Nhóm thuốc kháng viêm điều trị khô mắt

Trong điều trị khô mắt do viêm, hai nhóm thuốc chính được sử dụng: corticosteroid và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nhóm corticosteroid bao gồm các thuốc như dexamethasone, fluorometholone và prednisolone, có tác dụng mạnh trong việc giảm viêm. Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID): Diclophenac, Indomethacin,…

Thuốc nhỏ mắt kết hợp điều trị khô mắt

Để điều trị khô mắt hiệu quả, bác sĩ thường kê toa thuốc nhỏ mắt kết hợp nhiều thành phần như kháng sinh, kháng viêm corticosteroid để giảm viêm, và các thành phần khác giúp dưỡng ẩm, bảo vệ mắt.

Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng điều trị khô mắt

Thuốc nhỏ mắt chứa các chất bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo như Glycerin, Polyvidon, Polyvinyl alcohol… giúp mắt được bôi trơn, tăng độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô mắt.

Nhóm thuốc vitamin, khoáng chất hỗ trợ điều trị khô mắt

Vitamin A, E, C, B2, kẽm, selenium… là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương do lão hóa, đồng thời hỗ trợ điều trị tình trạng khô mắt do tuổi tác. Bổ sung vào bữa ăn hằng ngày những thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá mòi, cá ngừ…) và vitamin A (cà chua, cà rốt, ớt chuông…) để tăng cường thị lực và hỗ trợ điều trị khô mắt.

Vitamin A, E, C, B2, kẽm, selenium giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương do lão hóa

Biện pháp phòng ngừa và giảm triệu chứng khô mắt

Khô mắt là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại hoặc sống trong môi trường khô. Để phòng ngừa và giảm triệu chứng khô mắt, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh lý khô mắt 
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh lý khô mắt 

  • Uống đủ nước: Hàng ngày nên uống 8-10 cốc nước lọc để duy trì độ ẩm cho cơ thể và đào thải độc tố.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Nghỉ ngơi mắt thường xuyên khi đọc sách, sử dụng máy tính. Không nên thức khuya để làm việc với máy tính.
  • Chớp mắt thường xuyên: Cứ 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn xa khoảng 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.
  • Vệ sinh mắt đúng cách: Khi lau mắt, hãy dùng khăn mềm, sạch và thấm nước ấm lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, tránh dụi mắt.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với gió, nắng, khói bụi: Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi, không khí từ máy điều hòa thổi trực tiếp vào mắt.
  • Giữ khoảng cách khi đọc sách: Để sách cách xa 30-50 cm khi đọc để giảm tình trạng mỏi mắt, nhức đầu.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên: Nghỉ ngơi 5 phút mỗi giờ khi làm việc, học hành hoặc sử dụng máy tính để mắt được thư giãn.
  • Tránh môi trường khô: Hạn chế sử dụng điều hòa quá nhiều, tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ, nhiều cây xanh.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, axit folic như cà chua, cà rốt, đu đủ, nho, gấc, cá hồi, gà tây, cam, đậu phộng…
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Nhỏ nước mắt nhân tạo 4-6 lần/ngày, đặc biệt là các loại không chứa chất bảo quản, để làm dịu mắt và tăng độ ẩm.

Bệnh khô mắt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về mắt. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ