5
/
5
(
1
bình chọn
)
Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không, chúng ta cần tìm hiểu tổng quát về miếng dán hạ sốt. Với thành phần chủ yếu là Hydrogel, miếng dán hạ sốt có tác dụng hấp thụ và phân tán nhiệt tại vùng da được dán.
Mẹ không thể dùng miếng dán để thay thế thuốc hạ sốt, vì trong miếng dán không có thành phần giúp hạ sốt. Trên thực tế, không có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra rằng miếng dán có khả năng hạ sốt như được quảng cáo, chúng chỉ làm vùng da phân tán nhiệt, bớt nóng đi trong thời điểm sử dụng mà thôi.
Vậy có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không? Câu trả lời là không, vậy nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất, làm cản trở tuần hoàn máu tại vị trí tiêm
Các mạch máu tại chỗ tiêm có thể bị chèn ép, gây cản trở tuần hoàn máu khi mẹ dán miếng hạ sốt vào. Rất nhiều biến chứng nặng lúc mạch máu bị cản trở có thể kể đến như giảm khả năng vận chuyển cung cấp Oxy để nuôi dưỡng các mô và huy động tiểu cầu, thậm chí làm hoại tử vết thương.
Thứ hai, có thể bị nhiễm trùng
Tuy không phổ biến, nhưng tình trạng nhiễm trùng do dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm chủng vẫn xảy ra, với những nguyên nhân chủ yếu là:
Trong trường hợp vết thương bị chảy nước, mưng mủ,… tức là vị trí tiêm có dấu hiệu nhiễm trùng. Thì mẹ tuyệt đối không được dán miếng hạ sốt vào, tránh làm tình trạng nhiễm trùng thêm nặng.
Thứ ba, làm cản trở quá trình vệ sinh vết tiêm
Vết tiêm cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Vì thế, mẹ không nên dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm, để quá trình vệ sinh được dễ dàng, thuận lợi hơn.
Thứ tư, có khả năng gây dị ứng
Trong miếng dán hạ sốt thường có tinh dầu bạc hà, nếu bé nhạy cảm với bạc hà, mẹ không nên dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm. Vì có thể khiến vết thương và vùng da xung quanh bị dị ứng.
Khi đã tìm ra đáp án cho câu hỏi có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không, chúng ta hãy tiếp tục xem cách chăm sóc trẻ như thế nào sau quá trình tiêm vắc xin nhé.
Thông thường sau khi tiêm vắc xin trẻ cần được theo dõi tại chỗ tối thiểu 30 phút trước lúc về. Để bác sĩ có thể xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của bé như da mẩn đỏ, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, tinh thần không tỉnh táo,…
Trong 24 đến 48 tiếng sau mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận tại nhà, lưu ý các dấu hiệu về tình trạng vết thương, thói quen ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, tinh thần, nhịp thở,…
Nếu bé có những triệu chứng nguy hiểm, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sơ y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, điển hình như:
Bé bị sốt cao trên 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
Mệt lả người, co giật, không phản ứng khi được gọi.
Thở nhanh, thở khò khè, co rút lõm lồng ngực, thở ngắt quãng, ậm ạch, tím tái.
Khóc liên tục hơn 3 tiếng.
Chân tay lạnh, nổi mề đay, gân tím.
Bỏ bú hoặc bú kém hơn 1 ngày.
Bị viêm, sưng, cứng, đau tại vị trí tiêm chủng.
Ngoài ra, để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt sau khi tiêm vắc xin, mẹ hãy chăm sóc bé thật tốt, thông qua những lưu ý sau:
Mẹ có thể cho bé bú hoặc uống nước nhiều hơn, tuyệt đối không bỏ cữ bú, trẻ phải được cho bú đúng tư thế. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể làm loãng thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa và không cho bé ăn khi nằm.
Trang phục của trẻ phải phù hợp với thời tiết, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
Xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
Nếu được bác sĩ chỉ định thuốc uống, mẹ hãy cho bé dùng đúng và đủ liều.
Hãy theo dõi nhiệt độ của trẻ, chườm ấm, nới lỏng quần áo và cho uống thuốc (theo chỉ định) khi bé sốt.
Để tránh nhiễm trùng vết thương, mẹ không được đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm chủng.
Cẩn thận, tránh làm vết thương trẻ bị đè trúng.