Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 3, 2022
Mục Lục Bài Viết
Hiện có nhiều biện pháp để phòng tránh tình trạng lây truyền virus viêm gan B, điển hình là tiêm vắc xin, quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác,… Tuy nhiên, chủng ngừa vắc xin HBV được xem là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay.
Để ngăn ngừa bệnh một cách tối ưu, vắc xin viêm gan B được tiêm nhiều mũi (từ 3 – 4 mũi) với lộ trình kéo dài khoảng 6 tháng – 1 năm, thậm chí lâu hơn. Thời gian chủng ngừa các mũi tiếp theo được ghi chú đầy đủ theo từng phác đồ cụ thể. Thế nhưng vì nhiều nguyên do khác nhau mà người tiêm không thể chủng ngừa đúng lịch hoặc thực hiện muộn hơn. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chúng ta nên tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt. Chủng ngừa muộn sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm virus HBV. Nhất là ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phải tiếp xúc thường xuyên với huyết thanh và máu, chăm sóc hoặc sinh hoạt chung với bệnh nhân,…
Với mẹ bầu hoặc trẻ sơ sinh, việc tiêm vắc xin HBV chậm trễ sẽ làm khả năng phòng ngừa viêm gan B của trẻ sau này bị giảm và dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. Nếu chủng ngừa mũi 1 xong và bị trễ liều thứ 2, người tiêm cần đến gặp bác sĩ để chích bổ sung ngay. Mũi 3 tốt nhất nên tiêm cách liều trước đó 8 tuần.
Trong trường hợp đã chủng ngừa viêm gan B mũi 1 và 2 nhưng liều thứ 3 lại bị muộn so với lịch thì nên tiến hành tiêm càng sớm càng tốt. Người tiêm lúc này sẽ không cần thực hiện lại quy trình chủng ngừa vì cơ thể đã có khả năng nhận diện và sản sinh ra kháng thể giúp chống lại virus HBV. Nếu mắc bệnh do tiêm ngừa chậm, bạn cần đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn, thực hiện phác đồ chữa trị chuyên sâu.
Thắc mắc tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không đã được Đa khoa Phương Nam. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch chủng ngừa vắc xin HBV được chuyên gia khuyến cáo nhé.
Tiêm ngừa viêm gan B không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn góp phần bảo vệ cộng đồng. Do đó, mỗi người trong chúng ta nên có ý thức và chủ động tiến hành chủng ngừa vắc xin HBV để kiểm soát và phòng tránh nguy cơ bị lây bệnh. Số mũi vắc xin thường sẽ được bác sĩ phân chia lộ trình cụ thể, phù hợp vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm, cụ thể như sau:
Tất cả trẻ sơ sinh đều cần được chủng ngừa 1 mũi vắc xin viêm gan B ngay sau khi ra đời. Thời điểm tiêm tối ưu nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh và chỉ dùng vắc xin phòng bệnh viêm gan đơn giá. Lịch tiêm cụ thể như sau:
Với trẻ sơ sinh có mẹ đang hoặc đã từng nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vắc xin phòng ngừa virus HBV như các bé khác, cần phải tiến hành tiêm thêm 1 liều huyết thanh kháng viêm gan B (HBIg) trong 12 – 24 giờ đầu sau khi chào đời. Vị trí tiêm HBIg phải khác nơi chủng ngừa vắc xin viêm gan B. Tiêm huyết thanh kháng viêm gan B sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch thụ động. Một số bé có kháng thể ngay giúp chống lại virus HBV. Trẻ trong trường hợp này sẽ tiêm vắc xin theo trình tự dưới đây:
Khi trẻ được 15 – 18 tháng tuổi cần tiến hành xét nghiệm và kiểm tra lại chỉ số Anti-HB, HBsAg để đảm bảo rằng cơ thể đã được bảo vệ, không bị nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ. Vắc xin HBV dành cho trẻ nhỏ thường là loại đơn giá và kết hợp 6in1 hoặc 5in1 có chứa thành phần ngừa bệnh viêm gan B.
Với người lớn, chỉ tiêm vắc xin HBV trong trường hợp chưa bị nhiễm virus viêm gan B và hiện cũng chưa có kháng thể kháng lại loại virus này. Tức là kết quả xét nghiệm chỉ số Anti-HBs (-) và HBsAg (-). Bác sĩ có thể chỉ định 1 trong 2 phác đồ dưới đây:
Phác đồ 0 – 1 – 6 (3 mũi)
Phác đồ 0 – 1 – 2 – 12 (4 mũi)
Khi chủng ngừa vắc xin HBV muộn, bạn có thể thực hiện những điều dưới đây để nhận được hiệu quả ngừa bệnh tối ưu:
Thăm khám sức khỏe trước khi chủng ngừa
Kiểm tra sức khỏe trước tiêm hay khám định kỳ cũng góp phần nâng cao hiệu quả chủng ngừa viêm gan B. Thăm khám trước khi tiêm giúp người tiêm biết bản thân có đủ điều kiện để chủng ngừa hay không. Với những người có tiền sử dị ứng nặng, sốc phản vệ, từng mắc bệnh viêm gan siêu vi B cấp và mạn tính thì không nên tiêm phòng vắc xin, tránh tác động đến sức khỏe.
Chú ý tiêm nhắc lại đầy đủ theo lịch hẹn
Viêm gan B là căn bệnh có tốc độ lây truyền nhanh nên việc chủ động phòng ngừa, tuân thủ lịch tiêm vắc xin giữ vai trò rất quan trọng và cần thiết. Nếu quên lịch tiêm thì cần tiến hành chủng ngừa bổ sung nhanh chóng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo dõi định kỳ sau tiêm
Để nâng cao tối đa hiệu quả ngừa bệnh, bạn nên theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên đồng thời tiêm thêm 1 mũi nhắc lại sau 5 năm, góp phần củng cố miễn dịch. Bện cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn mỗi ngày, bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu khoáng chất, Vitamin, chất xơ,… Việc làm này có công dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm bớt nguy cơ nhiễm virus HBV.