Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 13, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trẻ em (nhất là trẻ dưới 5 tuổi) là đối tượng dễ nhiễm bệnh sởi do có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Sởi cũng là bệnh lý dễ lây lan thông qua đường hô hấp. Mặc dù sởi là bệnh lành tính, có thể chữa trị được. Tuy nhiên nếu trẻ em mắc bệnh và không kịp thời điều trị có khả năng dẫn đến một vài biến chứng như viêm tai giữa, viêm tủy, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy,… Do đó, tiêm vắc-xin sởi cho trẻ chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và phổ biến nhất.
Hiện vắc-xin MVVAC (sởi đơn), MR (sởi – Rubella), MMR (sởi – quai bị – Rubella) đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ ở Việt Nam. Vậy tiêm vắc-xin sởi cho trẻ khi nào an toàn? Bạn hãy xem qua các thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
MVVAC là vắc-xin sởi đơn thường được dùng tại Việt Nam. Nó là loại vắc-xin sống giảm độc lực chủng virus AIK-C, được tiến hành nuôi cấy trên tế bào phôi gà sạch SPF tiên phát, mang đến công dụng phòng ngừa bệnh sởi cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc-xin sởi đơn được chủng ngừa cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi. Khi trẻ được 18 tháng tuổi tiến hành tiêm nhắc lại mũi 2 có thành phần sởi (thường là vắc-xin MR). Nếu trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc xuất hiện dịch sởi có thể tiêm vắc-xin MVVAC từ lúc được 6 tháng tuổi.
MMR II là loại vắc-xin sống giảm độc lực, hỗ trợ tạo ra miễn dịch để phòng ngừa 3 bệnh lý sởi, quai bị, Rubella. Những bệnh lý này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con, vắc-xin MMR II được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi hoặc muộn hơn. Liều thứ 2 nhắc lại sẽ được chủng ngừa cách mũi 1 khoảng 4 năm (có thể chủng ngừa khi trẻ 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu xuất hiện dịch).
Trường hợp bé chủng ngừa vắc-xin sởi đơn MVVAC lúc 9 – 15 tháng tuổi thì có thể tiến hành tiêm mũi 1 vắc-xin MMR II. Bốn năm sau đó chủng ngừa nhắc lại mũi 2 vắc-xin MMR II. Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ khi nào an toàn? Để tạo ra miễn dịch và ngăn ngừa bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn cần tiến hành tiêm vắc-xin sởi cho trẻ đúng lịch. Cụ thể như sau:
Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ khi nào an toàn? Trong trường hợp dịch sởi bùng phát và lan rộng, để tạo ra miễn dịch từ sớm, ngừa bệnh hiệu quả, phụ huynh có thể chọn phác đồ tiêm vắc-xin sởi cho trẻ như sau:
Theo lịch tiêm chủng mở rộng tại nước ta, trẻ sẽ được chủng ngừa vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi. Vậy trước 9 tháng tuổi có thể tiến hành tiêm vắc-xin sởi cho trẻ không? WHO khuyến cáo có thể chủng ngừa vắc-xin sởi cho bé từ 6 tháng tuổi đang sinh sống ở nơi xuất hiện dịch hoặc sắp đi đến vùng dịch.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chủng ngừa vắc-xin sởi cho bé từ 6 tháng tuổi vẫn an toàn và không tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì vắc-xin bị trung hòa bởi kháng thể được truyền từ mẹ sang trẻ nên đáp ứng miễn dịch không cao.
WHO không khuyến cáo chủng ngừa vắc-xin cho bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trước lịch chủng ngừa vì bất kỳ lý do gì cũng không được tính là mũi chính thức. Phụ huynh vẫn cần đưa bé đi chủng ngừa 2 mũi vắc-xin khi được 9 tháng tuổi và mũi 3 lúc 18 tháng tuổi để tạo ra miễn dịch với bệnh sởi.
Phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến khích chủng ngừa vắc-xin sởi. Vì kháng thể được tạo ra từ cơ thể mẹ có khả năng bài tiết qua sữa. Qua đó giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi khi vẫn còn quá nhỏ chưa đủ tháng để tiến hành tiêm ngừa vắc-xin. Tìm hiểu một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin sởi
WHO cho biết, lịch tiêm vắc-xin sởi cho trẻ đã được tính toán, xác lập, nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều năm. Do đó, chỉ khi bé chủng ngừa vắc-xin theo đúng lịch thì mới nhận được hiệu quả phòng bệnh tối ưu.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bỏ lỡ lịch tiêm vì một số lý do. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn lịch tiêm và tiến hành chủng ngừa bổ sung những mũi vắc-xin còn thiếu. Trường hợp trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa được chủng ngừa vắc-xin sởi thì cần tiêm đủ 2 mũi càng sớm càng tốt.
Sau khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trong vòng 24 – 48 giờ có thể xuất hiện những tác dụng phụ dưới đây:
Bác sĩ cho biết những biểu hiện trên là phản ứng hoàn toàn bình thường khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Nếu sau khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ gặp những triệu chứng dưới đây thì phải được thăm khám ngay:
Khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số trường hợp chống chỉ định dưới đây:
Trường hợp bé không thể chủng ngừa vắc-xin sởi đúng lịch (do bị ốm, phụ huynh quên,…) thì phải đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn. Nếu được sẽ tiến hành tiêm ngừa bổ sung. Bố mẹ nên cho con tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi càng sớm càng tốt nếu trên 18 tháng tuổi vẫn chưa được chủng ngừa.