Uống Nước Mía Có Mập Không? Cách Uống Nước Mía Giảm Béo

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Uống Nước Mía Có Mập Không? Cách Uống Nước Mía Giảm Béo

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 25, 2023

Nước mía được coi là một loại nước giải khát quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên một số người vẫn thắc mắc uống nước mía có mập không? Uống nước mía có tăng cân không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!

Uống nước mía mỗi ngày có tốt không?

Theo các chuyên gia, nước mía là một thức uống siêu ngọt, vì vậy nó không phù hợp với một số nhóm người như: Người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường.

Đối với những người có tình trạng sức khỏe bình thường, uống nước mía cũng có lợi, nhưng cần hạn chế số lượng uống và không tiêu thụ quá nhiều để tránh tăng cân khó kiểm soát.

Chính vì tính hàn và lượng đường cao, nước mía cũng không thích hợp cho những người có tiêu hóa kém hoặc dễ bị đầy bụng khó tiêu.

Nếu uống nước mía, nên uống ngay sau khi ép và không nên để nước mía qua đêm vì điều này có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng trong nước mía.

Uống nước mía mỗi ngày có tốt không?
Uống nước mía mỗi ngày có tốt không?

1 ly nước mía chứa bao nhiêu Calo?

Nước mía được coi là một thức uống rất tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, trong 1 ly nước mía có khoảng 100 ml chứa khoảng 270 Calo.

Uống nước mía có tăng cân không?

Theo như thông tin mà chúng tôi đã cung cấp bên trên, 1 ly nước mía 100 ml chỉ chứa khoảng 270 Calo. Do đó nước mía không có khả năng làm tăng cân. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước mía cũng mang đến một số lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:

  • Không chứa chất béo: Nước mía không có chất béo, vị ngọt tự nhiên do đó không làm tăng lượng Calo.
  • Chứa chất xơ: Nước mía chứa chất xơ khoảng 13 gram trong 1 ly (52% nhu cầu chất xơ hàng ngày). Chất xơ giữ cho dạ dày hoạt động tốt hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm Cholesterol xấu: Nước mía không chứa Cholesterol đồng thời còn giúp giảm Cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Tăng cường năng lượng: Đường tự nhiên trong nước mía giúp tăng cường năng lượng nhanh chóng đặc biệt khi cảm thấy mệt mỏi. Nước mía còn có tính kiềm, giúp cân bằng axit trong cơ thể.
  • Tăng cường trao đổi chất: Nước mía giúp giải độc cơ thể và tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ đốt cháy chất béo hiệu quả.
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột: Nước mía giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm táo bón, cải thiện tình trạng ợ nóng.

Tuy nhiên, việc uống nước mía nhiều và không kết hợp với các phương pháp giảm cân khác có thể gây phản tác dụng, do lượng đường trong nước mía có thể dẫn đến tích tụ năng lượng cũng như gây béo phì. Để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất, hãy kết hợp uống nước mía cùng các biện pháp giảm cân khác, duy trì một lối sống lành mạnh.

Uống nước mía có tăng cân không?
Uống nước mía có mập không?

Như vậy bạn đã biết được uống nước mía có mập không. Trong phần tiếp theo hãy tìm hiểu những cách sử dụng loại thức uống này để giúp đào thải mỡ thừa hiệu quả nhé!

Các cách uống nước mía giảm cân

Dưới đây là 4 cách uống nước mía mà bạn có thể tham khảo để giảm cân:

Uống nước mía nguyên chất

Nước mía là một lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn giảm cân, vì nó giàu chất xơ. Mỗi cốc nước mía cung cấp khoảng 13 gam chất xơ, đáp ứng tới 50% nhu cầu chất xơ hằng ngày của cơ thể.

Chất xơ giúp duy trì cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy, nước mía là một sự thay thế lành mạnh cho trà sữa đặc biệt vào những ngày nóng bức của mùa hè.

Cách giảm cân bằng ớt chuông và nước mía

Uống nước mía ớt ngọt để giảm cân là một phương pháp detox (giảm cân thải độc) hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu bạn nhịn ăn liên tục trong 12 ngày.

Để thực hiện phương pháp giảm cân này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 5 – 6 quả ớt ngọt Đà Lạt, 2 – 3 khúc mía, 1 quả chanh và nước lọc.

Cách làm nước mía ớt ngọt giảm cân:

  • Rửa sạch ớt ngọt, bỏ hạt và thái nhỏ. Cho ớt ngọt vào máy xay sinh tố cùng với nước lọc, sau đó lọc bỏ bã để lấy nước.
  • Mía cạo sạch, ép lấy nước. Pha nước mía vừa ép với nước ớt ngọt theo tỷ lệ 1:1. Thêm nước cốt chanh vào hỗn hợp nước mía và ớt ngọt đã pha, khuấy đều.

Trong suốt 12 ngày sử dụng phương pháp này, bạn sẽ cảm nhận cơ thể trở nên nhẹ nhàng hơn. Ngoài việc giảm cân, nước mía và ớt ngọt còn giúp đánh tan mỡ bụng, thải độc cơ thể hiệu quả. Sau khi hoàn thành liệu trình 12 ngày, bạn có thể trở lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên tập trung vào các món ăn dạng lỏng như súp hoặc cháo trong những ngày đầu tiên.

Các cách uống nước mía giảm cân
Cách giảm cân bằng ớt chuông và nước mía cũng được nhiều chị em ưa thích

Giảm cân bằng nước mía và muối biển

Nước mía kết hợp với muối biển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể bao gồm thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sự kết hợp này giúp đào thải độc tố, giảm mỡ bụng hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên uống nước mía pha muối vào buổi sáng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mía và ép để lấy nước.
  • Pha 1 thìa nhỏ muối biển vào ly nước mía và khuấy đều.
  • Thưởng thức nước mía này vào buổi sáng.

Nước mía và chanh, tắc

Bên cạnh cách pha thêm muối, bạn cũng có thể thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc tắc vào nước mía. Sự kết hợp này tạo nên một thức uống ngọt thơm, hòa quyện vị chua của chanh và tắc mang lại một trải nghiệm ngon miệng, kích thích vị giác.

Đây cũng là cách kết hợp tuyệt vời giúp bạn giải quyết mệt mỏi và hỗ trợ giảm cân một cách an toàn.

Uống nước mía vào buổi tối có tốt không?

Bên cạnh vấn đề uống nước mía có mập không thì nhiều người cũng quan tâm đến việc dùng thức uống này vào ban đêm có tốt hay không.

Tuy nước mía có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng chúng ta nên tránh uống nước mía vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối vì nó sẽ làm lạnh bụng và gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy.

Những trường hợp nào không nên uống nước mía?

Không nên uống nước mía trong các trường hợp sau:

  • Người đang uống thuốc hoặc bị đau bụng, ỉa chảy.
  • Người có tiêu hóa kém hoặc thường bị đầy bụng khó tiêu.
  • Người bị béo phì: Do nước mía chứa nhiều đường, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng, gây tăng cân.
  • Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng nước mía khi mang thai có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Những trường hợp nào không nên uống nước mía?
Những trường hợp nào không nên uống nước mía?

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc uống nước mía có mập không. Đặc biệt nếu bạn thuộc một trong số các nhóm đối tượng chúng tôi vừa đề cập bên trên nên kiêng loại thức uống này nhé! Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ