Vắc xin phòng viêm gan B cần tiêm mấy mũi? Và lịch tiêm cụ thể!

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vắc xin phòng viêm gan B cần tiêm mấy mũi? Và lịch tiêm cụ thể!

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười hai 3, 2024

Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra và lây truyền qua đường máu, tình dục, và từ mẹ sang con. Để phòng ngừa viêm gan B hiệu quả, trẻ em và người lớn cần tiêm vắc xin đầy đủ các mũi theo lịch khuyến cáo, số mũi tiêm sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi. Vậy, vắc xin phòng viêm gan B cần tiêm mấy mũi là đủ?

Trẻ em tiêm mấy mũi vắc xin phòng viêm gan B?

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ cần được thực hiện sớm nhất có thể. Đối với trẻ nhỏ, mũi vắc-xin đầu tiên nên được tiêm trong 24 giờ đầu sau khi trẻ chào đời, sau đó trẻ sẽ tiếp tục được tiêm thêm 3 mũi nữa với khoảng thời gian giữa mỗi lần tiêm ngừa viêm gan B tối thiểu một tháng.

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ được tiến hành càng sớm càng tốt. 
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ được tiến hành càng sớm càng tốt. 

Trường hợp mẹ không nhiễm bệnh viêm gan B

Trường hợp mẹ không mắc bệnh viêm gan B, liều sơ sinh của trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Khi trẻ được hai tháng tuổi, sẽ bắt đầu lịch tiêm ba liều tiếp theo với vắc – xin phối hợp, chẳng hạn như vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, đều chứa thành phần phòng ngừa viêm gan B.

Khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc xin viêm gan B thường tối thiểu một tháng. Riêng liều tiêm sơ sinh chỉ sử dụng vắc xin viêm gan B đơn giá và có thể được tiêm cùng lúc với vắc xin BCG phòng lao, nhưng tại hai vị trí tiêm khác nhau trên cơ thể.

Trường hợp mẹ nhiễm bệnh viêm gan B

Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường như các trẻ khác, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Globulin miễn dịch kháng viêm gan B nhằm tạo miễn dịch thụ động và một mũi vắc xin viêm gan B tái tổ hợp tạo miễn dịch chủ động. Kháng thể HBIg và vắc xin viêm gan B phải được tiêm ở hai vị trí khác nhau trên cơ thể.

Khoảng 15-18 tháng tuổi, trẻ cần được xét nghiệm lại HBsAg và anti-HBs để xác nhận khả năng miễn dịch và loại trừ nguy cơ nhiễm viêm gan B từ mẹ. Ngoài mũi sơ sinh và huyết thanh (nếu có), trẻ được khuyến nghị tiêm 4 mũi vắc xin phòng viêm gan B theo phác đồ:

  • Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 một tháng
  • Mũi 3: Sau mũi thứ 2 một tháng

Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ em có thể là loại vắc xin đơn giá hoặc là thành phần trong vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Miễn dịch từ vắc xin viêm gan B không kéo dài vĩnh viễn, vì lượng kháng thể giảm dần theo thời gian. Do đó, nên xét nghiệm HBsAb cho trẻ sau 5 năm tiêm chủng. Nếu kết quả cho thấy lượng kháng thể thấp hơn mức tiêu chuẩn, trẻ cần được tiêm nhắc lại 1 mũi vắc-xin viêm gan siêu vi B để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. 

Người lớn chích ngừa viêm gan B mấy mũi?

Đối với người lớn, trước khi tiêm vắc xin viêm gan B cần xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm virus và sự hiện diện của kháng thể. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định xem có cần tiêm phòng hay không.

Vắc xin phòng viêm gan B dùng cho người lớn có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp
Vắc xin phòng viêm gan B dùng cho người lớn có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp
HBsAg Anti HBs Tình trạng
(-) (+)
  • Từng bị nhiễm bệnh nhưng đã khỏi và cơ thể tạo được kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.
  • Đã từng được tiêm vắc xin viêm gan B trước đây.
(-) (-) Nếu chưa từng bị nhiễm viêm gan B, nên tiêm phòng.
(+) (-) Nếu đang bị nhiễm virus viêm gan B, không nên tiêm vắc xin vì lúc này vắc xin sẽ không có tác dụng. Cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hoặc theo dõi.

Với người chưa từng nhiễm viêm gan B (HBsAg âm tính) và không có kháng thể (Anti-HBs âm tính), phác đồ tiêm phòng gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu đến tiêm
  • Mũi 2: Cách một tháng sau mũi thứ 1
  • Mũi 3: Cách sáu tháng sau mũi thứ 1

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm viêm gan B cần được sàng lọc và tiêm phòng, bao gồm:

  • Người quan hệ tình dục đồng giới; 
  • Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Người có nhiều bạn tình.
  • Nhân viên y tế, lực lượng chức năng, nhân viên y tế, người làm việc tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm bệnh; 
  • Nngười chạy thận nhân tạo, người nhiễm HIV; 
  • Người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi (trên 60 tuổi)
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người có người thân hoặc bạn tình nhiễm viêm gan B;
  • Người mắc viêm gan mạn tính hoặc viêm gan C.

Với người trưởng thành, vắc xin phòng viêm gan B có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp (vắc xin phòng viêm gan A+B). Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin viêm gan B lên đến 95%.

Vắc-xin viêm gan B rất ít tác dụng phụ, được xem là loại vắc-xin an toàn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp hi hữu được ghi nhận (khoảng 1/600.000 liều vắc-xin) xảy ra các phản ứng nặng. Thông thường, các triệu chứng tiêm phòng viêm gan B bao gồm đau, đỏ da, sưng phồng tại nơi tiêm. Các phản ứng nặng hơn như khó thở, sốt cao, tụt huyết áp,… hiếm khi xảy ra, trường hợp nếu gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có phác đồ điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Vắc xin phòng viêm gan B cần tiêm mấy mũi?”. Như vậy, để cơ thể có khả năng chống lại virus viêm gan B, chúng ta cần tiêm đủ liều vắc xin theo đúng lịch trình. Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ