Viêm Gan B Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Viêm Gan B Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười Một 6, 2022

Tại Việt Nam, viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể dẫn đến biến chứng nặng như ung thư, xơ gan. Viêm gan B có thể lây truyền qua các con đường khác nhau. Điều này khiến nhiều bạn đọc băn khoăn liệu viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Nên chủ động tiêm ngừa bằng những loại vắc xin nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bệnh viêm gan B có lây không?

Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra. Nó là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan từ người sang người cao hơn HIV từ 50 – 100 lần. Lưu ý, viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm và không di truyền

WHO cho biết, virus HBV tồn tại trong môi trường tối thiểu 7 ngày. Với người chưa được chủng ngừa vắc xin viêm gan B, nếu bị virus HBV tấn công, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 30 – 180 ngày. Khoảng 30 – 60 ngày sau đó, có thể phát hiện virus trong cơ thể bệnh nhân thông qua những xét nghiệm như HBsAg.

Viêm gan B có nguy cơ cao phát triển thành thể mạn tính. Nhất là với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nhiễm virus HBV từ mẹ. Để làm giảm khả năng bị nhiễm bệnh viêm gan B, bạn cần biết rõ đường lây để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vậy viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh viêm gan B có lây không?
Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Virus HBV trên thực tế có thể tồn tại bên ngoài cơ thể, lây truyền và gây nhiễm trùng trong tối thiểu 7 ngày ở 25 độ C. Với thắc mắc viêm gan B có lây qua đường ăn uống không, các chuyên gia cho rằng khả năng truyền bệnh bằng con đường này gần như là không có.

Trái ngược với viêm gan A, bệnh viêm gan B thường không lây nhiễm qua nước uống, thức ăn và những tiếp xúc thông thường. Ngay cả khi chơi đùa với trẻ em nhiễm virus HBV hoặc đến nhà người mắc bệnh viêm gan B thì cũng khó có khả năng bị lây. Do đó, nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh, chúng ta đừng nên xa lánh, cách ly.

Tuy nhiên, nếu khoang miệng của bệnh nhân bị tổn thương như viêm răng lợi, nhiệt, lở loét,… thì lại có nguy cơ lây lan virus HBV. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần cẩn thận, tránh tiếp xúc đến khi lành vết thương để hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh cho mọi người. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng không lây truyền qua việc:

  • Nắm tay, hôn, ôm.
  • Sử dụng chung dụng cụ ăn uống.
  • Hắt hơi hoặc ho.
  • Bị côn trùng cắn.
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B lây qua đường nào?

Theo thống kê của Hepatitis Foundation, viêm gan B lây truyền qua những con đường phổ biến dưới đây:

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con.
  • Tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm virus HBV một cách trực tiếp.
  • Tiếp xúc với những dụng cụ, thiết bị y tế chưa được vô trùng.
  • Quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp an toàn.
  • Dùng chung vật dụng dính máu, dịch tiết như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim tiêm, công cụ xăm mình,…

Mặc dù virus HBV được tìm thấy trong nước bọt. Tuy nhiên, CDC khẳng định hôn không phải là con đường truyền bệnh viêm gan B, tương tự như ôm, hắt hơi hoặc sử dụng chung đồ dùng thông thường.

Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

Viêm gan B có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con. Ước tính có đến 90% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm gan B mạn tính nếu nồng độ HBV trong cơ thể mẹ cao và không áp dụng phương pháp phòng ngừa cho con. Đây cũng chính là con đường lây bệnh quan trọng nhất tại các quốc gia lưu hành viêm gan B cao như Việt Nam. Mẹ có thể lây bệnh viêm gan B cho con thông qua 3 giai đoạn dưới đây:

  • Giai đoạn mang thai: Virus HBV có tính chất lây truyền qua đường máu. Ở giai đoạn này tỷ lệ thai nhi nhiễm bệnh từ mẹ chỉ ở mức 2%. Lý do là sự tiếp xúc giữa em bé và mẹ bị ngăn bởi nhau thai. Thế nhưng, mẹ bầu lưu ý phải hạn chế làm hàng rào nhau thai bị tổn thương để giảm bớt nguy cơ máu của bản thân tiếp xúc với em bé. Đặc biệt là từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.
  • Khi chuyển dạ và sinh con: Thời điểm này là lúc tỷ lệ truyền bệnh cao nhất, có thể lên đến 90%. Trong quá trình chuyển dạ, tử cung sẽ bắt đầu co thắt làm mạch máu xung quanh thai nhi cũng co thắt theo. Em bé có thể bị nhiễm virus viêm gan B khi tiếp xúc với máu hoặc dịch âm đạo của mẹ trong lúc chào đời. 
  • Giai đoạn cho con bú: Viêm gan B hiếm khi lây truyền qua đường cho con bú. Mặc dù DNA của virus HBV cũng có trong sữa non của người mẹ nhiễm bệnh nhưng với nồng độ thấp. Do đó, virus viêm gan B lây từ mẹ sang con ở giai đoạn này hầu như hiếm gặp nếu trẻ được chủng ngừa vắc xin và HBIG sau khi chào đời.

Phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HBV từ mẹ sang con gồm có: Nếu mẹ bầu có nồng độ virus HBV cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc kháng virus trong tam cá nguyệt thứ 3. Ngoài ra, trong vòng 12 giờ đầu sau sinh, trẻ cần được tiêm ngừa đầy đủ vắc xin HBV bà HBIG (chứa kháng thể chống virus viêm gan B). Những phương pháp này rất hữu hiệu và giúp làm giảm bớt tỷ lệ lây truyền bệnh cho trẻ. 

Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con

Viêm gan B lây truyền qua đường tình dục

Con đường lây truyền của virus HBV thông qua việc quan hệ tình dục có tỷ lệ mắc bệnh cao. Một số báo cáo cho thấy, cứ 10 ca bệnh viêm gan B thì có đến 3 ca là bị truyền nhiễm bằng đường quan hệ tình dục. Không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục sẽ khiến bạn có nguy cơ bị lây nhiễm nhiều bệnh lý khác nhau. Viêm gan B là một trong những căn bệnh có khả năng lây lan khi tiếp xúc với dịch âm đạo và tinh dịch. 

Viêm gan B lây qua đường máu

Viêm gan B được biết đến là căn bệnh lây qua đường máu. Vì nồng độ virus HBV trong máu rất cao. Bất kỳ trường hợp nào tiếp xúc với máu hoặc được truyền máu của bệnh nhân viêm gan B đều có khả năng bị nhiễm virus HBV. Do đó, bạn nên cẩn thận trong những hoạt động như xăm, khám đa khoa, phẫu thuật,… có thể tiếp xúc với máu của người khác. Hãy chắc chắn rằng các dụng cụ được sử dụng đã trải qua quá trình diệt khuẩn đúng chuẩn. 

Dùng chung đồ dùng cá nhân

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa dịch tiết, máu của bệnh nhân viêm gan B sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm virus HBV từ người đó. Bạn tuyệt đối không nên dùng các vật dụng cá nhân như: Dao cạo râu, bấm móng, bàn chải đánh răng.

Dùng chung kim tiêm

Tái sử dụng hoặc dùng chung kim tiêm cũng là con đường nguy hiểm có thể lây truyền virus HBV. Kim tiêm đã qua sử dụng (thậm chí là nhiều ngày trước đó) đều chứa vi khuẩn, virus.

Dùng chung đồ dùng cá nhân
Tái sử dụng hoặc dùng chung kim tiêm có thể lây truyền virus HBV

Chủ động phòng tránh viêm gan B bằng tiêm ngừa vắc xin

Thắc mắc viêm gan B có lây qua đường ăn uống không đã được giải đáp. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan B thông qua việc tiêm vắc xin nhé. Chủng ngừa vắc xin là phương pháp phòng tránh bệnh viêm gan B hiệu quả. Nó đặc biệt cần thiết với những đối tượng có nguy cơ cao như: 

  • Người sống chung với thành viên bị bệnh viêm gan B.
  • Nhân viên y tế.
  • Quan hệ với đối tác bị viêm gan B.
  • Người đã từng hoặc đang dùng ma túy.
  • Người bị nhiễm virus viêm gan C.
  • Người bị bệnh thận ở giai đoạn cuối,…

Vắc xin viêm gan B thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu lại với virus HBV ngay cả khi đã bị phơi nhiễm. Hiện nay có một số loại vắc xin đang được sử dụng trên thị trường như:

 Loại đơn

  • Engerix B 10 mcg/0,5 ml được công ty GSK sản xuất tại Bỉ.
  • Engerix B 20 mcg/1 ml được công ty GSK sản xuất ở Bỉ.
  • Euvax 10 mcg/0,5 ml của công ty Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất ở Hàn Quốc. Đơn vị này đã được Cục Quản lý Dược ngày 01/02/2017 cấp phép.
  • Huyết thanh kháng virus HBV ImmunoHBs 180 UI/1 ml của công Kedrion được sản xuất tại Ý.

 Loại phối hợp

  • Vắc xin Twinrix được công ty GSK (Bỉ) sản xuất giúp phòng ngừa bệnh viêm gan A, B.
  • Vắc xin Infanrix Hexa 0,5 ml được công ty GSK (Bỉ) sản xuất giúp ngăn ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib.
  • Vắc xin Hexaxim 0,5 ml được công ty Sanofi (Pháp) sản xuất, giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, Hib.
Chủ động phòng tránh viêm gan B bằng tiêm ngừa vắc xin
Vắc xin Twinrix

Những ưu điểm khi tiêm phòng vắc xin tại Đa khoa Phương Nam

Đa khoa Phương Nam là cơ sở y tế uy tín tại Đà Lạt cung cấp dịch vụ chủng ngừa vắc xin viêm gan B, với những ưu điểm nổi bật như:

  • Quy trình tiêm phòng an toàn, khoa học, đầy đủ các bước như thăm khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm.
  • Vắc xin đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn. 
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tiêm ngừa. Trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang.
  • Chi phí tiêm ngừa phải chăng, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. Hỗ trợ đặt lịch hẹn online, tiết kiệm thời gian chờ.

Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc viêm gan B có lây qua đường ăn uống không. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc. Để phòng tránh bệnh virus HBV hiệu quả, mọi người hãy tiêm vắc xin đầy đủ tại cơ sở y tế uy tín nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người