Viêm Gan B Mãn Tính – [Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị]

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Viêm Gan B Mãn Tính – [Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị]

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 10 29, 2022

Viêm gan B mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện, chữa trị đúng cách. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về bệnh viêm gan mãn tính như triệu chứng, cách chẩn đoán, điều trị, đường lây,… Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay nhé!

Viêm gan B mãn tính là gì?

Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus HBV trong hơn 6 tháng (sau kết quả xét nghiệm máu lần đầu) được chẩn đoán là mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bệnh nhân không thể loại bỏ virus HBV và chúng hiện vẫn còn tồn tại trong máu, gan. Nguy cơ phát triển bệnh viêm gan B thành thể mãn tính cũng liên quan trực tiếp đến độ tuổi tiếp xúc lần đầu với virus HBV:

  • 90% trẻ nhỏ và sơ sinh nhiễm bệnh sẽ bị viêm gan B mãn tính khi trưởng thành.
  • Hơn 50% trẻ em (1 – 5 tuổi) nhiễm bệnh sẽ bị viêm gan B mãn tính khi lớn lên. 
  • Ước tính chỉ 5 – 10% người lớn nhiễm bệnh phát triển thành viêm gan B mãn tính (nghĩa là 90% các ca bệnh sẽ được điều trị khỏi). 

Do đó, khi biết bản thân bị viêm gan B mãn tính, chúng ta cần chữa trị tích cực để cải thiện tiên lượng bệnh trong tương lai. 

Viêm gan B mãn tính là gì?
Viêm gan B mãn tính là gì?

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B mãn tính

Viêm gan mãn tính thường phát triển chậm, trong thời gian đầu gần như không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Nếu có cũng chỉ là cảm giác mệt mỏi. Điều này khiến bệnh nhân dễ nhầm với những vấn đề sức khỏe khác. Ước tính khoảng ⅔ trường hợp bị viêm gan B mãn tính không có rối loạn nào cho đến khi tiến triển thành xơ gan. Dấu hiệu mắc viêm gan B mãn tính có thể gặp phải khi bệnh nặng dần gồm: 

  • Ăn không ngon.
  • Sốt nhẹ.
  • Đau nhức cơ thể.
  • Cảm thấy khó chịu ở vùng bùng trên.

Khi bệnh dần chuyển sang xơ gan có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cổ trướng (tụ dịch trong ổ bụng).
  • Đỏ phần lòng bàn tay.
  • Xuất hiện những mạch máu hình mạng nhện nhỏ (u mạch mạng nhện).
  • Sưng to lá lách.
  • Ngứa ngáy, vàng da.
  • Rối loạn đông máu do gan bị tổn thương không thể tổng hợp đủ Protein hỗ trợ đông máu.
  • Chức năng não suy giảm do gan bị tổn thương nghiêm trọng không thể loại bỏ chất độc ra khỏi máu. Các chất này sẽ tích tụ bên trong máu rồi đi đến não. Chữa trị bệnh não gan có thể ngăn ngừa sự suy giảm chức năng não vĩnh viễn.
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B mãn tính
Có thể bị sốt nhẹ khi mắc bệnh viêm gan B mãn tính

Chẩn đoán viêm gan B mãn tính

Bạn nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào nghi ngờ bị viêm gan mãn tính. Bên cạnh việc thăm khám, một số xét nghiệm cũng cần được thực hiện bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ thiết lập hoặc loại trừ chẩn đoán viêm gan, xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan và nguyên nhân.
  • Siêu âm: Áp dụng tại vùng bụng để xác định độ cứng của mô gan.
  • Đo độ đàn hồi của gan: Cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng xơ hóa gan.
  • Sinh thiết gan: Chẩn đoán mức độ của bệnh gan. Với bệnh nhân viêm gan mãn tính, sinh thiết thường dùng để đánh giá tình trạng u gan hoặc xơ gan (nếu có).

Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?

Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu người trên toàn cầu tử vong vì bệnh viêm gan B mãn tính. 

 Các yếu tố tiên lượng khả quan

Người bệnh xóa bỏ được kháng nguyên HBeAg và không phát hiện được DNA của virus HBV khi xét nghiệm máu nhiều lần sẽ có kết quả lâm sàng cải thiện tích cực, cụ thể như sau:

  • Biến chứng của bệnh tiến triển chậm hơn.
  • Kéo dài thời gian sống mà không gặp biến chứng.
  • Giảm lệ chuyển thành xơ gan, ung thư.
  • Cải thiện lâm sàng và sinh hóa sau khi bị xơ gan mất bù.

 Ung thư biểu mô tế bào gan

Viêm gan B mãn tính là nguyên nhân chính gây ra khoảng 50% trường hợp bị ung thư biểu mô tế bào gan trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sự nhân lên của virus HBV chính là yếu tố dự báo cho bệnh xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Giảm tiểu cầu.
  • Xơ gan.
  • Tiền lõi và đột biến lõi.
  • Kiểu gen.
  • Tình trạng miễn dịch suy giảm.
  • Đồng nhiễm viêm gan C và D.
  • Uống rượu.
  • Có tiếp xúc với Aflatoxin.
  • Lớn tuổi.

 Viêm cầu thận

Đây cũng là biến chứng của bệnh viêm gan B mãn tính. Tiên lượng của bệnh thận trong viêm gan B còn liên quan đến những yếu tố khác, ví dụ như khả năng đáp ứng với việc chữa trị và tuổi tác. Trẻ nhỏ mắc bệnh viêm cầu thận màng sẽ phản ứng với bệnh thuận lợi hơn người trưởng thành. Người trắng phản ứng tốt hơn người châu Á và da đen.

Ước tính khoảng 30 – 60% trường hợp bị bệnh thận trong viêm gan B có khả năng tự thuyên giảm. Thế nhưng, tiến trình của bệnh thận ở người lớn tại khu vực virus lưu hành có thể không phải luôn là lành tính. Hơn nữa, dù áp dụng bất kỳ biện pháp chữa trị nào, viêm gan B cũng có diễn biến lâm sàng chậm nhưng không ngừng. Đồng thời, ⅓ người bệnh bị suy thận tiến triển và cần chữa trị lọc máu duy trì.

Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm gan B mãn tính là nguyên nhân chính gây ra khoảng 50% trường hợp bị ung thư biểu mô tế bào gan

Viêm gan B mãn tính có chữa được không?

Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính đều có cơ hội sống lâu và mạnh khỏe. Ngày nay đã có các phương pháp chữa trị bằng thuốc hiệu quả, giúp kiểm soát, ngăn chặn virus viêm gan B khiến gan bị tổn hại. Ngoài ra, còn có các loại thuốc mới đầy hứa hẹn đang được nghiên cứu sẽ cung cấp biện pháp điều trị bệnh trong tương lai gần. Mặc dù bệnh nhân viêm gan B mãn tính có nguy cơ bị ung thư và vấn đề nghiêm trọng về gan cao hơn người bình thường. Tuy nhiên vẫn có thể làm giảm rủi ro gặp biến chứng trong tương lai thông qua việc: 

  • Lên lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần (tối thiểu 1 lần/năm) với bác sĩ chuyên khoa gan để được theo dõi sức khỏe thông qua việc chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm máu.
  • Tham vấn với bác sĩ về quá trình chữa viêm gan B có hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh gan nặng hoặc ung thư hay không. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều là đối tượng phù hợp để được bác sĩ chỉ định chữa trị. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính đều được hưởng lợi nếu thường xuyên theo dõi bệnh.
  • Nên sàng lọc ung thư gan định kỳ. Vì phát hiện bệnh từ sớm sẽ có nhiều lựa chọn chữa trị và sống lâu hơn.
  • Hạn chế hoặc tránh dùng rượu bia, hút thuốc lá vì cả hai yếu tố này đều có khả năng tạo ra nhiều tổn thương hơn cho gan. 
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau vì thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán sẽ làm gan bị ảnh hưởng.

Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu?

Trên thực tế, bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính sống được bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ gan bị tổn thương, chế độ ăn, phác đồ chữa trị, bệnh lý nền, biến chứng,… Có người cả đời phải sống chung với bệnh viêm gan B và cần chữa trị kéo dài, liên tục. Nếu virus tác động mạnh chuyển sang biến chứng ung thư gan thì bệnh nhân chỉ có thể sống từ 2 – 5 năm. 

Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu?
Có người cả đời phải sống chung với bệnh viêm gan B và cần chữa trị kéo dài

Bệnh viêm gan B mãn tính có lây không?

Câu trả lời là có thể. Nhất là bệnh viêm gan B, C. Căn bệnh có thể lây truyền qua 3 con đường: Máu, tình dục và lây từ mẹ sang con. Bệnh viêm gan mãn tính không lây qua tiếp xúc thông thường như hắt hơi, ho, đường nước bọt, cho con bú.

Điều trị viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính được chữa trị nhằm mục đích phòng ngừa bệnh trở nặng cũng như tránh dẫn đến biến chứng suy gan, xơ gan. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có biện pháp chữa trị khác nhau. Ví dụ như viêm gan mãn tính có liên quan đến thuốc thì bệnh nhân cần ngưng hoặc thay đổi. Bệnh viêm gan mãn tính theo đó cũng từ từ khỏi. 

Nếu bạn bị viêm gan virus B, C mạn tính, nên tiến hành chữa trị bằng thuốc kháng virus với tỷ lệ hiệu quả rất cao. Chữa bệnh viêm gan B sẽ tốn nhiều thời gian. Riêng với viêm gan C, thời gian điều trị sẽ mất từ 3 – 6 tháng tùy vào tình trạng hiện tại đã bị xơ gan hay chưa. Trong trường hợp viêm gan B mãn tính do rượu bia, cách chữa trị đầu tiên cần thực hiện là bỏ rượu hoàn toàn.

Đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cần chú trọng đến việc giảm cân, rèn luyện thể chất thường xuyên. Ngoài ra, nhiều người bị gan nhiễm mỡ có đường huyết cao sẽ đối mặt với nguy cơ lớn hình thành bệnh tiểu đường loại 2. Những đối tượng này cần tiến hành kiểm soát lượng đường trong máu thật tốt để hạn chế chất béo tích tụ ở gan. 

Nếu bị viêm gan mãn tĩnh liên quan đến viêm gan tự miễn thường sẽ cần dùng Corticosteroid kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ như Azathioprine. Tuy nhiên, việc sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài có thể dẫn đến những phản ứng phụ ngoài ý muốn. Vì thế, Corticosteroid thường được giảm dần liều để bệnh nhân có thể dừng sử dụng và sau đó tiếp tục duy trì việc dùng Azathioprine.

Trong thời gian chữa trị, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào ngoài chỉ định của bác sĩ (bao gồm cả những dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên). Vì gan hiện đang bị tổn thương nên bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể khiến gan mật chịu tác động không tốt và mệt mỏi hơn. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. 

Điều trị viêm gan B mãn tính
Nên điều trị viêm gan B mãn tính theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm gan B mãn tính. Mong rằng sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi người nên chủ động áp dụng các phương pháp ngăn ngừa căn bệnh này từ sớm nhé. Nếu chẳng may mắc phải thì hãy tuân thủ phác đồ chữa trị do bác sĩ chỉ định. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ