Viêm kết mạc nốt phồng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Viêm kết mạc nốt phồng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 3 20, 2025

Viêm kết mạc nốt phồng là tình trạng viêm nhiễm ở mắt, ảnh hưởng đến cả kết mạc (lớp màng mỏng bao phủ lòng trắng mắt và mặt trong mí mắt) và giác mạc (lớp màng trong suốt phía trước đồng tử). Bài viết sẽ cung cấp nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng lòng trắng mắt bị phồng rộp.

Viêm kết mạc nốt phồng là gì?

Viêm kết mạc giác mạc không phải do nhiễm trùng mà là do phản ứng miễn dịch với vi khuẩn thường trú trên hoặc xung quanh mắt. Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em từ 6 đến 16 tuổi, và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Viêm kết mạc nốt phồng là một tình trạng viêm nhiễm ở mắt, ảnh hưởng đến cả kết mạc và giác mạc.
Viêm kết mạc nốt phồng là một tình trạng viêm nhiễm ở mắt, ảnh hưởng đến cả kết mạc và giác mạc.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc nốt phồng là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Một số tác nhân có thể gây ra tình trạng mắt bị phồng lòng trắng bao gồm:

  • Nấm: Candida albicans.
  • Vi khuẩn: Ví dụ như tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Mycobacterium tuberculosis, Chlamydia.
  • Ký sinh trùng: giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc (Ancylostoma duodenale).

Trong số các tác nhân trên, tụ cầu khuẩn (S. aureus) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng lòng trắng mắt bị phồng. Vi khuẩn này vốn dĩ đã tồn tại trên và trong cơ thể người, bao gồm cả bề mặt mắt và mí mắt.

Triệu chứng viêm kết mạc nốt phồng

Những triệu chứng viêm kết mạc nốt phòng diễn ra từ nhẹ đến nặng. Các nốt viêm trên kết mạc có thể chỉ gây kích ứng nhẹ, trong khi các nốt viêm trên giác mạc có thể gây đau nhức đáng kể và các triệu chứng khác. Các triệu chứng phổ biến của viêm kết mạc nốt phồng bao gồm:

  • Đau mắt, cảm giác như có dị vật trong mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (chói mắt).
  • Đỏ mắt.
  • Chảy nhiều nước mắt.
  • Xuất hiện một hoặc nhiều nốt sần màu vàng hoặc hơi xám trên bề mặt mắt.

Một số bệnh nhân bị viêm kết mạc nốt phồng cũng có thể phát triển thêm viêm bờ mi, một tình trạng viêm nhiễm ở mí mắt. Các triệu chứng của viêm bờ mi có thể bao gồm:

  • Sưng tấy mí mắt.
  • Thay đổi màu sắc của mí mắt.
  • Đóng vảy da ở các cạnh của mí mắt.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm kết mạc nốt phồng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như loét giác mạc, sẹo giác mạc và suy giảm thị lực. Do đó, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời là rất quan trọng.

Chẩn đoán và điều trị viêm kết mạc nốt phồng

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt lâm sàng chi tiết. Nếu bệnh nhân cũng bị viêm bờ mi, bác sĩ có thể chỉ định nuôi cấy mí mắt để xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Phương pháp điều trị tình trạng lòng trắng mắt bị phồng thường bao gồm sự kết hợp của thuốc chống viêm, thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn, và việc vệ sinh mí mắt đúng cách.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt lâm sàng chi tiết.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt lâm sàng chi tiết.

Steroid

Điều trị chính cho tình trạng lòng trắng mắt bị phồng là sử dụng corticosteroid tại chỗ. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm viêm và sưng tấy. Nếu phải sử dụng corticosteroid tại chỗ trong thời gian dài, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc giảm liều để tránh tái phát bệnh.

Thuốc kháng sinh tại chỗ

Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh tại chỗ được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn liên quan đến viêm kết mạc nốt phồng. Liệu trình điều trị này thường kéo dài trong vài tuần.

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là loại thuốc có tác dụng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp ngăn chặn sự bùng phát của tình trạng mắt bị phồng lòng trắng.

Tránh ánh sáng

Một số người bị viêm kết mạc nốt phồng có thể trở nên quá nhạy cảm với ánh sáng, gây ra sự khó chịu đáng kể. Để giảm bớt sự khó chịu này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Giảm độ sáng của đèn trong nhà và màn hình các thiết bị điện tử.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nếu có thể.
  • Đeo kính râm hoặc kính màu để bảo vệ mắt.
  • Tránh sử dụng kính áp tròng trong thời gian mắt đang bị tổn thương để tạo điều kiện cho mắt phục hồi.

Vệ sinh mắt

Việc điều trị viêm kết mạc nốt phồng còn bao gồm thực hành vệ sinh mí mắt đúng cách để kiểm soát tình trạng viêm bờ mi và giảm các triệu chứng. Cụ thể như sau:

  • Chườm ấm lên mí mắt: Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm lên mí mắt trong vài phút để giúp làm mềm và loại bỏ lớp vảy đóng ở mí mắt, đồng thời giảm kích ứng. Bạn có thể thực hiện chườm ấm nhiều lần trong ngày.
  • Làm sạch mí mắt: Đây là bước quan trọng giúp điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn và ngăn ngừa tái phát, bạn cần thực hiện mỗi ngày một đến hai lần. Bắt đầu bằng cách pha dung dịch gồm nửa cốc nước ấm và 3 giọt dầu gội đầu dành cho trẻ em. Sau đó, nhúng tăm bông vào dung dịch và nhẹ nhàng lau sạch mi mắt, đặc biệt là khu vực gốc lông mi. Cuối cùng, rửa sạch mí mắt bằng nước ấm một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm kết mạc nốt phồng. Bên cạnh việc đảm bảo cân bằng các nhóm dưỡng chất, người bệnh nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất có lợi cho mắt, bao gồm:

  • Kẽm: Có nhiều trong thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng,…
  • Vitamin A, C, E: Có nhiều trong lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật, các loại rau củ (cà rốt, đu đủ, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền), và các loại trái cây mọng nước (cam, quýt, bưởi, dưa hấu). 

Tóm lại, viêm kết mạc nốt phồng là tình trạng viêm giác mạc và kết mạc do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau mắt, chảy nước mắt nhiều, nhạy cảm với ánh sáng và xuất hiện các đốm trên mắt. Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ