Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 18, 2022
Mục Lục Bài Viết
Giun sán là những sinh vật đa bào sống tự do hoặc ký sinh bên trong cơ thể động vật và con người. Giun sán thường ký sinh ở các bộ phận như não, cơ, phổi, gan, ruột, tiêu hóa,… Vậy nguyên gây ra tình trạng nhiễm giun sán là gì? Bạn cần xét nghiệm giun sán khi gặp triệu chứng nào?
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại giun sán phát triển, sinh sôi. Thực phẩm bẩn, mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm giun sán. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm giun sán thông qua những thói quen kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, uống nước chưa đun sôi, không rửa tay trước lúc dùng bữa và sau khi đi vệ sinh, tiêu thụ thực phẩm sống,…
Có nhiều loại giun sán khác nhau. Mỗi loại sẽ ký sinh ở những bộ phận, cơ quan riêng biệt trong cơ thể, thường gây ra các triệu chứng như:
Đau bụng
Giun sán có khả năng gây ra triệu chứng đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng không thuyên giảm, trong thời gian dài thì nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, làm xét nghiệm giun sán.
Sụt cân
Giun sán sống ký sinh nên chúng cần lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày để tồn tại. Biểu hiện có thể là ăn uống ngon miệng, điều độ nhưng không tăng cân, sụt cân, thường xuyên đau bụng,… Lúc này, bạn hãy sắp xếp thời gian đi xét nghiệm giun sán sớm.
Đi ngoài ra máu
Người bị nhiễm giun sán có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu do các tổn thương và vết loét bên trong ruột. Vì giun sán có khả năng tự gắn mình vào thành ruột và trở nên bất động. Nếu biểu hiện này không phải đến từ giun sán thì bạn cũng cần đi khám sớm, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa.
Nôn và buồn nôn
Thịt sống như các món tái, gỏi, thức ăn chưa nấu chín là con đường chủ yếu khiến bạn bị nhiễm giun sán. Những món ăn này cũng gây ra triệu chứng buồn nôn, khó tiêu.
Mệt mỏi
Bệnh nhân bị nhiễm sán thường gặp tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày,… gây suy nhược, mệt mỏi. Do đó thay vì dùng thuốc giảm đau, bạn hãy đi xét nghiệm giun sán để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Nếu bạn bị nhiễm giun sán nhưng không chữa trị đúng cách, kịp thời, các bộ phận trong cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể gồm có:
Giun sán chiếm chất dinh dưỡng
Một lượng lớn thức ăn trong cơ thể sẽ bị giun sán hấp thụ. Bạn sẽ bị mất lượng dưỡng chất, thức ăn lớn nếu tồn tại nhiều giun sán. Thậm chí, một số loại giun như giun tóc, giun móc,… còn hút máu trong cơ thể người, gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
Gây độc cho cơ thể
Độc tính hoặc chất thải do giun sán tiết ra có thể chuyển hóa và gây độc cho cơ thể với những biểu hiện như buồn nôn, mất ngủ, chán ăn,…
Tác hại cơ học
Giun tóc, giun móc bám vào niêm mạc ruột có thể gây viêm loét ruột. Hơn thế nữa, giun đũa còn có khả năng dẫn đến bệnh tắc ống mật, viêm tắc ruột,… Bên cạnh đó, nang ấu trùng sán lá phổi cũng gây ra tình trạng vỡ thành mạch máu phổi dẫn đến hiện tượng ho ra máu.
Dị ứng
Nhiễm giun sán có thể khiến bạn bị dị ứng. Thậm chí một số bệnh nhân còn gặp tình trạng dị ứng nặng gây phù nề,… Thế nên việc xét nghiệm giun sán, thường xuyên tẩy giun sẽ làm giảm các nguy hại tác động đến sức khỏe.
Cơ thể người có khả năng bị nhiễm 2 loại giun sán khác nhau, được chia thành 2 nhóm: Giun sán ký sinh trong ruột và ngoài ruột như não, phổi, gan, tim, niêm mạc, dưới da, máu,… Hiện có 2 loại xét nghiệm giun sán phổ biến là: Xét nghiệm máu và xét nghiệm phân. Trong đó, xét nghiệm máu còn được gọi là phương pháp miễn dịch huyết thanh ELISA.
Để chẩn đoán nhiễm giun sán, bệnh nhân cần thực hiện một hoặc vài biện pháp như soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột và xét nghiệm đàm tìm trứng sán lá phổi. Hoặc xét nghiệm dịch màng phổi để tìm ấu trùng giun lươn, nội soi dạ dày tầm soát ký sinh trùng lạc chỗ từ ruột non chui lên. Tùy vào triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện loại xét nghiệm giun sán phù hợp.
Trong vài năm gần đây, xét nghiệm máu để tìm kháng thể của ký sinh trùng xâm nhập vào mô cơ thể được áp dụng phổ biến. Hình thức xét nghiệm này được tiến hành nhằm kiểm tra sự xuất hiện của giun sán trong máu. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị nhiễm bệnh hay không.
Xét nghiệm giun sán được bác sĩ chỉ định trong quá trình kiểm tra tầm soát giun sán ở các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:
Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun sán nghiệm trọng, bạn nên đi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để chữa trị đúng cách, kịp thời.
Dưới đây là quy trình lấy mẫu bệnh phẩm cơ bản để tiến hành xét nghiệm giun sán:
Đối với bệnh phẩm là mẫu máu
Dùng mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay của bệnh nhân. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Đối với bệnh phẩm là mẫu phân
Dùng một vật dụng lấy phân của người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm giun sán như xuất huyết, lợn cợn, nhầy,… cho vào lọ xét nghiệm rồi đậy kín lại. Sau đó, tiến hành gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Bên cạnh phương pháp xét nghiệm, chúng ta có thể áp dụng một số cách khác để chẩn đoán bệnh nhiễm giun sán. Đó là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT – Scanner, siêu âm, X-quang. Trong đó, siêu âm là phương pháp thường được áp dụng nhất, đặc biệt ở giai đoạn đầu của bệnh.
Siêu âm mang đến kết quả có độ chính xác cao, an toàn, bác sĩ thường chỉ định để chẩn đoán bệnh sán chó, viêm gan do Amip, giun chui ống mật, sán lá gan. Những phương pháp như chụp CT, X-quang sẽ được áp dụng khi bệnh chuyển biến nặng. Lúc này người bệnh có thể gặp biến chứng ở não bộ nguy hiểm.
WHO khuyến cáo, mọi người nên tiến hành xét nghiệm giun sán định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ, rất dễ bị nhiễm giun sán vì chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh mỗi ngày. Trẻ em nhiễm giun sán có thể đối mặt với hệ quả khá lớn như suy dinh dưỡng, còi xương, kém tập trung.
Tại Đà Lạt, bạn có thể xét nghiệm giun sán ở những cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, đảm bảo các tiêu chí dưới đây:
Chi phí xét nghiệm giun sán hiện dao động từ 100.000 – 200.000 đồng. Tùy vào phương pháp được áp dụng và cơ sở y tế, mức giá sẽ có sự chênh lệch nhất định. Lưu ý chi phí trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên liên hệ trực tiếp với địa điểm làm xét nghiệm để được tư vấn chi tiết.
Nếu bạn thực hiện xét nghiệm giun sán tại cơ sở y tế uy tín thì sẽ nhận được kết quả ngay trong ngày. Nếu làm xét nghiệm ở địa điểm không chuyên, thời gian nhận kết quả có thể sẽ kéo dài lâu hơn.
Nếu bác sĩ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm giun sán thông qua mẫu máu thì không cần phải nhịn ăn. Vì hình thức xét nghiệm này chỉ tìm kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân. Mà kháng thể vốn là một chất do cơ thể tạo ra. Nước uống và thức ăn không có khả năng làm thay đổi nồng độ của kháng thể trong máu.