Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 6, 2022
Mục Lục Bài Viết
Gout (gút hay thống phong) là một dạng bệnh viêm khớp phổ biến. Bệnh nhân thường chịu những cơn đau dữ dội và đột ngột ở các khớp đầu gối, ngón tay, ngón chân, kèm theo hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không thể đi lại được. Viêm khớp là bệnh lý rất phổ biến. Ước tính có khoảng 35% dân số đang bị căn bệnh này. Cứ 100 người trưởng thành thì sẽ có 2 – 5 trường hợp viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm.
Gout vốn là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng của nó là những đợt viêm khớp cấp tái phát. Trước đây có quan niệm cho rằng Gout là “bệnh nhà giàu” và chỉ tác động đến phái mạnh. Tuy nhiên thực tế cho thấy bệnh lý này ngày càng phổ biến, nhất là ở nhóm chị em phụ nữ mãn kinh. Bệnh Gout sẽ “trẻ hóa” vì chế độ ăn không lành mạnh và nguồn thực phẩm đa dạng. Vậy bệnh Gout có triệu chứng như thế nào? Xét nghiệm Gout có mấy loại?
Trước khi tìm hiểu về các loại xét nghiệm Gout, chúng ta hãy cùng xem bệnh lý này có những triệu chứng nào nhé.
Triệu chứng của bệnh Gout ở giai đoạn cấp tính
Bệnh nhân bị bệnh Gout thường có biểu hiện như sau:
Triệu chứng của bệnh Gout ở giai đoạn mạn tính
Khi bệnh Gout chuyển sang giai đoạn mạn tính nó sẽ có những triệu chứng sau:
Hiện nay có 4 loại xét nghiệm Gout cơ bản như sau:
Xét nghiệm nồng độ Axit Uric trong máu (UA)
Xét nghiệm này được áp dụng để kiểm tra nồng độ Axit Uric trong máu của người bệnh. Nó là xét nghiệm chẩn đoán tình trạng bệnh. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp chữa trị tiếp theo. Ước tính có khoảng 40% bệnh nhân Gout có kết quả bình thường trong lần xét nghiệm nồng độ Axit Uric đầu tiên. Do đó, để đảm bảo chính xác, cần tiến hành loại xét nghiệm Gout này nhiều lần.
Xét nghiệm UA niệu 24 giờ
Xét nghiệm UA niệu 24 giờ được chỉ định sau khi bệnh nhân khám lâm sàng, nghi ngờ có khả năng cao mắc bệnh Gout. Loại xét nghiệm Gout này giúp bác sĩ theo dõi tốc độ đào thải Axit Uric qua đường tiểu. Từ đó có thể chẩn đoán nguyên nhân khiến nồng độ Axit Uric trong máu tăng cao là do bài tiết kém hay sản xuất nhiều.
Xét nghiệm dịch khớp
Xét nghiệm dịch khớp giúp bác sĩ kiểm tra mức độ tổn thương của các khớp. Hình thức xét nghiệm Gout này thường được chỉ định với đối tượng nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã bị Gout lâu năm. Hoặc áp dụng trong trường hợp chọc hút dịch khớp ở những khớp đau nhức để tiến hành tầm soát sự xuất hiện của tinh thể Urat. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá được mức độ của bệnh và đưa ra hướng chữa trị thích hợp.
Loại xét nghiệm này được áp dụng để theo dõi biến chứng của bệnh Gout với thận. Bác sĩ thường chỉ định với người bị Gout lâu năm, nhằm đánh giá tình hình tiến triển và mức độ của bệnh.
Những phương pháp xét nghiệm Gout sẽ được kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, CT khớp, chụp X-quang,… để đảm bảo cho ra kết quả chính xác.
Dưới đây là quy trình lấy mẫu xét nghiệm Gout:
Đối với mẫu bệnh phẩm máu
Mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay bệnh nhân sẽ được dùng để làm xét nghiệm Gout. Điều dưỡng sẽ lấy mẫu theo trình tự như sau:
Đối với mẫu bệnh phẩm nước tiểu
Bệnh phẩm sẽ được đựng trong ống vô trùng. Người bệnh tránh sờ vào bên trong ống và lấy nước tiểu giữa dòng để hạn chế tối đa vi khuẩn tồn tại ở niệu đạo. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ ly tâm nước tiểu, lấy phần cặn rồi tiến hành xét nghiệm.
Nồng độ Axit Uric trong máu của người bình thường như sau:
Nồng độ Axit Uric trong nước tiểu của người bình thường ở mức 2,2 – 5,5 nmol/L/24h.
Nếu kết quả xét nghiệm Axit Uric cao hơn bình thường cho thấy cơ thể của bệnh nhân đang sản xuất quá nhiều chất này hoặc thận đang đào thải chưa đúng cách. Khi kết quả nồng độ Axit Uric có trong nước tiểu và máu dưới 10 mg/mL thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh khẩu phần ăn uống sao cho hợp lý, khoa học. Cách tốt nhất là giảm bớt lượng Purine nạp vào cơ thể.
Bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây trước khi tiến hành xét nghiệm Gout:
Hiện không có mức chi phí xét nghiệm Gout cụ thể cho tất cả bệnh nhân. Vì tùy vào tình trạng, triệu chứng của bệnh bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng. Từ đó khiến mức giá xét nghiệm chênh lệch không nhỏ. Cụ thể, với bệnh nhân lần đầu gặp triệu chứng của bệnh Gout, nồng độ Axit Uric trong máu tăng trong mức cho phép thì bác sĩ vẫn chưa chỉ định điều trị. Bác sĩ chỉ yêu cầu làm xét nghiệm máu và tư vấn phương pháp thay đổi lối sinh hoạt để phòng ngừa nguy cơ bệnh chuyển nặng hơn.
Nếu bệnh nhân đến thăm khám khi Gout đã ở giai đoạn 3, 4 biểu hiện nghiêm trọng qua các đợt viêm bùng phát và xuất hiện những nốt Tophi mạn tính thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nhiều hình thức xét nghiệm hơn. Vì lúc này bệnh Gout đã ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác, thậm chí làm thận bị tổn thương vĩnh viễn.
Theo khuyến cáo, tốt nhất bạn không nên ăn bất kỳ thứ gì trong vòng 4 tiếng trước khi làm xét nghiệm Gout. Việc làm này giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn, phản ánh đúng nhất tình trạng bệnh.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam là cơ sở y tế uy tín tại Đà Lạt cung cấp dịch vụ xét nghiệm Gout, có những ưu điểm như sau: