Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 4 21, 2025
Mục Lục Bài Viết
Nhiễm trùng HR-HPV kéo dài (dai dẳng) là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung (UTCTC). WHO ước tính rằng HPV type 16 và 18 chịu trách nhiệm cho khoảng 70% các trường hợp UTCTC và tổn thương tiền ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. HR-HPV cũng liên quan đến các loại ung thư khác ở cả nam và nữ, bao gồm ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật và vùng hầu họng.
Human Papillomavirus (HPV) là virus gây u nhú ở người, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết những người có hoạt động tình dục sẽ nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời, nhưng phần lớn các trường hợp nhiễm trùng sẽ tự khỏi mà không gây ra vấn đề sức khỏe nào.
Có hơn 200 type HPV đã được xác định, trong đó 40 type lây truyền qua đường tình dục có thể gây các bệnh lý và ung thư nguy hiểm gồm 12 type HPV nguy cơ cao. Chúng được phân loại thành hai nhóm chính dựa trên nguy cơ gây ung thư:
HPV nguy cơ thấp thường không cần chẩn đoán xét nghiệm, trong khi HPV nguy cơ cao cần được kiểm tra định kỳ, đặc biệt ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.
Xét nghiệm HPV genotype là phương pháp ưu tiên để phát hiện HPV nguy cơ cao, xác định cụ thể chủng virus gây bệnh thông qua kiểm tra mẫu tế bào cổ tử cung bằng kỹ thuật Realtime PCR (phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực).
Thời điểm và tần suất làm xét nghiệm HPV genotype khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và lịch sử tầm soát ung thư cổ tử cung của phụ nữ. Phương pháp tầm soát có thể là xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm HPV, hoặc kết hợp cả hai.
Phụ nữ từ 30-65 tuổi được khuyến khích thực hiện xét nghiệm HPV định kỳ ít nhất 5 năm một lần, kết hợp với Pap smear mỗi 1-3 năm.
Phụ nữ dưới 30 tuổi thường không được khuyến khích làm xét nghiệm HPV genotype vì nhiễm HPV rất phổ biến ở độ tuổi này và đa số trường hợp tự khỏi. Thêm vào đó, ung thư cổ tử cung cần nhiều năm để phát triển, nên xét nghiệm HPV ở người trẻ có thể gây lo lắng không cần thiết.
Phụ nữ có yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung có thể cần xét nghiệm HPV sớm hơn hoặc tầm soát thường xuyên hơn.
Xét nghiệm HPV genotype PCR thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
Xét nghiệm HPV genytype thường là mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung (tương tự như lấy mẫu Pap), âm đạo hoặc các vị trí khác tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm. Quy trình thực hiện gồm:
Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm HPV:
Xét nghiệm HPV genotype xác định sự hiện diện của các chủng HPV nguy cơ cao, là dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhưng không đồng nghĩa với chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
Dựa trên kết quả xét nghiệm HPV kết hợp với kết quả tế bào học cổ tử cung, yếu tố nguy cơ, tuổi tác và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nguy cơ ung thư cổ tử cung hiện tại và tương lai của bệnh nhân, từ đó đưa ra kế hoạch theo dõi, chỉ định các xét nghiệm bổ sung hoặc phương án điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
World Health Organization (WHO). Human papillomavirus (HPV) and cervical cancer. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-(hpv)-and-cervical-cancer
International Agency for Research on Cancer (IARC). IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans, Volume 100 B: Biological Agents. (Phân loại các type HPV nguy cơ cao). https://publications.iarc.fr/Book-And-Report-Series/Iarc-Monographs-On-The-Identification-Of-Carcinogenic-Hazards-To-Humans/Biological-Agents-Volume-100-B-2012
ASCCP (American Society for Colposcopy and Cervical Pathology). Risk-Based Management Consensus Guidelines for Abnormal Cervical Cancer Screening Tests and Cancer Precursors. (Hướng dẫn quản lý dựa trên nguy cơ, bao gồm vai trò của genotype). https://www.asccp.org/guidelines
Wright, T. C., Jr, Stoler, M. H., Behrens, C. M., Sharma, A., Zhang, G., & Wright, T. L. (2015). Primary cervical cancer screening with human papillomavirus: end of study results from the ATHENA study using cobas HPV as the first-line screening test. Gynecologic oncology, 136(2), 189–197. (Nghiên cứu ATHENA về sàng lọc HPV sơ cấp).
Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Human Papillomavirus (HPV) Information for Clinicians. https://www.cdc.gov/hpv/hcp/index.html