Giải đáp: Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không năm 2024

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Giải đáp: Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không năm 2024

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 22, 2024

Bảo hiểm y tế giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người tham gia khi phải chi trả viện phí. Tuy nhiên, không phải mọi chi phí khám chữa bệnh đều được bảo hiểm chi trả hoàn toàn, mà tuân theo quy định của pháp luật. Vậy xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?

Xét nghiệm máu gồm những loại nào?

Xét nghiệm máu (xét nghiệm huyết học) là một phương pháp chẩn đoán y tế sử dụng mẫu máu để phân tích và xác định hàm lượng các chất nhất định cũng như số lượng các loại tế bào máu. Xét nghiệm máu được chia thành hai loại chính: xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm máu chia thành hai loại chính: xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu.
Xét nghiệm máu chia thành hai loại chính: xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm máu cung cấp nhiều thông về sức khỏe, giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về máu, rối loạn liên quan đến thành phần máu và nhiều bệnh lý khác. Dựa trên kết quả của các chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh như ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch và nhiều bệnh lý khác.

Để biết xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không, bạn cần tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về việc hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.

Quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế theo quy định

Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành, việc hưởng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

Quy định về phạm vi được hưởng của BHYT

Căn cứ vào Điều 21, Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi bổ sung tại Khoản 14, Điều 1, Luật bảo hiểm y tế 2014) phạm vi được hưởng của BHYT gồm:

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau:

  • Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
  • Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3, Điều 12, của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Bộ trưởng Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán cho thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Mức hưởng BHYT sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và loại hình khám chữa bệnh
Mức hưởng BHYT sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và loại hình khám chữa bệnh

Quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

Căn cứ theo quy định tại Điều 23, Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi bổ sung tại Khoản 16, Điều 1, Luật bảo hiểm y tế 2014) quy định 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế, cụ thể:

  1. Chi phí trong trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
  2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
  3. Khám sức khỏe.
  4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
  5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
  6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
  7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
  8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
  9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
  10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
  11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
  12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?

Việc xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không phụ thuộc vào các quy định của Luật Bảo hiểm y tế và Thông tư 39/2018/TT-BYT ban hành ngày 30/11/2018.

Không phải tất cả các xét nghiệm máu đều được hưởng bảo hiểm y tế.
Không phải tất cả các xét nghiệm máu đều được hưởng bảo hiểm y tế.

Trường hợp được hưởng BHYT

Nếu xét nghiệm máu được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán, theo dõi bệnh hoặc điều trị, thì thường sẽ được bảo hiểm y tế chi trả.

Người bệnh đang điều trị các bệnh về máu sẽ được hưởng bảo hiểm y tế cho các xét nghiệm máu cần thiết trong quá trình điều trị, theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn thuộc nhóm người đang điều trị bệnh về máu hoặc đang trong quá trình khám chữa bệnh cần thiết, bạn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí xét nghiệm máu. Tuy nhiên, mức độ chi trả có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và nơi bạn khám chữa bệnh.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008, để được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh là việc tuân thủ đúng tuyến. Có nghĩa là khi đi khám bệnh, bạn nên chọn các cơ sở y tế được phân loại theo cấp độ mà hệ thống y tế quy định.

Ví dụ: Bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, hoặc tuyến huyện. Trường hợp khám tại một cơ sở y tế không đúng tuyến, khoản chi phí điều trị của bạn có thể không được bảo hiểm thanh toán.

Trường hợp không được hưởng BHYT

  • Xét nghiệm máu khi tự đi khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ
  • Xét nghiệm máu phục vụ bổ sung hồ sơ lao động, bổ sung hồ sơ đi du học
  • Xét nghiệm máu phục vụ tự nguyện hiến máu, cho máu
  • Xét nghiệm máu phục vụ cho việc sử dụng dịch vụ thẩm mỹ

Để biết chính xác bạn có được hưởng bảo hiểm y tế khi xét nghiệm máu hay không, bạn nên:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các xét nghiệm cần thiết và thông báo cho bạn biết những xét nghiệm nào được bảo hiểm y tế chi trả.
  • Liên hệ với cơ quan bảo hiểm y tế: Bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm y tế để được giải đáp thắc mắc.
  • Kiểm tra lại thẻ bảo hiểm y tế: Đảm bảo rằng thẻ bảo hiểm của bạn còn hiệu lực và các thông tin cá nhân được cập nhật đầy đủ.

Tóm lại, việc xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục đích xét nghiệm, chỉ định của bác sĩ và chính sách của từng cơ sở y tế. Để được hưởng quyền lợi tối đa từ bảo hiểm y tế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu kỹ thông tin về các quy định liên quan.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ