Xét Nghiệm Máu Tổng Quát Có Phát Hiện Ung Thư Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm Máu Tổng Quát Có Phát Hiện Ung Thư Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 8, 2023

Với mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư thì việc phát hiện ra ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho người bệnh tìm được hướng chữa trị kịp thời. Từ đó có khả năng kéo dài được sự sống, thậm chí là khỏi bệnh hoàn toàn để quay trở lại với cuộc sống thường nhật. Vậy những kiểm tra nào giúp tìm ra căn bệnh này? Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư hay không?

Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư không?

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh xảy đến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Tuy vậy, ở những giai đoạn đầu thì các triệu chứng của ung thư có phần giống với nhiều bệnh lý khác nên rất khó phát hiện ra.

Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư không?
Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư không?

Cũng chính vì vậy nên nhiều người thắc mắc rằng khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện thì chỉ làm xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư hay không.

Câu trả lời chính là xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư nhờ vào:

  • Phát hiện ra những protein đặc biệt sinh ra do tế bào ung thư hoặc các hormon như: AFP (ung thư gan), CEA (ung thư đại tràng), CA19-9 (ung thư tụy), CA 125 (ung thư buồng trứng), CYFRA 21 (ung thư phổi).
  • Phát hiện thấy mật độ các tế bào máu ở mức quá thấp hoặc tăng lên quá cao thì có khả năng là do mắc ung thư máu.
  • Ung thư còn được nghiên cứu là xảy ra do sự đột biến của gen, chính vì vậy khi xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư được qua việc tìm ra gen BRCA2 ở ung thư vú, gen APC ở ung thư đại tràng,…

Xét nghiệm máu có chẩn đoán chính xác bệnh ung thư không? 

Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư. Tuy nhiên, đây chỉ là tìm thấy dấu hiệu chứ không thể qua đó chẩn đoán 100% mắc bệnh. Kết quả xét nghiệm máu không thể hiện được hết các khía cạnh cần thiết để xác định rõ căn bệnh ung thư. Trong một số trường hợp, có thể do máu của người xét nghiệm có các chất khá tương đồng với khối u cho nên đưa tới kết quả dương tính giả.  

Xét nghiệm máu có chẩn đoán chính xác bệnh ung thư không? 
Cần làm các kiểm tra liên quan như chụp X-quang để có thể chẩn đoán chính xác bệnh ung thư

Để xác định rõ thì cần tái khám lại trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Nếu lúc này trong cơ thể bệnh nhân thực sự có khối u ung thư thì kết quả của các chỉ số sẽ tăng lên bởi khối u ngày càng lớn hơn. Với kết quả này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm thêm các kiểm tra liên quan khác để chẩn đoán chính xác có mắc bệnh ung thư hay không như:

  • Sinh thiết hoặc chọc hút tế bào.
  • Chụp hình X-quang, CT, MRI, quét xương, chụp PET
  • Xét nghiệm PAP-smear nếu nghi ngờ ung thư cổ tử cung.
  • Nội soi các bộ phận ung thư.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bệnh nhân thực sự đã mắc bệnh ung thư nhưng khi xét nghiệm lại cho kết quả âm tính giả. Tình trạng này hay xảy ra với ở những người bị ung thư gan nhưng không tiết AFP trong máu. Chính vì đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc ung thư thì ngoài xét nghiệm máu bạn cũng nên làm thêm các kiểm tra khác để có thể có kết quả chuẩn xác nhất.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán những bệnh ung thư nào?

Bên cạnh câu hỏi “xét nghiệm máu có phát hiện ung thư hay không” thì cũng có nhiều người thắc mắc rằng phương pháp y khoa này có thể chẩn đoán những loại ung thư nào. Chúng ta sẽ tìm thấy dấu hiệu về các bệnh ung thư như:

  • Nếu tăng cao chỉ số CEA trong máu: thì có khả năng người bệnh đang mắc ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư vùng đầu và cổ, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư gan, ung thư tuyến giáp, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
  • Nếu chỉ số AFP tăng lên: thì có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư gan nguyên phát.
  • Tăng chỉ số CA 125: thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Đồng thời, chỉ số này cũng tăng cao ở những người bị bệnh ung thư vú, ung thư về đường tiêu hóa, ung thư phổi.
  • Chỉ số CA 19-9 tăng cao: có thể liên quan đến ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, các ung thư ở đường tiêu hóa.
  • Nếu chỉ số CA 15-3 gia tăng: thì khả năng có nguy cơ mắc ung thư vú. Một số trường hợp cũng xuất hiện trong ung thư phổi.
  • Tăng cao chỉ số CA 72-4: là dấu hiệu xuất hiện trong ung thư tinh hoàn, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng.
  • Nếu nồng độ HCG gia tăng lên: khi không mang thai thì có thể liên quan tới ung thư tinh hoàn, ung thư màng đệm.
  • NSE tăng cao: thì là dấu hiệu trong bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ, u nội tiết, u nguyên thần kinh,…
  • Chỉ số CYFRA 21-1 tăng cao: thì sẽ là nguy cơ của ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi không tế bào nhỏ. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng xuất hiện trong một số bệnh lý nguy hiểm khác như suy thận, viêm phổi, nhiễm trùng máu,…
  • Chỉ số PSA gia tăng lên: thì có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Các loại xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư

Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư tuy nhiên phương pháp này cũng được phân chia thành nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Những loại phổ biến nhất giúp phát hiện tế bào ung thư là:

  • Xét nghiệm sàng lọc nhiễm virus: Xét nghiệm này giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe khỏe của bệnh nhân đang như thế nào. Từ đó sẽ đưa tới phương pháp kiểm tra, can thiệp phù hợp, hiệu quả nhất.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Giúp đo lường số lượng của tế bào tiểu cầu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu. Nếu một trong 3 loại tế bào này có số lượng tăng lên cao hoặc giảm xuống quá thấp thì có thể chẩn đoán được khối u ung thư đã di căn hay chưa.
  • Xét nghiệm URE và chất điện giải: Kiểm tra các hoạt động chức năng của thận có diễn ra tốt hay không. Nhờ vậy mà bác sĩ sẽ nắm được tình hình sức khỏe của người bệnh cụ thể hơn để đưa ra các chỉ định thích hợp.
  • Xét nghiệm huyết đồ: Là dạng xét nghiệm để giúp quan sát rõ kích thích, hình dáng tế bào máu. Qua đó có thể nhận thấy rõ những dấu hiệu bất thường đang xảy ra.

Quá trình thực hiện xét nghiệm máu

Trước khi xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định riêng để giúp có kết quả chính xác nhất. Trong một số trường hợp, có thể phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 8 – 12 tiếng. Đồng thời cũng cần hạn chế sử dụng một vài loại thuốc.

Quá trình thực hiện xét nghiệm máu
Quá trình thực hiện xét nghiệm máu thường diễn ra nhanh chóng, chỉ mất từ một vài phút

Sau đó, khi tới bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở y tế thì bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu theo quy trình sau:

Bước 1: Lấy một dải dây Garo hay còn là dải băng làm từ cao su non để buộc chặt quanh bắp tay.

Bước 2: Khử trùng vị trí cần lấy máu và các vị trí xung quanh.

Bước 3: Tiến hành dùng kim tiêm đâm vào tĩnh mạch để lấy máu.

Bước 4: Tháo băng Garo ra và rút kim khỏi tay.

Bước 5: Dùng bông gòn đắp lên vị trí lấy máu rồi dán băng keo cá nhân lên trên. 

Sau khi lấy máu xong, bạn giữ băng keo cá nhân trên tay trong khoảng vài giờ để cầm máu chảy ra. Bên cạnh đó cũng tránh vận động mạnh.

Quá trình lấy máu chỉ diễn ra từ một vài phút và cũng không quá đau nhức, khó chịu. Do đó, bạn có thể an tâm thực hiện. Tùy thuộc vào nơi thực hiện xét nghiệm máu mà kết quả sẽ có từ một vào giờ tới một vài ngày hoặc có khi mất đến 1 hoặc 2 tuần. 

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết về “xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư hay không”. Hy vọng đã giúp bạn nắm bắt thêm được những thông tin bổ ích. Lưu ý khi đi xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư thì hãy tìm nơi uy tín để có kết quả chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ