Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 3 31, 2025
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive prenatal testing), còn được gọi là sàng lọc DNA không tế bào (cfDNA) hoặc sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPS), là một xét nghiệm được sử dụng để xác định nguy cơ thai nhi mắc phải một số bất thường di truyền có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
NIPT đã được chứng minh là một xét nghiệm sàng lọc có độ chính xác cao (độ nhạy 99%, độ đặc hiệu 99,5%). Kỹ thuật này thường được sử dụng để sàng lọc các rối loạn do sự dư thừa (tam nhiễm) hoặc mất (lệch bội) một nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, NIPT không thể phát hiện được tất cả các tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể hoặc rối loạn cấu trúc và chức năng hình thành các cơ quan của bào thai. Hầu hết các xét nghiệm NIPT chỉ có thể sàng lọc được một số dị tật sau:
Các dị tật thường được sàng lọc bằng NIPT bao gồm:
Ngoài khả năng sàng lọc các dị tật di truyền, xét nghiệm NIPT còn cho phép dự đoán giới tính của thai nhi và phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể giới tính, bao gồm các hội chứng thường gặp như Turner, Klinefelter, Triple X và XYY;…
Xét nghiệm NIPT chủ yếu dựa vào việc phân tích lượng ADN tự do (cfDNA) của thai nhi trong máu mẹ. Cả mẹ và nhau thai của thai nhi đều sản xuất cfDNA, và cfDNA này lưu thông trong máu mẹ, trong đó cfDNA của mẹ chiếm khoảng 90% và cfDNA của thai nhi chiếm khoảng 10%.
Để đảm bảo kết quả sàng lọc chính xác, xét nghiệm NIPT yêu cầu lượng ADN tự do của thai nhi (cfDNA) phải chiếm ít nhất 4% trong máu mẹ. Nếu phân số thai nhi (FF) thấp thì kết quả NIPT sẽ không thể xác định được. Xét nghiệm NIPT thường được thực hiện từ tuần thai thứ 10, trong đó thời điểm được khuyến khích là từ tuần 11 đến tuần 13 ngày 6.
Cần lưu ý rằng, xét nghiệm NIPT cũng như các phương pháp sàng lọc trước sinh khác chỉ đánh giá nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Để có chẩn đoán xác định và đưa ra hướng can thiệp phù hợp, cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bằng cách lấy mẫu từ chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau.
Tại Việt Nam, nhận thức về tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh vẫn còn hạn chế, dẫn đến tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc dị tật bẩm sinh cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương với việc cứ 33 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc bệnh.
Trẻ sơ sinh mắc dị tật bẩm sinh tạo ra gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Chi phí điều trị các dị tật bẩm sinh thường rất cao, và không phải lúc nào can thiệp y học cũng mang lại hiệu quả. Nhiều trẻ mắc dị tật bẩm sinh phải sống suốt đời với bệnh tật, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ từ cộng đồng. Nên xét nghiệm NIPT là phương pháp sàng lọc để giúp giảm tình trạng này.
Trường hợp đặc biệt, thai phụ đã trải qua ca mổ can thiệp và gặp biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, dẫn đến thai nhi bị thiếu máu, suy dinh dưỡng và có dị tật nghiêm trọng. Do đó, thai nhi khỏe mạnh đã được cứu để nuôi dưỡng tốt hơn, đồng thời tránh được các biến chứng khác có thể xảy ra khi sinh ra một thai nhi bị dị tật.
Như thế xét nghiệp NIPT không chỉ có ý nghĩa quan trọng với từng cá nhân, gia đình mình còn với xã hội. Ngoài ra, so với các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi khác, Xét nghiệm NIPT được các chuyên gia đánh giá là chính xác hơn và thời gian thực hiện sớm nhất hiện tại. Cụ thể:
Không ai mong muốn con mình sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, sàng lọc dị tật trước sinh là vô cùng cần thiết; cha mẹ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc này và chủ động thực hiện.
Trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT, bác sĩ thường sẽ dặn dò và đưa ra một số lưu ý quan trọng dành cho thai phụ. Cụ thể là:
NIPT là một xét nghiệm sàng lọc, tức là nó không đưa ra kết luận khẳng định thai nhi có hay không mắc dị tật bẩm sinh. Thay vào đó, kết quả NIPT sẽ cho biết nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi là cao hay thấp.
Thông thường, xét nghiệm NIPT sẽ đưa ra kết quả riêng biệt cho từng loại dị tật mà thai phụ muốn sàng lọc. Ví dụ, mẹ bầu có thể nhận được kết quả dương tính hoặc có nguy cơ cao đối với hội chứng Trisomy 13, nhưng đồng thời lại nhận được kết quả âm tính hoặc có nguy cơ thấp đối với hội chứng Down.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, mặc dù thai phụ đã ở tuần thứ 12 của thai kỳ, nhưng phân số thai nhi (FF) trong máu mẹ không đủ hoặc ADN của thai nhi khó xác định, dẫn đến xét nghiệm NIPT không thể cho ra kết quả hoặc không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, thai phụ có thể thực hiện lại xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu kết quả xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các rối loạn nhiễm sắc thể, bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác để có thêm thông tin và xác định chính xác tình trạng các dị tật, bao gồm:
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.