Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 25, 2020
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu về vấn đề xét nghiệm máu EOS cao có nguy hiểm không thì chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin về eos, hãy cùng tìm hiểu nhé!
EOS là một dạng tế bào máu trắng ở trong cơ thể, được biết đến với tên gọi bạch cầu ái toan. Loại bạch cầu này có sự liên hệ trực tiếp đến những bệnh như bệnh nhiễm trùng, bệnh dị ứng.
EOS có vai trò quan trọng trong việc chống lại các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, tăng cường đề kháng, hạn chế nhiễm trùng cho cơ thể.
Vậy eos trong máu cao có nguy hiểm không? Và chỉ số Eos như thế nào là cao?
Xét nghiệm máu EOS là xét nghiệm đo lường lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể. Thông thường, chỉ số eos sẽ dao động trong khoảng 18 – 22 thông số khi xét nghiệm và có nồng độ khoảng 300 tế bào/mm3.
Chỉ số eos được đánh giá là cao khi nồng độ bạch cầu ái toan cao hơn mức 300 tế bào/mm3.
Nếu kết quả xét nghiệm máu eos cao quá mức thì có nghĩa bệnh nhân đang gặp phải tình trạng cơ thể có dấu hiệu cơ quan nội tạng bị phá hủy, đặc biệt là tim. Do đó, tình trạng eos tăng cao sẽ vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân nên cảnh giác với tình trạng này.
Ngoài ra, trong trường hợp mà kết quả xét nghiệm máu eos cho kết quả giảm thì có khả năng bệnh nhân đang bị nhiễm độc từ rượu.
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bạch cầu ái toan hay kết quả xét nghiệm máu eos cao là do:
Bệnh dị ứng: Khi các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng thì rất dễ khiến lượng eos tăng cao.
Nhiễm ký sinh trùng: Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng hay bị các loại ký sinh đa bào xâm nhập thì chỉ số eos sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do sự tác động của nhưng loại ký sinh trùng như ấu trùng sán, giun đũa, giun móc…
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm tăng tỉ lệ bạch cầu ái toan trong máu như thuốc kháng sinh, thuốc kháng lao. Do đó, khi xét nghiệm máu eos cao bất thường mà bạn có sử dụng những loại thuốc này thì phải thông báo với bác sĩ ngay.
Tắc nghẽn mạch máu: Một trong những nguyên nhân chính khiến eos tăng bất thường đó là vì bệnh nhân đang bị tắc nghẽn mạch máu, khiến cholesterol tăng đột ngột.
Sau khi có kết quả tỷ lệ phần trăm bất thường của 5 loại bạch cầu trong cơ thể thông qua các xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm eos.
Hoặc để chẩn đoán:
Thông thường trước khi thực hiện xét nghiệm không cần chuẩn bị gì. Tuy nhiên cần thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào làm loãng máu.
Đặc biệt bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngừng sử dụng một số loại thuốc làm giảm bạch cầu ái toan như: thuốc gây chán ăn, Interferon, một số thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng có chứa psyllium, thuốc an thần.
Sau khi lấy mẫu máu ở cánh tay về để xét nghiệm, bác sĩ sẽ xem xét kết quả và có phương án điều trị thích hợp nếu chỉ số eos tăng hoặc giảm bất thường. Nếu cơ thể đang bị nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê toa để điều trị tức thời và phục hồi lại lượng tế bào máu trắng ở mức bình thường. Còn nếu cơ thể mắc phải một số bệnh tự miễn, thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu EOS chính xác, bạn cần chọn một địa chỉ xét nghiệm uy tín, chất lượng.
Để có thể yên tâm tiến hành xét nghiệm máu eos với chi phí tiết kiệm nhất. Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Nam – Địa chỉ xét nghiệm uy tín, được nhiều người tin tưởng.
Tiến hành xét nghiệm tại Đa khoa Phương Nam, bạn có thể yên tâm về kết quả và chi phí, bởi: