Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi mang thai, hầu như tất cả các mẹ bầu đều sẽ băn khoăn về giới tính của em bé trong bụng, nên nhiều người đã áp dụng các cách nhận biết giới tính thai nhi dựa vào biểu hiện của mình trong thai kỳ theo quan niệm dân gian được ông bà xưa truyền lại. Chính vì thế, việc có nhiều mẹ bầu băn khoăn thèm ngọt là con trai hay con gái cũng là điều dễ hiểu. Ở phần này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này cũng như hướng dẫn một số phương pháp phân biệt giới tính thai nhi từ giai đoạn sớm, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thèm ngọt là con trai hay con gái là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu khi mang thai. Bởi ai cũng sẽ tò mò về giới tính của thai nhi. Hơn nữa, theo quan niệm dân gian thì nếu mẹ bầu thèm ngọt trong quá trình mang thai thì sẽ sinh con trai, còn nếu thèm chua thì thường sinh con gái. Cũng chính vì vậy, nhiều mẹ bầu thèm ăn ngọt nghĩ rằng mình đang mang thai bé trai và ngược lại, những mẹ bầu thèm chua lại nghĩ mình đang mang thai bé gái.
Tuy nhiên, thực tế thì quan niệm này không hẳn chính xác 100%, mà việc mang thai con trai hay con gái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó, mẹ bầu đừng quá tin tưởng vào vấn đề thèm ngọt là con trai hay con gái nhé!
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng, nếu mang thai bé trai, mẹ sẽ thèm ăn đồ mặn, còn thèm ăn đồ ngọt thì sẽ mang thai bé gái. Mỗi vùng miền sẽ có một quan niệm riêng. Do đó, việc dựa vào các câu truyền miệng như vậy mà nhận định giới tính thai nhi sẽ dễ dẫn đến sai lầm. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên xem đây là thông tin tham khảo vui và hãy sắm sửa, chuẩn bị đồ đạc sơ sinh khi đã chắc chắn về giới tính em bé theo căn cứ khoa học.
Thay vì tin vào quan điểm dân gian là thèm ngọt sinh con trai thì bạn có thể kiểm chứng thêm giới tính thai nhi là nam hay nữ bằng những dấu hiệu sau:
Ốm nghén: Tình trạng ốm nghén trong thai kỳ của mẹ bầu cũng thể hiện giới tính của thai nhi. Theo nghiên cứu thì những mẹ bầu ít ốm nghén thì thường mang thai bé trai còn những người ốm nghén nhiều thì khả năng cao sẽ mang thai một bé gái dễ thương.
Tình trạng da của mẹ: Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ sẽ thay đổi, khiến tình trạng da cũng bị ảnh hưởng. Thường thì nếu mang thai một bé trai, da mặt của mẹ bầu sẽ trở nên thâm sạm, nhiều mụn và đen hơn. Còn khi mang thai bé gái thì da mặt sẽ ít mụn thâm hơn.
Màu nước tiểu: Một trong những cách nhận biết giới tính thai nhi được nhiều người áp dụng nhất đó là dựa vào màu nước tiểu của mẹ bầu. Theo kinh nghiệm từ dân gian thì mẹ bầu mang thai con gái sẽ có nước tiểu màu sẫm, còn nếu mang thai bé trai thì nước tiểu sẽ có màu vàng sáng.
Sự thay đổi ở ngực: Quan niệm dân gian cho rằng, sự thay đổi kích thước ngực bên trái hay bên phải cũng có khả năng thể hiện giới tính thai nhi. Cụ thể, trường hợp ngực trái to hơn ngực phải thì mẹ bầu sẽ mang thai con gái, còn ngực trái mà nhỏ hơn ngực phải thì mẹ bầu sẽ mang thai con trai.
Hình dáng bụng bầu: Nếu bụng bầu có hình nhọn và thấp thì chị em có khả năng mang thai bé trai. Còn nếu mang thai bé gái thì bụng bầu sẽ có hình dáng tròn và cao hơn.
Sự thay đổi ở mông và hông: Theo kinh nghiệm từ xưa truyền lại thì khi mang thai bé gái, mông và hông của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rất rõ rệt, còn mang thai bé trai sẽ không có sự thay đổi nhiều.
Thời gian mọc tóc: Mang thai khiến nội tiết tố thay đổi, nên những mẹ bầu mang thai bé trai thì tóc sẽ mọc nhanh, nhiều hơn so với khi mang thai một bé gái.
Tình trạng đau đầu: Những chị em khi mang thai con gái thì sẽ ít khi bị đau đầu, nhưng nếu mang thai bé trai thì sẽ thường xuyên bị đau đầu hơn.
Những phương pháp nhận biết giới tính thai nhi dân gian tuy hiệu quả, an toàn nhưng độ chính xác lại không cao. Do đó, nếu muốn biết thai nhi trong bụng là nam hay nữ một cách chuẩn xác nhất, mẹ bầu có thể đi siêu âm, đo nhịp tim thai hoặc xét nghiệm máu thai kỳ. Cụ thể như sau:
Siêu âm: Siêu âm kiểm tra giới tính thai nhi có độ chuẩn xác rất cao, nhưng thường chính xác nhất vào tuần thứ 20 của thai kỳ (độ chính xác lên đến trên 95%). Còn nếu mẹ bầu siêu âm sớm hơn thì tỉ lệ xác định giới tính thai nhi chỉ dao động ở mức 40 – 80% (siêu âm giới tính thai nhi từ tuần thứ 12 trở đi có độ chính xác trên 40%, từ tuần thứ 16 trở đi có độ chính xác trên 80%). Thường thì thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ nhận định giới tính thai nhi dựa vào cơ quan sinh dục, chiều dài xương đùi và khung xương.
Đo nhịp tim thai nhi: Thực tế thì việc đo nhịp tim thai nhi cũng được thực hiện trong quá trình siêu âm. Nhưng nếu trường hợp hình ảnh siêu âm không thể cho biết chuẩn xác giới tính thai nhi, bác sĩ sẽ căn cứ thêm vào nhịp tim. Cụ thể nhịp tim bé trai thường ở mức dưới 140 nhịp/phút, còn nhịp tim của bé gái lại ở mức trên 140 nhịp/phút. Đo nhịp tim thai nhi có thể thực hiện vào tuần thứ 8 – 11 của thai kỳ. Độ chính xác của phương pháp này cũng dao động trong khoảng 50 – 80%.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra giới tính thai nhi được xem là phương pháp dự đoán giới tính chính xác nhất hiện nay. Phương pháp này có thể thực hiện vào tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ với tỉ lệ chính xác đến 99%. Thường thì bác sĩ sẽ lấy máu của người mẹ, sau đó tiến hành xét nghiệm cũng như phân tích ADN, từ đó đưa ra chẩn đoán về việc mẹ bầu đang mang thai bé trai hay bé gái.
Nếu chị em muốn dự đoán giới tính thai nhi chính xác hơn và kiểm tra xem mình có đang thực sự mang thai một bé trai hay không thì có thể dựa vào những dấu hiệu thường gặp ở những mẹ bầu khi mang thai con trai dưới đây nhé!
Mang thai bụng thấp: Trường hợp mẹ bầu mang thai bụng thấp thì khả năng trong bụng là một bé trai rất cao đấy!
Nước tiểu màu vàng nhạt: Nếu nước tiểu của mẹ bầu có màu vàng nhạt trong suốt quá trình mang thai thì có thể bạn sẽ sinh ra một bé trai. Còn nếu nước tiểu có màu vàng đục thì khả năng sinh con gái sẽ cao hơn.
Xuất hiện mụn trứng cá: Theo nhiều quan điểm thì khi mang thai bé gái, da mặt của mẹ sẽ ít xuất hiện mụn trứng cá hơn so với khi mang thai bé trai.
Kích thước ngực phải to hơn ngực trái: Thường thì khi có thai, kích thước ngực sẽ thay đổi và to lên khá nhiều. Và nếu bạn mang thai bé trai thì ngực phải sẽ to hơn ngực trái thay vì ngực trái lớn hơn ngực phải như các trường hợp thường gặp.
Tóc mọc nhanh: Theo kinh nghiệm dân gian, nếu tóc của phụ nữ mang thai nhanh dài hơn khi có thai thì đó là dấu hiệu mang thai bé trai.
Nhịp tim thai chậm: Nhịp tim thai nếu dưới 140 nhịp/ phút thì khả năng mẹ bầu sẽ mang thai con trai, còn nếu là bé gái thì nhịp tim sẽ cao hơn.
Ngủ nghiêng bên trái: Các mẹ bầu thích ngủ nghiêng bên trái hơn so với nghiêng bên phải thì rất có thể sẽ mang thai một bé trai.
Ít bị ốm nghén: Theo nhiều quan niệm thì bé trai trong bụng mẹ thường ít gây ra các triệu chứng ốm nghén cho mẹ bầu. Do đó, nếu bạn ít có cảm giác ốm nghén thì rất có thể bạn đã có mang 1 bé trai rồi đấy!
Thực tế, tình trạng mẹ bầu thèm ngọt hoặc thèm chua trong thai kỳ là do sự thay đổi của cảm xúc cũng như nội tiết tố khi mang thai dẫn đến sự biến đổi của vị giác. Vấn đề này là phản ứng tự nhiên, có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng sau đó dần biến mất. Sau đó, khẩu vị của mẹ bầu cũng dần ổn định hơn. Vì vậy, có một số mẹ bầu thèm ăn bánh kẹo, kem, sữa, một số khác lại muốn ăn xoài, chanh, cam,… là hoàn toàn bình thường.
Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế thì việc mẹ bầu ăn ngọt sẽ giúp cho tinh thần tốt hơn, giảm cảm giác khó chịu, kích thích vị giác. Hơn nữa, đã có một thống kê cho rằng chỉ có 10% bà bầu thèm chua, trong khi hơn 40% bà bầu khác chỉ thèm ngọt.
Ngoài ra, việc thèm đồ ăn ngọt hay chua ở nhiều mẹ bầu có thể được xem là sự tiến hóa để cải thiện cảm giác ốm nghén. Hơn nữa, một nguyên nhân khác khiến vị giác mẹ bầu thay đổi đó là vì cơ thể đang bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, nên sẽ cần ăn nhiều hơn đồ ăn để bổ sung dưỡng chất.
Tuy nhiên, dù có thèm đồ ngọt đến đâu, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều, phải kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể trong quá trình mang thai. Bởi nếu quá lạm dụng đồ ngọt, mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều vấn đề, thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi.
Dù có thèm ngọt đến mức nào đi chăng nữa thì mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai, bởi nó có thể gây ra rất nhiều tác hại xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé như:
Nếu mẹ bầu quá thèm đồ ngọt nhưng lại gặp khó khăn trong việc kiêng cử, vậy thì có thể áp dụng một số phương pháp chống lại chứng thèm đồ ngọt sau: