Xét nghiệm máu là bước đầu tiên trong thăm khám sức khỏe, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá theo dõi hầu hết các bệnh lý. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động bên ngoài lẫn bên trong. Để không gây khó khăn cho quá trình phân tích, vậy những điều lưu ý trước khi xét nghiệm máu là gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Những điều lưu ý trước khi xét nghiệm máu bạn cần ghi nhớ
Trước khi xét nghiệm máu cần làm gì còn tùy thuộc vào từng loại kiểm tra. Một số xét nghiệm yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, Nếu bạn không có bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào ngoài thời gian đến để thực hiện xét nghiệm, bạn có thể thực hiện các lưu ý sau:
Uống nhiều nước trước ngày xét nghiệm và giờ xét nghiệm:
Khi uống đủ nước, lượng máu của bạn sẽ tăng lên và các tĩnh mạch cũng đầy đặn và hiện rõ hơn để dễ dàng cho việc thu thập mẫu.
Uống nước nhiều giữ cho huyết áp của bạn không bị giảm. Nguyên nhân hàng đầu gây ra ngất xỉu và chóng mặt khi xét nghiệm máu là do tụt huyết áp.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Trừ khi bắt buộc phải nhịn ăn để kiểm tra, bạn nên ăn sáng để giúp giữ lượng đường trong máu cho ổn định. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi lấy máu và ngăn ngừa tình trạng choáng váng, chóng mặt. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể buồn nôn trong khi lấy máu, đừng ăn ngay trước cuộc hẹn.
Bạn nên chọn các loại thức ăn có nhiều protein và carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt, điều này có thể giúp bạn không cảm thấy choáng váng sau khi hiến máu hoặc thu thập máu và
Các xét nghiệm cần nhịn ăn
Đối với các xét nghiệm dưới đây, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu:
Xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm máu kiểm tra cholesterol
Xét nghiệm máu kiểm tra mức chất béo trung tính
Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL)
Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ lipoprotein mật độ thấp (LDL)
Xét nghiệm máu kiểm tra chuyển hóa
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận
Xét nghiệm máu kiểm tra lipoprotein (lipid)
Xét nghiệm máu kiểm tra Vitamin B12
Mặc áo ngắn tay và rộng rãi:
Mặc áo tay ngắn và rộng rãi giúp y tá hoặc kỹ thuật viên dễ dàng cho việc thu thập mẫu xét nghiệm và còn giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái
Nếu bạn lo lắng về những gì sẽ xảy ra, hãy yêu cầu người lấy máu của bạn giải thích mọi thứ họ đang làm. Hoặc nghĩ về điều gì đó hoàn toàn khác, chẳng hạn như kỳ nghỉ của bạn hoặc bạn sẽ làm gì sau khi xét nghiệm máu.
Trước khi xét nghiệm máu không nên làm gì?
Sau khi tìm hiểu trước khi xét nghiệm máu cần làm gì, bệnh nhân cũng cần nắm rõ những lưu ý trước khi xét nghiệm máu không nên làm gì để không ảnh hưởng đến kết quả, cụ thể:
Không hút thuốc: Các chuyên gia về y tế khuyên bệnh nhân không nên hút thuốc 1 đến 2 giờ trước khi thử nghiệm.
Hạn chế một số loại thức ăn: Các thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo, đồ chiên, thức ăn nhanh có thể tác động, làm thay đổi các chỉ số giả của máu, vì thế bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này trước 1-2 ngày xét nghiệm.
Tránh một số loại thức uống: Không nên dùng cà phê, đồ uống có chứa caffein và rượu 1 đến 2 ngày trước khi xét nghiệm vì chúng có thể tác động và gây ảnh hưởng đến các chỉ số.
Hạn chế một số hoạt động: Tránh bất kỳ hoạt động thể chất và căng thẳng nào trước khi xét nghiệm máu. Bạn nên bình tĩnh và thư giãn trong 10-15 phút.
Ngừng một số loại thuốc: Tránh sử dụng aspirin ít nhất hai ngày trước khi lấy máu. Bên cạnh đó, nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như heparin hoặc Coumadin (warfarin), hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc này trước khi lấy máu.
Một số lưu ý khác
Mức độ enzyme và hormone thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày, vì vậy xét nghiệm máu nên được thực hiện trước 10 giờ sáng trừ khi bác sĩ chỉ định khác.
Nội tiết tố của phụ nữ dao động trong chu kỳ kinh nguyệt và những biến động này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nội tiết tố. Vì lý do này, trong quá trình chuẩn bị cho xét nghiệm hormone sinh dục, người thực hiện cần phải chỉ ra giai đoạn của chu kỳ và tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ.
Không nên xét nghiệm máu sau khi điều trị bằng xoa bóp, liệu pháp phản xạ hoặc vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định trước khi xét nghiệm máu không nên làm gì, để biết chính xác tình trạng của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khung chat bên dưới.
Một số lưu ý sau khi xét nghiệm máu cần tuân thủ?
Bên cạnh những thắc mắc về trước khi xét nghiệm máu không nên làm gì thì một số lưu ý khi xét nghiệm máu cũng được nhiều người quan tâm.
Ăn một bữa nhẹ sau khi lấy máu: Hãy mang theo một bữa ăn nhẹ nếu bạn sẽ không trực tiếp trở về nhà hoặc đi làm sau thời gian lấy máu để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Giữ băng trong một giờ: Nếu sau xét nghiệm, khu vực kim tim bị chảy máu, hãy ấn nhẹ cho đến khi máu ngừng chảy và băng lại. Chỗ lấy máu có thể bị bầm tím. Đừng lo lắng nếu điều này xảy ra. Chườm một ít đá vào chỗ đó và đợi vài ngày để vết thương tự khỏi.
Hạn chế hoạt động mạnh: Không thực hiện bất kỳ bài tập thể dục mạnh nào vì có thể kích thích lưu lượng máu và có thể gây chảy máu tại chỗ.
Ăn thực phẩm giàu chất sắt: Một số loại thực phẩm giàu chất sắt như: rau xanh hoặc ngũ cốc tăng cường chất sắt. Những thứ này có thể giúp bổ sung lượng sắt dự trữ đã mất để tạo nguồn cung cấp máu mới cho bạn.
Chườm đá: Đây là cách giúp bạn giảm đau nhức hoặc bầm tím ở vị trí tiêm. Đừng lo lắng nếu điều này xảy ra, thực hiện theo cách này và vết thương sẽ tự khỏi.
>>> Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ làm bạn lo lắng sau khi lấy máu, hãy đến các cơ sở y tế hoặc tham khảo y kiến của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “những điều lưu ý trước khi xét nghiệm máu“. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xét nghiệm máu, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế tạiBệnh viện Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222.