Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người cần xét nghiệm máu một năm ít 1/lần hoặc bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm máu trong lần khám sức khỏe để kiểm tra toàn diện, có thể là mỗi năm 1 lần hoặc thậm chí lâu hơn thế.
Trường hợp khác cần làm xét nghiệm máu là khi bệnh nhân tìm tới và trình bày một vấn đề bất thường cụ thể nào đó. “Nếu đủ lo ngại để tới khám bác sĩ thì cũng có thể đủ điều kiện bạn phải lấy máu xét nghiệm”.
Có rất nhiều khi băn khoăn về vấn đề xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không hay xét nghiệm máu có được ăn sáng không? Bởi lẽ ai cũng sẽ nghĩ rằng việc ăn uống và lấy máu xét nghiệm thì có liên quan gì đến nhau. Nhưng trên thực tế, về mặt y học thì việc ăn uống có thể tác động trực tiếp, làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, phân tích máu, chẩn đoán bệnh lý.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên nhịn ăn ít nhất 6 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
Cụ thể, bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi làm các xét nghiệm máu bởi khi ăn uống, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành năng lượng, làm thay đổi nồng độ glucose, mỡ máu… khiến kết quả xét nghiệm xảy ra sai sót, không thể đưa ra chẩn đoán chính xác.
Do đó, nếu được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn khi làm xét nghiệm máu, bạn nhất định phải tuân thủ đúng.
Ngoài vấn đề ăn thì trước khi xét nghiệm không nên làm gì? Và nên làm gì thì bạn cần nắm rõ. Cũng như có nên xét nghiệm máu vào buổi chiều không? Phương Nam đã có bài viết chia sẻ chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm.
Bên cạnh vấn đề xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không, thì có lẽ cũng có không ít người thắc mắc về vấn đề ăn rồi có xét nghiệm máu được không? Bởi lẽ, vẫn có trường hợp không cần nhịn ăn khi xét nghiệm máu.
Theo các chuyên gia y tế thì mặc dù việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm là cần thiết, nhưng trên thực tế thì không phải xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn ăn. Do đó, nếu xét nghiệm của bạn thuộc loại xét nghiệm bình thường, đơn giản, không yêu cầu nhịn ăn thì bạn vẫn có thể tiến hành xét nghiệm máu sau khi ăn uống bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp xét nghiệm của bạn thuộc loại xét nghiệm bắt buộc phải nhịn ăn thì bạn sẽ được hẹn một ngày khác để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
*Lưu ý:
Trong thời kỳ mang thai, xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tầm soát sức khỏe của cả mẹ và theo dõi sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Để kết quả xét nghiệm chính xác mẹ bầu cần lưu ý phải nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu.
Để giúp quá trình xét nghiệm của bạn diễn ra thuận lợi và không phải mất thời gian hẹn lịch vào những ngày khác. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn danh sách các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn, hãy lưu ý để không bị nhầm lẫn nhé!
Xét nghiệm cholesterol máu: Xét nghiệm cholesterol máu nhằm đánh giá tình trạng cholesterol trong máu, giúp kiểm tra lượng mỡ trong máu. Ăn uống trước xét nghiệm sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu lên, từ đó, bác sĩ sẽ không biết chính xác kết quả mỡ trong máu của bệnh nhân. Nên việc ăn trước khi xét nghiệm là hoàn toàn nghiêm cấm. Bạn thường phải nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng.
Xét nghiệm đường huyết: Loại xét nghiệm đường huyết giúp kiểm tra lượng đường trong máu, từ đó chẩn đoán tình trạng tiểu đường ở bệnh nhân. Khi ăn uống, lượng glucose sẽ tăng cao bất thường. Nên bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 – 12 tiếng.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận: Các tổn thương về gan thận sẽ được đánh giá dựa trên nồng độ các chất liên quan trong máu. Nhưng nếu bệnh nhân ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm, tỉ lệ các chất này sẽ bị thay đổi, tăng hoặc giảm không rõ nguyên nhân, khiến kết quả xét nghiệm không được chính xác. Do đó, khi được chỉ định xét nghiệm chức năng gan, thận, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng.
Xét nghiệm sắt trong máu: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt dựa vào nồng độ sắt trong máu. Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng để tránh các loại thực phẩm cung cấp sắt, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Xét nghiệm khác: Bên cạnh các loại xét nghiệm trên thì bệnh nhân khi được chỉ định tiến hành các loại xét nghiệm khác như xét nghiệm Vitamin B12, xét nghiệm chuyển hóa… cũng cần nhịn ăn theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Xét nghiệm máu thường được sử dụng trong trường hợp bác sĩ muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng bệnh cũng như đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về bệnh lý thông qua những chỉ số xét nghiệm. Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thông báo kỹ về những lưu ý khi xét nghiệm máu, nhưng để tránh các trường hợp bạn không nắm rõ những thông tin, ảnh hưởng đến kết quả, thì khi tiến hành xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý 4 vấn đề sau: