4 Điều Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ghèn Mắt

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > 4 Điều Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ghèn Mắt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 10, 2021

Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt là triệu chứng thường gặp nhưng lại khiến mẹ hoang mang và lo lắng. Vì thế, Đa khoa Phương Nam sẽ mang đến cho bạn 4 điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị ghèn mắt. Hãy cùng nhau tham khảo nhé!

Điều 1: Biểu hiện trẻ bị ghèn mắt

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ sơ sinh bị ghèn mắt là:

Trẻ sơ sinh bị ghèn xanh ở mắt: Mắt bé bị bít kín do ghèn xanh dính vào lông mi. Lâu ngày nếu không được vệ sinh, ghèn sẽ đóng thành tảng khô, khiến trẻ không thể mở mắt được.

Trẻ có thể bị ghèn một bên mắt: Biểu hiện này có thể kéo dài khoảng vài tuần đến hơn 1 tháng.

Mắt bé bị ghèn lâu ngày: Theo cơ chế tự động bảo vệ mắt, nhiều bé vừa sinh ra đã có ghèn, nên mẹ không cần quá lo lắng.

Ghèn vàng xuất hiện ở mắt trẻ: Tình trạng ghèn vàng dạng như mủ thường kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày.

tre-so-sinh-bi-ghen-mat-1
Ghèn vàng xuất hiện ở mắt trẻ

Điều 2: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ghèn mắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị ghèn mắt, điển hình như:

Máu và dịch nước ối chảy vào mắt lúc trẻ mới sinh: Đây là biểu hiện của nhiễm trùng mắt thông thường, trẻ mới sinh dễ gặp phải, sẽ khiến mắt bé có ghèn và chảy nước.

Do bé bị tắc tuyến lệ: Theo thống kê, có khoảng 10% trẻ sơ sinh gặp tình trạng tắc tuyến lệ. Biểu hiện để nhận biết là bé hay chảy nước mắt nhưng không hề khóc. Buổi sáng khi thức dậy, ghèn sẽ đóng cứng ở mắt hoặc dính quanh mí. Thông thường, mắt bé lúc này sẽ đỏ ngầu, nghiêm trọng hơn sẽ hình thành mủ do nhiễm trùng thứ phát.

Viêm kết mạc: Viêm kết mạc có thể xảy ra ở cả hai hoặc một bên mắt do vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này ghèn sẽ đổ nhiều khiến mắt bị dính vào nhau.

Tay bẩn chạm vào mắt: Trẻ có thói quen xấu là đưa tay lên mắt chà xát, đôi khi bàn tay vì nghịch ngợm nên khá bẩn, vì thế sẽ tạo điều kiện cho mắt bị đóng ghèn.

Do mẹ vệ sinh mắt cho trẻ kém: Mẹ không có kỹ năng hoặc quên vệ sinh mắt cho trẻ, khiến mắt bị đóng ghèn. Nếu để quá lâu, mắt bé sẽ bị viêm kết mạc.

Trong mắt xuất hiện vật thể lạ: Nếu vật thể bay vào mắt to không thể loại bỏ dễ dàng như bình thường, thì mắt trẻ sẽ bị đóng ghèn theo cơ chế tự động.

Đau mắt đỏ: Khi đau mắt đỏ, trẻ sẽ bị đổ ghèn, chảy nước mắt, ghèn mắt thường có màu vàng hoặc xanh.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị ghèn mắt, mẹ hãy tiếp tục tìm hiểu cách chăm sóc và điều trị triệu chứng này nhé!

Điều 3: Cách chăm sóc và điều trị

tre-so-sinh-bi-ghen-mat-3
Mẹ hãy giữ cho tay bé luôn sạch sẽ

Mẹ cần lưu ý một số cách chăm sóc và điều trị khi trẻ sơ sinh bị ghèn mắt như sau:

  • Lau mắt cho bé nhẹ nhàng bằng bông gòn nhúng vào nước ấm pha ít muối, chỉ lau bên mắt có ghèn. Mẹ nên thực hiện khoảng 2 đến 3 lần/ngày hoặc bất kỳ khi nào mắt trẻ bị đổ ghèn. Dùng nước muối sinh lý cũng rất tốt nhưng mẹ nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
  • Không được áp dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào không rõ nguồn gốc.
  • Mẹ hãy thường xuyên vệ sinh tay cho bé thật sạch sẽ, hạn chế để bé chạm tay vào mắt.
  • Massage vùng tiết ghèn ở mắt cho bé cũng rất hữu hiệu, khi đẩy nhẹ vào phía dưới đầu mắt bằng ngón tay út. Thực hiện khoảng 1 đến 2 phút/lần, mỗi ngày thực hiện 3 lần.
  • Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ghèn mắt quá nhiều, màu vàng đậm hoặc màu xanh lá cây, kèm với những triệu chứng nhiễm trùng như đau mắt, sưng tấy thì mẹ cần khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để được bác sĩ thăm khám gấp.

Điều 4: Cách hạn chế trẻ sơ sinh bị ghèn

  • Hãy che chắn cho bé cẩn thận, tránh để bụi bay vào mắt bé khi ra ngoài đường.
  • Vệ sinh khăn lau mắt cho bé sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
  • Khi trẻ còn bú sữa mẹ, khẩu phần ăn của mẹ mỗi ngày phải có nhiều Vitamin A, rau xanh, hẹn chế thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn để giúp sữa được đảm bảo chất lượng, không khiến trẻ bị nóng trong người. Nếu bé đã ăn dặm, mẹ cũng nên có những lưu ý tương tự khi nấu thức ăn cho trẻ, tăng cường dưỡng chất tươi mát, giúp bé hạn chế bị ghèn.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ 4 điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị ghèn mắt, hy vọng đã giúp ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ