Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Thức Đêm Phải Làm Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Thức Đêm Phải Làm Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 12, 2021

Bé ngủ ngày vào ban ngày nhưng lại thức đêm, hay cáu gắt, khuấy khuya là một trong những trăn trở của nhiều bà mẹ có trẻ nhỏ, đặc biệt là con đầu lòng. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. 

Thời gian ngủ bình thường của trẻ

Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Các bậc phụ huynh cần nắm rõ thời gian ngủ bình thường của trẻ là như thế nào?

Tuổi Tổng số giờ ngủ Tổng số giờ ngủ vào ban đêm Tổng số giờ ngủ ban ngày
Bé dưới một tháng 16 tiếng 8 đến 9 tiếng 8 tiếng
1 tháng 15,5 tiếng 8 đến 9 tiếng 7 tiếng
3 tháng 15 tiếng 9 đến 10 tiếng 4 đến 5 tiếng
6 tháng 14 tiếng 10 tiếng 4 tiếng
9 tháng 14 tiếng 11 tiếng 3 tiếng
1 năm 14 tiếng 11 tiếng 3 tiếng
1,5 năm 13,5 tiếng 11 tiếng 2,5 tiếng
2 năm 13 tiếng 11 tiếng 2 tiếng

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Để có câu trả lời trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Mẹ cần tìm hiểu trẻ thức đêm ngủ ngày có sao không? Cũng như là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao
Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Trẻ thức đêm ngủ ngày có sao không?

Giấc ngủ, đặc biệt ban đêm đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bé tạo ra nhiều các hormone tăng trưởng.

Ngoài ra, khi bé ngủ, các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, tự chữa lành các tổn thương và hỗ trợ cho não, các bộ phận trong cơ thể phát triển hoàn thiện hơn. Chính vì thế, bé thức đêm ngủ ngày sẽ làm gián đoạn quá trình này, từ đó dẫn đến nguy cơ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao.

Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ thức khuya ngủ ngày

Trong quá trình công tác tại khoa Nhi, Đa khoa Phương Nam đã gặp không ít phụ huynh băn khoăn “Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?” Sau khi lắng nghe, đội ngũ bác sĩ chúng tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân, thăm khám và tư vấn chi tiết để các mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

Vậy điều đầu tiên khi bạn gặp trường hợp bé ngủ đêm ít ngày nhiều thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân thì mới có giải pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là từng trường hợp cụ thể và cách khắc phục thường gặp, bạn có thể tham khảo:

Bé không biết ngày hay đêm:

Một số trẻ ngủ theo lịch trình đảo ngược ngày và đêm. Nghĩa là con bạn ngủ ngon vào ban ngày, nhưng thức giấc vào ban đêm. Nguyên nhân là do bé chưa phân biệt được ngày hoặc đêm.

Cách khắc phục: 

Giữ cho bé tỉnh táo sau khi ăn: Điều này sẽ giúp bé tăng nhu cầu ngủ sau đó. Một số chuyên gia khuyên mẹ nên chơi với con 10 đến 15 phút sau khi bú thay vì để con ngủ.

Cho bé ra ngoài trời nắng: Ánh sáng tự nhiên giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học của bé sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Mẹ nên đặt nôi hoặc giường ngủ gần cửa sổ có ánh sáng ổn định để giúp bé cải thiện tình trạng này.

Tránh các hoạt động gây buồn ngủ vào ban ngày: Bạn không nên kháng lại nhu cầu ngủ của bé. Nhưng mẹ nên chơi với bé trong khoảng thời gian bé thức để bé được tỉnh táo, điều này có thể thay đổi thói quen ngủ ngày của bé.

Tránh để đèn ngủ quá sáng hoặc tắt đèn vào ban đêm: Để bé không nhầm tưởng đêm là ngày, ở bất cứ khu vực chỗ ngủ của em bé mẹ cần tránh để đèn ngủ quá sáng hoặc tắt đèn vào ban đêm. Tương tự như vậy đối với các âm thanh và chuyển động, mẹ cần tạo cho bé không gian im lặng để bé đi sâu vào giấc ngủ.

Cân nhắc quấn khăn quanh người cho bé vào ban đêm: Để tay và chân không cọ quậy để tránh tình trạng bé bị đánh thức. Mẹ cũng nên thử đặt bé ngủ trong một chiếc cũi nhỏ để con cảm thấy ấm cúng và an toàn.

tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao
Trẻ thức đêm ngủ ngày do không biệt được ngày hay đêm

Bé đói:

Khi bạn băn khoăn “trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao” thì có một lý do khá đơn giản nhưng lại cực kỳ phổ biến là bé đang đói. Trẻ sơ sinh không ăn một lúc nhiều trong một lần bú. Ngoài ra, sữa mẹ cũng được tiêu hóa rất nhanh chóng.

Cách khắc phục: 

Nếu trẻ thức giấc vào ban đêm kèm theo quấy khóc mẹ có thể cho bé bú. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt bé không ngủ vào ban đêm là do đói hay là thói quen.

Bé không khỏe:

Một số trường hợp bé không khỏe là do em bé đang mọc răng, cảm lạnh, táo bón hoặc đầy hơi.

Cách khắc phục: 

Nếu trẻ đang bị đầy hơi, bạn có thể xoa bóp vùng bụng cho em bé để giải tỏa khí.

Bé cần sự gần gũi của Mẹ:

Một số em bé không thể tách rời mẹ dù là trong lúc ngủ. Bé muốn biết mẹ đang làm gì, có đang ở bên bé không, bé muốn chơi với mẹ.

Cách khắc phục: 

Ban ngày mẹ nên chơi và gần gũi với con nhiều hơn để con luôn cảm thấy được yêu thương.

Bé bị dị ứng với sữa mẹ:

Việc trẻ thức dậy vào ban đêm thường cũng là biểu hiện cho các bà mẹ biết có vấn đề bất thường bên trong chế độ ăn hằng ngày không phù hợp với dạ dày của trẻ.

Cách khắc phục: 

Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.

tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao
Bé bị dị ứng với sữa mẹ là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vào ban đêm

Bé hoạt động quá nhiều vào ban ngày

Nếu một ngày bé hoạt động quá nhiều đặc biệt là trước giờ ngủ thì có nhiều khả năng bé khó đi giấc ngủ do sự hưng phấn của thần kinh vẫn còn kéo dài.

Cách khắc phục: 

Trước giờ ngủ khoảng 30 phút mẹ nên chọn cho bé những hoạt động như nghe nhạc nhẹ, hát ru con,… Tránh chọc hay làm trò cho bé cười,…

Mẹo nhỏ tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ hiệu quả

Sau khi tìm hiểu trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Các mẹ có thể cân nhắc để tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ sau:

1. Tạo một thói quen trước khi ngủ cho bé

Để bé có thể ngủ đúng giờ, mẹ nên chọn một hành động nhẹ nhàng, êm ái trước thời gian ngủ cho bé như đọc sách, kể chuyện, nghe nhạc, hát ru,… Điều này nếu được lập đi lập lại sẽ hình thành nơi bé một thói quen, trẻ sẽ tức khắc nhận ra đã đến giờ đi ngủ.

tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao
Tạo một thói quen trước khi ngủ cho bé để bé ngủ đúng giờ

2. Chú ý hơn về bữa ăn tối

Bữa ăn tối rất quan trọng bởi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu bé nạp quá nhiều hay quá ít cũng đều tác động đến dạ dày gây cho bé khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các loại nước uống và thức ăn có chứa chất cồn, caffeine, nước có ga để sữa cho bé bú đảm bảo được an toàn.

3. Cho trẻ ngủ đúng giờ

Bên cạnh việc hình thành các thói quen trước khi ngủ, mẹ nên lưu ý về việc cho trẻ lên giường và ngủ đúng giờ. Bởi nếu giờ giấc bị đảo ngược, mỗi ngày một giờ trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm, khó có thể đi vào giấc ngủ.

4. Tạo không gian ngủ cho bé

Tiếng động, ánh sáng gắt, trời oi bức là ba nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Chính vì thế, mẹ nên chọn cho trẻ không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh để bé có thể tập được thói quen ngủ đúng giờ.

5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Ngoài vấn đề về ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ phòng không thích hợp cũng khiến trẻ khó ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh để con cảm thấy khó chịu khi ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

6. Không la hoặc đánh đập trẻ

Khi thấy trẻ ngủ ngày nhưng thức đêm thường xuyên, nhiều chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà thiếu kiên nhẫn quát nạt, thậm chí là đánh đập trẻ. Tuy nhiên, dù mẹ có răn đe như thế nào thì không thể cải thiện được vấn đề này, đôi khi còn gây cho trẻ áp lực về tinh thần. Chính vì thế, khi gặp phải vấn đề này, mẹ cần nhẹ nhàng, dỗ dành, xoa bóp cho bé dễ chịu, bé sẽ tự đi vào giấc ngủ.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Xin vui lòng liên hệ qua hệ thống Hotline 1900 633698, các chuyên gia tại Đa khoa Phương Nam sẵn sàng phục vụ bạn. 

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ