5 Mẹo Chữa Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà Hiệu Quả

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > 5 Mẹo Chữa Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà Hiệu Quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 3, 2021

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da dị ứng là tình trạng thường gặp. Bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng mãn tính, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp các bậc phụ huynh có thể kiểm soát bằng các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà mà Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ trong bài viết sau.

Tìm hiểu chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trước khi biết mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần nắm rõ căn bệnh này bao gồm: Chàm sữa là gì? Biểu hiện của chàm sữa ra sao? Và nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh chàm là một thuật ngữ chung để mô tả một số tình trạng rối loạn da mãn tính: Bao gồm viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, eczema dyshidrotic, viêm da tiết bã. Trong đó, viêm da dị ứng hay còn được gọi là chàm sữa thường phát triển ở trẻ trong tháng đầu tiên khi sinh ra.

Đây là một tình trạng bệnh lý mãn tính, tuy nhiên bằng cách thực hiện các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể kiểm soát một cách dễ dàng.

meo-chua-cham-sua-o-tre-so-sinh
Bệnh chàm sữa thường phát triển ở trẻ trong tháng đầu tiên

Biểu hiện của chàm sữa

Bệnh chàm sữa thường phát triển trên vùng da ở mặt, các nếp gấp cổ, khớp khuỷu tay và mặt sau của đầu gối. Thông thường, bệnh chàm sữa có những biểu hiện sau:

  • Phát ban, da khô và đóng vảy, vùng da bị tổn thương có thể chảy nước hoặc dịch.
  • Đỏ và sưng.
  • Sạm da trên mí và quanh mắt.
  • Có những thay đổi ở vùng da quanh miệng, mắt hoặc tai.
  • Gây ngứa và có thể xáo trộn, khó chịu đến giấc ngủ của bé.

Nguyên nhân gây chàm sữa là gì?

Có nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh chàm sữa, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã từng có người bị rối loạn da mãn tính, sốt mùa hè hoặc hen suyễn con bạn có nhiều khả năng mắc phải bệnh lý này.
  • Rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch: Các nghiên cứu cho rằng bệnh chàm là kết quả của sự rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ và khả năng giữ ẩm của da.
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất: Các sản phẩm có mùi thơm như bột giặt, nước hoa và chất làm mát không khí, đặc biệt là những sản phẩm có chứa cồn có thể gây kích ứng da của bé, từ đó phát triển thành chàm sữa.
  • Dị ứng với sữa: Nếu đang trong quá trình cho con bú, mẹ ăn các loại thức ăn có tính dễ kích ứng (như đậu phộng, đậu nành và trứng, cá ngừ,… ) thì đây cũng là nguyên nhân làm cho bé bị chàm sữa.

Bên cạnh đó, bệnh chàm sữa ở trẻ em còn do một số lý do như: 

  • Lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc.
  • Quần áo bằng len hoặc sợi tổng hợp.
  • Khói thuốc lá.
  • Thời tiết khô, ít ẩm.
  • Nhiễm trùng da.
  • Đổ mồ hôi.
  • Căng thẳng.
  • Ngoài ra, nước dãi có thể gây kích ứng má, cằm và cổ của em bé.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà

meo-chua-cham-sua-o-tre-so-sinh
Dầu dừa cũng là một trong các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để có thể hỗ trợ điều trị bệnh, dưới đây là 5 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà mẹ nên biết, cụ thể:

Dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa các axit béo có thể bổ sung độ ẩm cho da, giúp ngăn ngừa tình trạng khô da và chàm.

Ngoài ra, dầu dừa nguyên chất có thể bảo vệ da bằng cách giúp chống viêm do bệnh chàm.

Cách sử dụng

Thoa dầu dừa nguyên chất lên da sau khi đã vệ sinh vùng da một cách kỹ lưỡng. Áp dụng phương pháp này khoảng 2 đến 3 lần trong ngày.

Giấm táo

Giấm táo là phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho nhiều tình trạng, bao gồm cả các rối loạn về da. Thoa giấm táo pha loãng có thể giúp cân bằng nồng độ axit của da, nhưng giấm có thể gây bỏng nếu không được sử dụng đúng cách. Vì thế, mẹ nên lưu ý trước khi thực hiện phương pháp này cho bé.

Cách sử dụng

Trộn 1 cốc nước ấm với 1 thìa giấm, thấm dung dịch vào bông hoặc gạc, sau đó thoa lên khu vực này trong 3 giờ khoảng 1 lần một ngày.

Gel nha đam

Gel nha đam là một trong các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà. Loại cây này được xem như một loại thảo dược có thể giúp khắc phục được một số tình trạng bệnh và làm dịu vết chàm bởi đặc tính: Kháng khuẩn, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm lành vết thương,…

Tác dụng kháng khuẩn và vi trùng của gel nha dam có thể ngăn ngừa da khỏi bị nhiễm trùng, khô và nứt nẻ. Đặc tính chữa lành vết thương của lô hội có thể làm dịu vùng da bị tổn thương và thúc đẩy quá trình chữa lành của bệnh chàm.

Cách sử dụng

Mẹ có thể thoa một lượng nhỏ gel để kiểm tra độ nhạy cảm của sản phẩm này đối với da. Đôi khi lô hội có thể gây bỏng hoặc châm chích. Tuy nhiên, gel nha đam an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ em. Nếu phù hợp, bạn có thể thoa lên vùng da bị tổn thương cho bé khoảng 2 – 3 lần một ngày.

Mật ong

Mật ong là một chất kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên đã được chứng minh trong nhiều thập kỷ. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Sản phẩm này rất hữu ích để điều trị nhiều tình trạng da, bao gồm bệnh chàm sữa bằng cách giữ ẩm và đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Cách sử dụng

Mẹ dùng bông gòn thấm mật ong sau đó chấm lên vùng da bị chàm khoảng 2 lần một ngày.

Dầu cây trà

Dầu cây trà là một trong các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Loại dầu này có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương. Loại tinh dầu này cũng giúp giảm khô và ngứa da, ngăn ngừa nhiễm trùng do bệnh chàm.

Cách sử dụng: 

Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng để bôi trên da. Mẹ cũng có thể pha dầu trà với dầu hạnh nhân hoặc ô liu khoảng 2 lần một ngày sau khi đã vệ sinh vùng da đã bị tổn thương.

Tuy nhiên, da của bé đặc biệt rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, vì thế mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp này.

Những lưu ý khi khi bé bị chàm sữa 

meo-chua-cham-sua-o-tre-so-sinh
Để tránh tình trạng chàm mẹ nên thường xuyên dưỡng ẩm cho da cho em bé

Sau khi tìm hiểu 5 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà, thì các bật phụ huynh những lưu ý các điểm sau:

  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da cho em bé ngày sau khi tắm bằng các sản phẩm được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cho bé mặc quần áo cotton mềm mại.
  • Cắt móng tay thường xuyên để bé tránh gãi, gây tổn thương da, viêm và nhiễm trùng thêm.
  • Tạo cho bé không gian khô thoáng, mát mẻ để tránh tình trạng đổ mồ hôi ở vùng da bị tổn thương.

Bên cạnh đó, mẹ không nên làm những việc sau khi bé bị chàm sữa: 

  • Tránh cho bé tắm nước nóng quá lâu, thay vào đó nên dùng nước mát hoặc âm ấm. Khi tắm không được chà xát da bé quá nhiều bằng khăn thô, xơ mướp hoặc khăn tắm.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm.
  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không để trẻ gần với các loại thú cưng như như mèo, chó,…
  • Áp dụng cho trẻ các loại thuốc dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ hiểu hơn về các mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Nếu còn bất kỳ những băn khoăn nào cần tư vấn từ các chuyên gia y tế, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 633698, Đa khoa Phương Nam sẵn sàng phục vụ bạn. 

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ