Mẹ Cần Lưu Ý Gì Khi Bé Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Mẹ Cần Lưu Ý Gì Khi Bé Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 10, 2021

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là trường hợp thường gặp, nhưng liệu mẹ có biết rõ nguyên nhân, cách chăm sóc như thế nào cho hợp lý không? Hãy để Đa khoa Phương Nam giúp bạn giải đáp nhé!

Nguyên nhân bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

Bị rôm sảy

Rôm sảy xảy ra khi trẻ bị ủ quá chặt hoặc cơ thể nóng, khiến tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Từ đó, cổ, mặt, lưng, đầu sẽ xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, thường lên từng mảng, tạo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

  • Mẹ cần chọn trang phục thông thoáng, rộng rãi cho bé mặc và dùng nước sạch lau người bé thường xuyên.
  • Trong giai đoạn bé còn bú mẹ, khẩu phần ăn của mẹ nên có nhiều rau xanh, không dùng rượu bia hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
be-so-sinh-bi-noi-man-do-o-mat-1
Rôm sẩy là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Dị ứng

Làn da và cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ bị dị ứng với một số tác nhân như thời tiết thay đổi, phấn hoa, đạm trong sữa bò,… Những nốt đỏ sẽ xuất hiện ở vùng miệng hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Cách thức xử lý:

  • Tránh để bé tiếp xúc với bất kỳ tác nhân gây dị ứng nào.
  • Mẹ không được để bé dùng tay gãi lên vùng bị dị ứng, để tránh làm trầy xước da.
  • Nếu sữa là tác nhân gây dị ứng, mẹ hãy đổi loại sữa khác cho bé.
  • Bổ sung Vitamin cũng là một cách hay giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hết dị ứng.

Hiện tượng lác sữa

Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi rất thường bị lác sữa. Lác sữa là loại bệnh viêm da mãn tính, khiến da mặt trẻ bị nổi mẩn đỏ, khô, bong tróc, nứt nẻ và đau rát.

Cách thức xử lý:

  • Mẹ hãy lau da cho bé cẩn thận bằng dung dịch sát khuẩn hoặc tắm bằng sữa tắm có tính tẩy rửa dịu nhẹ.
  • Khi trẻ còn bú mẹ, trong bữa ăn mẹ cần tránh những thực phẩm như hải sản, bơ đậu phộng,… vì rất dễ gây ngứa.
  • Dùng thuốc bôi để giúp da bé giảm nứt nẻ, khô da nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
be-so-sinh-bi-noi-man-do-o-mat-4
Trẻ sơ sinh bị lác sữa

Do mụn sữa

Mụn sữa là những nốt đỏ có đầu mủ li ti màu vàng hoặc trắng, phân bổ ở vùng mắt, mũi, cổ, tay chân, lưng hay toàn bộ khuôn mặt. Ước tính khoảng 40 đến 50% trẻ sơ sinh sẽ bị mụn sữa. Khi thời tiết thay đổi, tuyến bã nhờn đang học cách bài tiết khiến trẻ dễ bị mụn sữa. Thông thường sau khoảng vài tuần đến 3 tháng, tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng.

Cách thức xử lý:

  • Mẹ cần giữ cho bé luôn thoáng mát, thay quần áo thường xuyên, vệ sinh thật sạch sẽ mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn cũng đừng chà xát vào vùng da đang bị mụn sữa.
  • Để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn sữa nổi nhiều hơn, mẹ không nên bôi thuốc mỡ hoặc kem lên da mặt bé.
  • Mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám khi mụn sữa không hết sau 3 tháng hoặc ngày càng to ra theo thời gian.

Mụn trứng cá

Khoảng 20% mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện trên má và mũi, ngoài ra còn nổi ở một số vị trí khác như trán, cổ, lưng, đầu. Thông thường, mụn sẽ sưng to, đôi khi có mủ, hiện lên riêng lẻ, cũng như không để lại sẹo và nhanh chóng khỏi sau vài tuần đến vài tháng.

Cách thức xử lý:

  • Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm để lau cho trẻ, không được chà xát vào nốt mụn.
  • Mẹ không nên bôi bất kỳ sản phẩm nào khiến da bé thêm nhờn.
  • Nếu có sử dụng thuốc trị mụn, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Trên đây là những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách thức xử lý. Mẹ hãy đọc thật kỹ trước khi thực hiện nhé.

be-so-sinh-bi-noi-man-do-o-mat-2
Biểu hiện mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ khi bị nổi mẩn đỏ

  • Mẹ phải bảo đảm rằng cơ thể bé luôn sạch sẽ, bằng cách tắm hay lau cho trẻ mỗi ngày.
  • Sau khi trẻ ăn hoặc bú xong, hãy nhớ lau miệng trẻ.
  • Mẹ cần dọn dẹp không gian xung quanh trẻ sao cho thật mát mẻ, khô ráo.
  • Mẹ phải quan sát bé thường xuyên, tránh để bé tự gãi lên vùng da đang bị nổi mẩn đỏ.
  • Ưu tiên cho bé mặc quần áo có chất liệu vải thoáng khí, mềm mại, thiết kế mát mẻ.
  • Sữa tắm dành cho bé phải là loại có tính chất nhẹ nhàng, không tẩy rửa quá mạnh.
  • Mẹ nhớ cho bé uống nước thường xuyên cũng như bổ sung các loại thực phẩm tươi mát như rau xanh, trái cây,… khi bé đang ăn dặm.

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt sẽ nhanh hồi phục nếu mẹ có cách chăm sóc thật khoa học, hãy tham khảo và áp dụng chính xác nhé.

be-so-sinh-bi-noi-man-do-o-mat-3
Mẹ nên cho bé uống nước thường xuyên

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đến bác sĩ

Thông thường, việc bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt không phải là vấn đề đáng quan ngại và rất nhanh tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện thêm những dấu hiệu dưới đây, hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị hợp lý:

  • Chất lỏng bên trong vết mẩn đỏ hoặc các nốt có màu trắng đục hay vàng chính là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Bé bị sốt, ho, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn.
  • Nốt đỏ có màu đỏ tía hay tím và ngày một dày đặc hơn.

Mong rằng qua bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ