Top 8 Cách Chữa Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Tại Nhà

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Top 8 Cách Chữa Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Tại Nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 5, 2021

Top 3 Cách Diệt Chấy Bằng Muối An Toàn, Hiệu Quả, Nhanh Chóng

Trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm do cha mẹ thường cho trẻ đeo tã nhiều. Khiến các nếp gấp ở chân, vùng bẹn hay mông bị bí hơi, dẫn đến hăm đỏ. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, mẹ có thể áp dụng ngay 8 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, an toàn được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Top 8 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Tình trạng hăm ở trẻ nếu không sớm khắc phục sẽ khiến trẻ khó chịu, gây đau, ngứa… Vì vậy, các mẹ thường cảm thấy lo lắng nhiều khi trẻ bị hăm và luôn muốn tìm cách cải thiện nhanh chóng, an toàn, giúp trẻ thoải mái hơn.

Nhiều mẹ còn lo lắng đến mức đưa trẻ đi khám bác sĩ, tuy nhiên, thực tế, tình trạng này hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà với 8 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn dưới đây:

1. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa nhiều vitamin C, vitamin B1 cũng như các chất kháng sinh tự nhiên, không những có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm mà còn giúp dưỡng ẩm, phục hồi, giảm nhanh các triệu chứng hăm tã cho trẻ.

Đối với cách này, mẹ có thể tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không, sau đó ngâm trong nước muỗi từ 5 – 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bước 2: Đem lá trầu không đun với 500ml nước sạch trong khoảng 10 phút, sau đó để ấm.
  • Bước 3: Dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không và lau nhẹ lên các vùng da bị hăm của trẻ.

Kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày thì sau khoảng 3 – 5 ngày, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn sẽ cải thiện hiệu quả.

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng hăm tã cho trẻ rất hiệu quả.

2. Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo, axit lauric và vitamin E, vừa có khả năng kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn gây hăm vừa giúp dưỡng ẩm da, hạn chế hiện tượng hăm tã hiệu quả.

Khi trị hăm bằng dầu dừa, mẹ có thể tiến hành theo quy trình sau:

  • Bước 1: Mẹ hãy vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ bằng nước ấm.
  • Bước 2: Dùng khăn lau khô vùng da bị hăm.
  • Bước 3: Thoa dầu dừa lên vùng da hăm và massage nhẹ nhàng.

Mẹ cần tiến hành 2 lần 1 ngày và chỉ sử dụng dầu dừa có nguồn gốc rõ ràng.

Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa giúp ngăn vi khuẩn gây hăm vừa giúp dưỡng ẩm da.

3. Trị hăm cho bé bằng nước chè

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà mẹ có thể áp dụng đó là trị hăm bằng nước chè. Bởi chè xanh chứa thành phần polyphenol, tanin cùng nhiều vitamin B1, B2, C… vừa giúp nuôi dưỡng da, vừa làm sạch những vùng da bị tổn thương, từ đó hạn chế hiện tượng hăm tã hiệu quả.

Để khắc phục hăm tã bằng trà xanh, cha mẹ có thể tiến hành theo 3 bước như sau:

  • Bước 1: Nước chè sau khi nấu xong thì để nguội.
  • Bước 2: Đem nước chè pha với 1 ít muối.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm thấm nước trà rồi lau lên vùng da hăm hoặc có thể sử dụng để tắm cho trẻ.

Cách này nên tiến hành 1 lần/ ngày và tránh sử dụng lên vết thương hở.

Trị hăm cho bé bằng nước chè
Tắm cho trẻ bằng nước chè có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng hăm da.

4. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có rất nhiều kháng thể có lợi, có tác dụng ngăn ngừa nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm hay hăm da. Đặc biệt, vitamin trong sữa mẹ giúp tái tạo, dưỡng ẩm da bé vô cùng tốt.

Đối với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch những vùng da bị hăm của trẻ, rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 2: Lấy sữa mẹ thoa lên vùng hăm rồi thoa nhẹ khoảng 3 – 7 phút.
  • Bước 3: Để sữa mẹ khô tự nhiên sau đó mới mặc tã cho bé.

Mẹ cần thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày và phải tiến hành mỗi ngày trong vòng 1 tuần mới đảm bảo hiệu quả.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có rất nhiều kháng thể có lợi, có tác dụng ngăn ngừa nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm hay hăm da.

5. Cách trị hăm tả tại nhà bằng lá khế

Lá khế có tác dụng giảm sưng, sát khuẩn, tiêu viêm, do đó, nó rất hiệu quả để chữa trị hăm cho trẻ. Cụ thể, bạn có thể thực hiện cách trị hăm này theo quy trình sau:

  • Bước 1: Ngâm lá khế với nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi.
  • Bước 2: Giã nát lá khế và đun cùng với 1,5 l nước.
  • Bước 3: Cho vào khoảng ¼ muỗng muối, khuấy đều sau đó chắt lấy nước.
  • Bước 4: Dùng nước này rửa sạch những vùng da bị hăm cho trẻ.

Tiến hành khoảng 2 – 3 lần/ ngày và thực hiện liên tục khoảng 5 – 7 ngày mẹ sẽ thấy tình trạng hăm của bé được khắc phục hiệu quả.

Cách trị hăm tả tại nhà bằng lá khế
Lá khế có tác dụng giảm sưng, sát khuẩn, tiêu viêm, do đó, nó rất hiệu quả để chữa trị hăm cho trẻ.

6. Trị hăm tã bằng dầu tràm

Dầu tràm có tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa viêm nhiễm, có tác dụng làm dịu vết hăm. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm để cải thiện tình trạng hăm tã của bé.

Lúc này, phụ huynh nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da bị hăm cho trẻ bằng nước ấm, sau đó lau khô.
  • Bước 2: Thoa dung dịch dầu tràm lên vùng da bị hăm của trẻ.

Với cách này, mẹ cần tiến hành liên tục cho đến khi trẻ hết hăm và nên thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/ngày.

7. Sử dụng lô hội trị hăm

Với đặc tính chống viêm, lô hội có hiệu quả rất tốt trong điều trị hăm tã cho bé.

Đối với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Cắt lấy 1 nhành lá lô hội, sau đó rửa sạch.
  • Bước 2: Sử dụng lá lô hội bôi lên vùng da bị hăm của trẻ.
  • Bước 3: Để khô tự nhiên khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm sạch.

Thực hiện mỗi ngày và liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng lô hội trị hăm
Sử dụng lô hội trị hăm sẽ giúp trẻ nhanh chóng hết hăm an toàn.

8. Cách chữa hăm cho bé bằng khổ qua

Khổ qua chứa nhiều vitamin B, C và các chất khác như glocozit, protein… có khả năng làm sạch, kháng khuẩn, cải thiện hăm tã ở trẻ nhanh chóng, an toàn.

Với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngâm khổ qua trong nước muối khoảng 5 phút, rồi sau đó bỏ hạt, cắt mỏng.
  • Bước 2: Đun sôi khổ qua với 2l nước, sau đó để nguội và chắt lấy nước.
  • Bước 3: Dùng nước khổ qua lau lên những vùng da tổn thương do hăm cho bé.

Tiến hành 1 ngày 1 lần và tránh dùng nước khổ qua ở những vùng da có vết thương hở, sưng tấy.

Cách chữa hăm cho bé bằng khổ qua
Cách chữa hăm cho bé bằng khổ qua đạt được hiệu quả rất cao.

Lưu ý để chăm sóc bé bị hăm tại nhà nhanh khỏi

Để chăm sóc bé bị hăm tại nhà nhanh khỏi thì bên cạnh cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Hãy vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô cho trẻ trước khi mặc quần áo hay tã.

Nếu tình trạng trẻ bị hăm nhiều, cha mẹ nên dừng việc mặc tã cho trẻ trong khoảng 3 – 5 ngày, để giúp vùng da bị hăm được thông thoáng, dễ phục hồi hơn.

Khi sử dụng tã nên thay thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn gây hại lên các vùng da còn non của bé.

Tránh dùng khăn ướt, khăn thơm lau lên những vùng da bị hăm trong quá trình áp dụng những cách trị hăm, bởi nó rất dễ gây kích ứng da.

Hạn chế dùng phấn rôm và nên massage nhẹ nhàng khi trẻ bị hăm.

Đặc biệt, không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc bôi da nào mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý để chăm sóc bé bị hăm tại nhà nhanh khỏi
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc bôi da mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh sẽ hữu ích với bạn. Vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để được giải đáp tận tình hơn nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người