Bé Bú Đêm Nhiều Phải Làm Sao? – Giải Đáp Chi Tiết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng > Bé Bú Đêm Nhiều Phải Làm Sao? – Giải Đáp Chi Tiết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 2, 2021

Bú đêm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé, tuy nhiên, trường hợp bé bú đêm nhiều thì đôi khi sẽ khiến mẹ bị đuối sức, do phải thức dậy thường xuyên hơn để cho bé bú sữa. Vậy bé bú đêm nhiều phải làm sao? Làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Tìm hiểu về thói quen ngủ đêm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường có thói quen bú đêm, đặc biệt là trong 2 tháng đầu đời. Lý do trẻ hay thức dậy bú đêm có thể là do ban ngày trẻ ngủ quá nhiều, không bú mẹ thường xuyên, dẫn đến ban đêm trẻ bị đói nên sẽ thức dậy để bú đêm nhiều hoặc trẻ không bú đủ và khung thời gian thức dậy của trẻ rơi vào giữa đêm.

Bú đêm được xem là tình trạng bình thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời.

  • Thường thì từ khi mới sinh cho đến 2 tháng tuổi, trẻ sẽ cần bú đêm từ 2 – 3 lần
  • Từ 2 – 4 tháng tuổi thì trẻ cần bú khoảng 1 – 2 lần mỗi đêm.
  • Từ 4 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ ít bú đêm hẳn, thậm chí là ngủ thẳng từ đêm đến sáng.

Đây là giai đoạn phát triển của trẻ, nên mẹ hãy cố gắng cho trẻ bú đêm nhé, như vậy trẻ mới có thể tăng trưởng và ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi nhưng vẫn bú đêm 1 – 3 lần, vậy thì lúc này mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ. Vì lúc này, ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ còn bước vào thời kỳ ăn dặm, nên việc trẻ bú đêm nhiều sẽ không bình thường. Hơn nữa, bú đêm nhiều vào giai đoạn này sẽ khiến cả mẹ và trẻ bị mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến việc hồi sức sức khỏe lẫn sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý để có biện pháp xử lý hiệu quả, tránh để kéo dài, gây tác động xấu đến cả hai mẹ con.

thói quen ngủ đêm ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có thói quen bú đêm, đặc biệt là trong 2 tháng đầu đời.

Lợi ích khi bé bú đêm

Thực tế thì trong mấy tháng đầu sơ sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề bé bú đêm nhiều phải làm sao, bởi đây là giai đoạn bé đang tăng trưởng và hoàn thiện dần dần các cơ quan cơ thể. Đặc biệt, lúc này bú đêm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Trẻ bú sữa đều đặn cả ngày, sẽ giúp cơ thể người mẹ tạo ra thêm nhiều sữa, tránh tình trạng bị tắc sữa.
  • Trẻ bú đêm sẽ giúp cơ thể mẹ điều tiết tốt lượng sữa tiết ra mỗi ngày, giúp trẻ không bị thiếu sữa khi cần bú. (
  • Lượng sữa mà bé bú vào ban đêm có ý nghĩa quan trọng, giúp hỗ trợ tốt cho sự phát triển, tăng trưởng của bé.
  • Bú đêm giúp bổ sung đầy đủ lượng sữa mà ban ngày đã bị thiếu hụt do trẻ ngủ hay bỏ bú, tránh việc trẻ bị đói hay quấy khóc.
  • Mặc dù giai đoạn bé bú đêm sẽ khiến mẹ rất vất vả, nhưng hãy cố gắng vì sự phát triển toàn diện của bé nhé!
Bé bú đêm nhiều phải làm sao
Bé bú đêm trong những tháng đầu đời sẽ giúp bé nhanh phát triển hơn.

Hậu quả khôn lường khi bé bú đêm khi đã được 6 tháng tuổi

Trường hợp bé đã ở giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi trở đi nhưng vẫn giữ thói quen bú đêm liên tục, vậy thì mẹ cần hết sức lưu ý, bởi vì nếu để tình trạng này kéo dài mà không khắc phục sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều hậu quả khôn lường như:

  • Trẻ bú đêm nhiều, khiến cả mẹ và bé chỉ ngủ được từ 3 – 4 tiếng mỗi đêm, việc này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn làm chậm quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.
  • Cho trẻ bú đêm, nếu mẹ không cẩn thận, rất dễ xảy ra tình trạng trẻ bị ngột thở hay mẹ đè lên người bé, gây nguy hiểm.
  • Bé bú đêm nhiều sau tháng thứ 6 sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn dặm, làm giảm khả năng ăn của bé, nên không tốt cho việc hấp thu.
  • Nếu trẻ bú đêm nhiều, đồng nghĩa với việc dạ dày của trẻ phải làm việc liên tục vào ban đêm và điều này đôi khi sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng.
Hậu quả khôn lường khi bé bú đêm khi đã được 6 tháng tuổi
Trẻ bú đêm quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến mẹ và quá trình phát triển của trẻ.

Vậy bé bú đêm nhiều phải làm sao?

Bú đêm mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé, vậy trường hợp bé bú đêm nhiều phải làm sao hay làm thế nào để khắc phục thói quen này của trẻ khi trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm?

Trên thực tế, nếu trẻ đang ở trong giai đoạn bú đêm thì mẹ vẫn nên duy trì thói quen bú đêm cho trẻ, ít nhất đến 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trường hợp trẻ thức dậy bú đêm quá nhiều hoặc trẻ đã trên 6 tháng vẫn không bỏ được việc bú đêm thì mẹ nên:

  • Dãn dần thời gian giữa các lần bú của bé. Có nghĩa là thay vì cứ 1 tiếng cho bú một lần như trước, mẹ có thể kéo dài khoảng cách này ra thành 1,5 – 2 tiếng mới cho bú. Nếu trẻ khóc thì có thể cho trẻ dùng núm vú giả và lần bú cuối trước khi ngủ nên là vào lúc 9 – 11h tối để trẻ có thể ngủ ngon suốt đêm.
  • Khi trẻ buồn ngủ, nên đặt trẻ vào nôi hoặc trên giường để trẻ tự chìm dần vào giấc ngủ, hạn chế tình trạng để trẻ ngủ say trong lúc bú hay ngay trong lòng mẹ. Nếu không trẻ sẽ hình thành thói quen phải bú mới ngủ được và tỉnh dậy là tìm vú mẹ ngay, khiến trẻ bú đêm nhiều hơn.
  • Khi cho trẻ bú đêm, đừng bật đèn quá sáng, hãy cho trẻ bú trong ánh đèn mờ để trẻ dễ ngủ lại hơn. Việc này có thể hạn chế việc bé thức đêm bú mẹ.
  • Hạn chế cho trẻ ngủ ngày quá nhiều, bởi trẻ ngủ ngày thức đêm sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi.
  • Mẹ không nên thay tã vào ban đêm và hãy giảm dần lượng sữa cho trẻ bú vào ban đêm để trẻ tập quen dần với việc không bú mẹ vào nửa đêm nữa.
Bé bú đêm nhiều phải làm sao?
Bé bú đêm nhiều phải làm sao? – Hãy cho trẻ ngủ nôi thay vì ngủ chung với mẹ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề bé bú đêm nhiều phải làm sao sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp chi tiết hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ