Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 9, 2021
Mục Lục Bài Viết
Vacxin bất hoạt là gì? Vacxin bất hoạt được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy tác nhân, tiếp đến bất hoạt chúng bằng hóa chất và /hoặc nhiệt. Bên cạnh đó, có thể chỉ cần bóc tách từ tác nhân một phần cần thiết (điển hình là vỏ Polysaccharide của phế cầu).
So với vacxin sống, vacxin bất hoạt được đánh giá an toàn hơn. Vì các vi sinh vật hoàn toàn không có khả năng đột biến và gây bệnh trở lại. Vacxin bất hoạt được di chuyển ở dạng khô và không cần bảo quản lạnh.
Vacxin bất hoạt gồm vacxin dưới dạng đơn vị và vacxin bất hoạt toàn thể. Tùy theo cách phân loại sẽ có thêm vacxin giải độc tố. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại vacxin kể trên, chúng ta hãy cùng xem tiếp bài viết nhé.
Như đã đề cập ở phần trước, các loại vacxin bất hoạt gồm có bất hoạt toàn thể, dưới dạng đơn vị và giải độc tố. Hãy bắt đầu tìm hiểu về từng loại ngay sau đây.
Thông qua cách nuôi cấy tác nhân, sau đó bất hoạt chúng bằng hóa chất và (hoặc) nhiệt, vacxin bất hoạt toàn thể ra đời. Trong một liều sử dụng, cần đảm bảo cung cấp đủ lượng kháng nguyên cần thiết. Vì trong vacxin bất hoạt không có tác nhân sống nên chẳng thể tự nhân lên được. Trong bất kỳ trường hợp nào, loại vacxin này cũng không có khả năng gây bệnh, nên an toàn cho cả người suy giảm miễn dịch.
Luôn cần tiêm liều lặp lại khi sử dụng vacxin bất hoạt toàn diện. Vì sẽ không đáp ứng đủ miễn dịch cần thiết nếu chỉ dùng 1 liều. Loại vacxin này không thể tạo ra miễn dịch tế bào, mà chỉ gây được miễn dịch dịch thể. Điển hình là vacxin thương hàn, bại liệt, ho gà, tả, dịch hạch, cúm, bệnh dại và viêm gan A.
Giống với loại bất hoạt toàn thể, vacxin dưới dạng đơn vị không hề chứa tác nhân gây bệnh còn sống. Điểm khác biệt là để đáp ứng miễn dịch, trong thành phần của vacxin dưới dạng đơn vị chỉ chứa kháng nguyên cần thiết từ tác nhân gây bệnh.
Vì phải xác định chính xác kháng nguyên cần thiết từ rất nhiều đơn vị của tác nhân gây bệnh. Nên quá trình sản xuất vacxin dưới dạng đơn vị cũng phức tạp hơn. Đặc biệt, phần kháng nguyên được chọn phải tạo được đáp ứng miễn dịch hiệu quả.
Tính an toàn của vacxin dưới dạng đơn vị được đánh giá cao, ngay cả khi dùng cho người suy giảm miễn dịch. Vì không chứa các tác nhân gây bệnh còn sống.
So với vacxin giảm độc lực, hiệu lực của vacxin dưới dạng đơn vị kém hơn. Do loại vacxin này chỉ đáp ứng miễn dịch tại thời điểm tiêm chủng. Trong tương lai, khả năng đáp ứng miễn dịch chưa chắc chắn được duy trì tốt.
Vacxin dưới dạng đơn vị được phân thành các loại sau:
Hiện nay, vacxin dưới dạng đơn vị gồm có vacxin phế cầu, ho gà, Hib, màng não cầu, HPV, viêm gan B, Zona.
Vacxin giải độc tố được sản xuất từ độc tố của các vi khuẩn. Ví dụ như độc tố của vi khuẩn bạch hầu hay uốn ván.
Trong một vài trường hợp, độc tố do vi khuẩn sản sinh ra chính là nguyên nhân gây bệnh, chứ không phải vi khuẩn trực tiếp thực hiện. Độc tố gây ra các triệu chứng sau khi xâm nhập vào máu. Điển hình như bệnh uốn ván, độc tố thần kinh Tetanospasmin của vi khuẩn gây ra các triệu chứng, chứ không phải do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani).
Những độc tố có bản chất Protein được sử dụng làm kháng nguyên trong quá trình sản xuất vacxin và xử lý thành vô hại. Thường sử dụng hóa chất (như Formalin) khi xử lý. Bên cạnh đó, các phương pháp khác như xử lý nhiệt cũng được áp dụng. Muối Canxi và muối Nhôm được dùng khi sản xuất để giúp độc tố hấp thụ, tăng hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch.
Nhiều phân loại đã xếp vacxin giải độc tố vào nhóm vacxin bất hoạt vì có sự tương đồng về bản chất. Song song đó, để nhấn mạnh thành phần chứa độc tố đã qua xử lý, vacxin độc tố cũng được tách ra nhóm riêng.
Quá trình bảo quản vacxin giải độc tố dễ dàng hơn so với những loại khác (điển hình là vacxin sống giảm độc lực), vì không đòi hỏi điều kiện quá nghiêm ngặt. Vacxin giải độc tố được đánh giá ít nhạy cảm với sự thay đổi của ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, có tính ổn định cao và an toàn cho người dùng.
Hai loại vacxin giải độc tố hiện có là giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu.