Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Nốt phản âm sáng còn được gọi là nốt echo hay nốt sáng, là một trong những dấu hiệu xuất hiện khi siêu âm thai nhi với tỉ lệ lên đến 20 – 30%.
Thông thường, tình trạng siêu âm thai có nốt phản âm sáng sẽ xuất hiện vào quý thứ 2 của thai kỳ và sẽ biến mất khi thai kỳ bước vào quý thứ 3 hoặc sau khi sinh. Kích thước dao động trong khoảng 1 – 4mm. Nhưng vẫn có trường hợp các nốt phản âm sáng không xuất hiện đơn độc, kích thước thì lớn hơn 4mm.
Nốt phản âm sáng có thể dấu hiệu bình thường hoặc bất thường tùy vào tình trạng của từng trẻ.
Thực tế thì cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất hiện nốt phản âm sáng khi siêu âm. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì tác nhân chính gây ra tình trạng này có thể là vì vôi hóa của cơ nhú trong tim, sự dày lên của dây chằng, tim chưa trưởng thành hoặc vùng cơ tim tích tự nhiều canxi hơn những vùng khác.
Thường thì khi nhận kết quả siêu âm thai có nốt phản âm sáng các mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng và hoang mang vì không biết hiện tượng này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì việc xuất hiện nốt phản âm sáng khi siêu âm nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tình trạng của nốt phản âm. Cụ thể như sau:
Nếu nốt phản âm sáng xuất hiện đơn độc khi siêu âm có nghĩa là không ghi nhận dấu hiệu bất thường gì liên quan, đây là nốt phản âm lành tính nên không nguy hiểm và mẹ bầu cũng không cần lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trường hợp ghi nhận các nốt phản âm cùng nhau thì:
Trên thực tế thì hầu hết kết quả siêu âm thai có nốt phản âm sáng đều là lành tính và cũng không làm tăng nguy cơ bất thường ở các nhiễm sắc thể, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, một số trường hợp, để chắc chắn hơn về kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu tiến hành xét nghiệm gen, siêu âm tim thai, chọc dò nước ối hoặc thực hiện các xét nghiệm liên quan để kiểm tra kỹ lưỡng hơn, từ đó đưa ra đánh giá tổng quan về sức khỏe của thai nhi cũng như có biện pháp xử lý hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Do đó, việc mà mẹ bầu cần làm là chăm sóc tốt cho bản thân, lưu ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về lịch khám thai, siêu âm theo lịch.
Ngoài ra, để hiểu hơn về dị tật ở thai nhi, mẹ có thể tham khảo siêu âm di tật thai nhi. Siêu âm sẽ được tiến hành định kỳ, giúp bác sĩ phát hiện vấn đề sức khỏe của trẻ và đưa ra giải pháp thích hợp nhất.