Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 29, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để có cơ sở giải đáp thắc mắc siêu âm thấy nước ối đục nguy hiểm không được rõ nét hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu về nước ối trước nhé.
Nước ối là chất dịch lỏng bao bọc xung quanh thai nhi rất giàu dinh dưỡng, khi em bé nằm trong tử cung của mẹ. Nước ối có khả năng trao đổi chất và tái tạo, xuất hiện từ ngày 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo ra từ ba nguồn gốc màng ối, thai nhi và máu của mẹ bầu.
Da của em bé có khả năng tiết ra nước ối từ giai đoạn sớm của thai kỳ đến tuần 20 – 28. Huyết tương của thai nhi tạo ra nước ối nhờ khả năng thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp từ tuần thai thứ 20. Nước ối cũng được tạo ra khi hệ tiết niệu của em bé bắt đầu hoạt động, nước tiểu sẽ bài tiết vào buồng ối ở tuần thai 16. Nước ối được tạo ra chủ yếu từ nguồn gốc này. Ngoài ra, nước ối còn xuất hiện từ tuần thứ 20 khi thai nhi bắt đầu nuốt nước ối. Nước ối cũng được tái hấp thụ qua dây rốn, màng ối, da của thai nhi.
Nước ối không có mùi, màu trắng trong vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Do chứa nhiều chất gây, nên màu sắc của nước ối sẽ trắng đục dần khi thai nhi lớn hơn. Nước ối sẽ có màu trắng đục như nước vo gạo khi em bé đủ trưởng thành vào tuần thai thứ 38.
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, cụ thể như sau:
Nuôi phôi thai trong suốt thai kỳ vì nước ối là môi trường giàu dưỡng chất. Sau khi bánh rau thành lập, nước ôi giữ vai trò bảo đảm tiến trình phát triển của trẻ nhờ khả năng giữ phần biến dưỡng nước và nhiều chất khác.
Góp phần cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi vì hỗ trợ tạo ra máu và phân su, đồng thời lọc một phần tạo thành nước tiểu cho trẻ. Em bé cần hấp thụ 300 – 500 ml nước ối mỗi ngày từ tuần thai thứ 34 trở lên.
Nước ối bao quanh thai nhi giúp đảm bảo môi trường vô trùng trong bọc ối, hỗ trợ che chở, bảo vệ bé trước những sang chấn, va chạm.
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, nước ối bình chỉnh ngôi thai ở ống sinh dục của mẹ, đồng thời là môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Khi chuyển dạ, nước ối hỗ trợ nong cổ tử cung. Từ đó, giúp quá trình mở cổ tử cung diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời bảo vệ em bé trước các sang chấn của cơn co tử cung.
Nước ối hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn khi chuyển dạ và tạo môi trường vô khuẩn cho thai nhi.
Thai nhi được sinh ra dễ dàng hơn khi vỡ ối, vì đường tình dục của mẹ đã được bôi trơn.
Đối với thai phụ, nước ối cũng giúp giảm bớt cơn đau do trẻ đạp trong quá trình phát triển.
Trong từng giai đoạn của thai kỳ, nước ối sẽ tăng giảm khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Thông thường, chỉ số nước ối của thai nhi theo tuần cụ thể như sau:
Nếu mẹ bầu có quá nhiều nước ối (đa ối) hoặc quá ít (thiếu ối) đều tiềm ẩn nguy cơ xấu cho sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ còn nhận định nước ối bình thường hay không thông qua màu sắc, tùy theo trường hợp cụ thể. Vậy siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không?
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán tình trạng nước ối nhanh chóng và hiệu quả. Dựa và kỹ thuật siêu âm sẽ cho biết chỉ số AFI, từ đó hỗ trợ bác sĩ xác định mức độ nước ối có bình thường hay không. Ngoài ra, thông qua dịch ối không đồng nhất và hình ảnh tăng âm, phương pháp siêu âm có thể phát hiện nước ối đục hay trong, màu sắc như thế nào. Tuy nhiên, vì một số lý do như chất lượng thiết bị máy móc, trình độ chuyên môn của bác sĩ và thời điểm siêu âm,… kết quả chẩn đoán đôi khi cũng sai sót, không thể chính xác 100%.
Siêu âm thấy nước ối đục nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc lớn vào nguyên nhân và các yếu tố tác động. Nếu chất từ gây thai là nguyên nhân khiến nước ối bị đục thì đó là hiện tượng rất bình thường. Vì những chất gây thai là các tế bào từ bộ phận cơ thể thai nhi bong tróc ra (tế bào da chết, niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, tiết niệu…), nên không có bất kỳ nguy hiểm gì.
Thế nhưng, nếu nước ối đục do bị lẫn phân su thiếu Oxy, thì cần xem xét và kiểm tra vấn đề suy thai sớm tại cơ sở y tế uy tín. Vì tình trạng này có thể gây ra triệu chứng sinh non, thai bị chết lưu vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra trước, trong hay sau khi sinh, em bé phải đối mặt với nguy cơ bị ngạt hoặc sặc nước ối. Từ đó, làm đường thở tắt nghẽn khiến trẻ bị suy hô hấp nặng và rối loạn trao đổi khí.
Không những thế, nước ối bị nhiễm phân su sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, bội nhiễm, viêm phổi, nghiêm trọng hơn là thiếu Oxy và xẹp phổi. Thai nhi hít phải phân su càng nhiều thì sức khỏe càng bị đe dọa. Trên đây là đáp án cho thắc mắc siêu âm thấy nước ối đục nguy hiểm không, mong rằng sẽ hữu ích với bạn.
Trong trường hợp siêu âm thấy nước ối đục, thai phụ nên lưu ý những điều sau đây:
Mẹ bầu hãy giữ tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng về sức khỏe thai nhi bị ảnh hưởng do hít phải nước ối đục.
Để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần tuân thủ lịch thăm khám định kỳ do bác sĩ đề ra. Không được chủ quan bỏ qua phác đồ của bác sĩ.
Nhằm giúp chất dinh dưỡng và Oxy lưu thông tốt, thai phụ nên uống nhiều nước. Hãy ngủ đủ giấc và năm nghiêng sang bên trái. Tuyệt đối không cúi thấp người, nằm ngửa,…
Mẹ bầu nên tránh dùng đồ ăn dầu mỡ, uống quá nhiều nước mía hay nước dừa,… Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian làm trong nước ối mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.